* Trần Nam Bình Mỹ thuật Chèo là trong những ánh sắc lung linh của viên ngọc quý – nghệ thuật Chèo. Mang trong mình hơi thở của mỹ thuật truyền thống Việt Nam, lại được điểm tô, vun xới trên mảnh đất màu mỡ của một môn sân khấu dân gian độc đáo, mỹ thuật Chèo ngày càng đơm hoa kết trái, góp phần làm rực rỡ hơn những hương sắc của nền nghệ thuật dân tộc. Mỹ thuật Chèo truyền thống bao gồm nhiều bộ phận: địa điểm trình diễn, nơi diễn trò (sân khấu), trang phục, hóa trang, đạo cụ… Mỗi bộ phận có chức năng riêng nhưng thống nhất ở phương pháp thể hiện. Cũng như tất cả các loại hình sân khấu khác, Chèo là môn nghệ thuật mang tính chất nghe- nhìn. Mỹ thuật chính là một trong những thành phần quan trọng làm nên yếu tố “nhìn”, đóng góp một nửa hiệu quả nghệ thuật cho vở diễn. Tuy có tầm quan trọng như vậy, nhưng dường như trong suy nghĩ của không ít người, mỹ thuật trong Chèo chỉ có vai trò thứ yếu. Do đó, khâu mỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình sáng tạo cũng như đúc kết lý luận cho nghệ thuật Chèo. Về mặt nghiên cứu, trong vòng 50 năm trở lại đây đã có nhiều công trình của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Chèo: Trần Bảng, Hà Văn Cầu, Trần Việt Ngữ, Trần Đình Ngôn, Vũ Khắc Khoan, Tất Thắng, Trần Văn Khê, Hoàng Kiều, Tam Lang, Vũ Đình Trí… Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật Chèo của các tác giả trên tuy có đề cặp đến mỹ thuật Chèo truyền thống nhưng chỉ ở mức độ quy nạp thành tiểu mục, chuyên đề và cũng chỉ giới hạn trong phạm vi một số sách. Vấn đề Mỹ thuật truyền thống cũng được nhắc tới nhiều trong các cuộc hội thảo về nghệ thuật Chèo. Có thể nói đó là những tiếng nói đầy tâm huyết và đáng trân trọng của nhữ nhà hoạt động sân khấu, nhưng tiếc thay mới chỉ ở mức độ ví dụ, gợi ý, còn tản mạng và thiếu tính hệ thống. Với thực trạng như vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống cơ bản, toàn diện về Mỹ thuật Chèo truyền thống đã trở thành một yêu cầu bức thiết. Trở lại tìm hiểu cuội nguồn mỹ thật Chèo truyền thống, nhận thức sâu sắc để từ sáng tạo nên những tác phẩm mới có giá trị, đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghệ thuật Chèo, đó chính là trách nhiệm, là ước vọng của mỗi họa sỹ làm chèo. Cuốn sách Mỹ thuật Chèo truyền thống của NSƯT Nguyễn Dân Quốc là sự kết đọng nhiệt huyết và tri thức của một họa sỹ đã trân trọng, đắm say và gắn bó với Chèo suốt hơn 40 năm làm nghề. Cuốn sách có mục tiêu nghiên cứu bao quát mọi vấn đề về nghệ thuật Chèo truyền thống. Tác giả đã tập trung khảo sát, phát hiện và phân tích từng khâu: hình thức trang trí, trang phục, hóa trang, đạo cụ; vừa phân tích riêng rẽ từng mặt, vừa khái quát trong mối tổng hòa của các thành tố nghệ thuật, phát hiện những cái hay, cái đẹp; đối chiếu so sánh để kế thừa những thẩm mỹ, với thái độ nghiêm túc cầu thị “học xưa vì nay”. Tác giả đã giới thiệu và phân tích một cách khoa học những bộ phận cấu thành của Mỹ thuật Chèo truyền thống với văn phong giản dị, trong sáng, dể hiểu ngay cả với bạn đọc ngoài nghề. Từ không gian trình diễn đến các loại trang phục, đạo cụ, ánh sáng, hóa trang được giới thiệu một cách khá công phu, được minh họa bằng kho hình ảnh tư liệu phong phú. Những phần giới thiệu đó không chỉ có giá trị về mặt tư liệu mà còn cung cấp cho người đọc những hiểu biết lý thú, chính xác về trang phục, đạo cụ trong Chèo truyền thống. Thiết nghĩ, nếu không phải là người yêu Chèo, có nghề Chèo, nhiều thành công trong mỹ thuật Chèo, lại gắn bó cả cuộc đời với Chèo thì dễ chi mà hiểu biết đến như vậy, dễ chi mà đỗ bao nhiêu nhiệt huyết, công phu làm ra một công trình có ý nghĩa như vậy. Có thể nói Mỹ thuật Chèo truyền thống là một cuốn sách hay với bạn đọc nói Cuốn sách Mỹ thuật Chèo truyền thống đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của con người nghệ sỹ đối với sự phát triển của nghệ thuật Chèo truyền thống, phản ảnh một nhân cách, một tình yêu chân chính, trong sáng của người nghệ sỹ đối với sự nghiệp nghệ thuật sân khấu dân tộc. “Chèo không sinh ra ở một thời, không nảy ra ở một người…” Xin mượn lời tiên sinh |
Cập nhật ( 04/04/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com