ĐẾN HÀN SAN TỰ ĐỂ TÌM HIỂU BÀI THƠ PHONG KIỀU DẠ BẠC CỦA TRƯƠNG KẾ * Nguyễn Quảng Tuân Ngôi chùa này được xây dựng từ thời Chùa Hàn San so với các ngôi chùa khác ở Tô Châu hoặc ở Trung Quốc thì không có gì đáng kể về mặt kiến trúc, nhưng lại rất nổi tiếng nhờ có bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế(1). Nguyên văn bài thơ ấy được truyền tụng như sau: Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, và đã được khắc vào bia để ở trong chùa. Bài thơ chỉ có bốn câu gồm 28 chữ nhưng đã gây ra khá nhiều vấn đề tranh luận(2). Câu 1: Có người cho rằng “Ô Đề” là tên núi hoặc tên một thôn, nên câu này phải đọc như sau: Nguyệt / lạc Ô Đề sương mãn thiên và phải hiểu là: “Trăng lặn ở núi Ô Đề (hoặc thôn Ô Đề), trời đầy sương”. “Ô Đề” như vậy không còn là tiếng quạ kêu mà đã trở thành một tên núi, một tên đất vì người ta cho rằng ban đêm không làm gì có tiếng quạ kêu. Nhưng cách hiểu này đã không được các nhà nghiên cứu Đường thi nghe theo, vì các con quạ vẫn có thể bất thường kêu về ban đêm. Trong văn thơ Trung Quốc, Lý Bạch đã có bài Ô dạ đề và Kim Thị trong bài Tự thuật cũng đã có câu: Không phòng dạ dạ văn đề ô. (Đêm đêm nghe thấy quạ kêu ở ngoài phòng vắng) Trong thơ văn Việt “Đó là vào một buổi tối cuối thu Đinh Mão (1927), trăng mờ mờ, từ bến đò An Thái, ven bờ sông Côn trở về nhà, qua một khúc đường vắng, tôi đã nghe thấy một bầy quạ thình lình kêu vừa rùng rợn, vừa lạnh lùng…” Do tiếng kêu ấy mà ông đã liên tưởng đến bến Phong Kiều trong bài thơ của Trương Kế và đã viết: Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng. Như vậy nếu quạ kêu (ô đề) về ban đêm thì cũng là chuyện có thể xảy ra, tuy bất thường(3). Nhưng nếu nói trăng lặn ở núi Ô Đề hay ở thôn Ô Đề thì núi ấy hay thôn ấy phải ở tận phía chân trời, rất xa chỗ thuyền đậu, chứ không thể ở gần ngay bến Phong Kiều được. Do đó cách đọc Nguyệt / lạc Ô Đề sương mãn thiên rõ ràng là không hợp lý nên các quyển Đường thi và Thiên gia thi chú giải không có bản nào đã giảng theo như vậy cả. Câu 2: Câu thứ 2 cũng bị đặt thành vấn đề. Nguyên do vào đời Thanh có Mao Tiên Thư cho rằng: “Ở Tô Châu, đối diện với chùa Hàn San có núi Sầu Miên, nên câu Giang phong ngư hỏa đối sầu miên không thể hiểu là cây phong bên bờ sông và ánh đèn thuyền chài lấp lánh trước mặt khách (tác giả) đã làm cho khách xa nhà nhớ quê không sao ngủ được”. Ý kiến này đã bị Trương Duy Minh, tác giả quyển Hàn San tự(4), bác bỏ vì cho rằng bài thơ có bốn câu, ba câu đã tả cảnh rồi thì câu thứ 2 Giang phong ngư hỏa đối sầu miên phải là câu tả tình mới đúng. Điều này cũng hợp lý. Chính vì lẽ ấy mà tất cả các quyển Đường thi chú giải và Thiên gia thi chú giải đều giảng “ sầu miên là ưu sầu bất khả thành miên”. Chỉ có quyển Hội đồ Thiên gia thi của Chung Bá Kính chú giải(5) đã giảng “sầu miên” là tên núi như Mao Tiên Thư. Chúng tôi xin phiên âm nguyên văn lời chú thích như sau: Giang Phong thị danh, Sầu Miên sơn danh, ngư hỏa thuyền thượng hỏa. Cô Tô thành tức Tô Châu thành, Hàn San tự hữu Phật danh Hàn San, nguyệt lạc ô đề dạ thâm chi thời dã. Tư thời sương lạc mãn thiên. Giang Phong thị chi ngư hỏa điểm điểm dữ, Sầu Miên sơn tương đối như thành ngoại tự chung dạ bán thanh văn vu khách thuyền thi thượng giang trung; dạ cảnh cái như thử” và xin dịch là: “ Giang Phong tên phố chợ, Sầu Miên tên núi, ngư hỏa là ánh đèn trên thuyền chài, Cô Tô thành tức là thành Tô Châu, Hàn San tự có tượng Phật tên là Hàn San, nguyệt lạc ô đề chỉ đêm đã khuya rồi. Lúc ấy sương xuống đầy trời, các ánh đèn chài trước phố chợ Giang Phong lấp lánh đối diện với ngọn núi Sầu Miên mà trong khi ấy ở ngoài thành Tô Châu tiếng chuông chùa Hàn San ngân vọng tới tận thuyền khách đậu bên bến Phong Kiều. Cảnh đêm là như vậy”. Chúng tôi cho rằng Chung Bá Kính cũng chưa có dịp về tới chùa Hàn San nên mới chú thích sai như vậy. Sự thực thì ở bên chùa Hàn San chỉ có con đường phố chợ tên là “Phong Kiều” (nay là đại lộ Phong Kiều) và trong chùa chỉ có điện thờ hai vị sư tên là Hàn San và Thập Đắc (Hàn Thập điện. “Hàn San”(6) không phải là tên một vị Phật và “Sầu Miên” cũng không phải là tên một ngọn núi. Khi chúng tôi về tận chùa Hàn San, đứng ở bến Phong Kiều bên Đại Vận hà nhìn quanh bốn phía thì đều không thấy ngọn núi nào, chỉ thấy “nói” ở tận xa, “xa không nhìn thấy được”, có núi Linh Nham sơn, Thiên Bình sơn, Thiên Địa sơn, Sư Tử sơn, Hoành sơn, Hà sơn… Thế thì Trương Kế, nằm trong khoang thuyền mà có nhìn lên ra ngoài cũng chỉ thấy có những cây phong và những ngọn đèn chài, làm sao có thể đối mặt được với ngọn núi Sầu Miên, một ngọn núi không có thực ở bên bờ sông. Có thể vì tên chùa là Hàn San, có chữ “san” là núi nên người ta cứ nghĩ đến ngôi chùa phải ở bên núi và các họa sĩ người Trung Quốc khi minh họa bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế cũng cứ vẽ có ngọn núi như vậy. Để minh chứng điều sai lầm ấy, chúng ta có thể xem bức ảnh chụp bến Phong Kiều có mấy chiếc thuyền đậu, chiếc cầu dẫn vào cửa Thiết Linh quan và ngọn tháp Phổ Minh ở sau chùa Hàn San. Sự thực đã rõ ràng. Chính vì lẽ ấy mà các quyển Đường thi tam bách thủ và Thiên gia thi đều vẫn giảng câu Giang phong ngư hỏa đối sầu miên là: “Giang biên đích phong thụ hòa ngư thuyền thượng đích đăng quang, chính đối trước ngã giá cá ưu sầu bất đắc thành miên đích nhân” (Cây phong ở trên bến và ánh sáng ngọn đèn trên thuyền đối thẳng vào mặt tôi làm cho tôi ưu sầu không sao ngủ được). Câu 3 và 4: Cô Tô thành ngoại Hàn San tự, Hai câu này cũng gây thắc mắc cho người đọc vì vào lúc nửa đêm làm gì có tiếng chuông chùa. Để giải thích điểm thắc mắc này, ở Việt “Trương Kế một đêm đậu thuyền ở bến Phong Kiều thấy cảnh đẹp đã xúc cảm ngâm: Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, Ngâm xong Trương Kế không tìm được tứ nữa nên cứ trằn trọc mãi không ngủ được. Cũng buổi tối hôm đó, ở ngoài thành Cô Tô, sư cụ chùa Hàn San cũng xúc cảm trăng đẹp đã ngâm rằng: Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung, (Đêm nay đầu tháng trăng mờ, Nhưng rồi sư cụ cũng hết tứ và cũng cứ trằn trọc mãi không sao ngủ được. Chú tiểu hầu bên thấy vậy mới hỏi sư cụ sao đêm nay còn chưa ngủ được. Sư cụ bèn kể lại nỗi khổ tâm của mình thì chú tiểu xin được nối tiếp để hoàn thành bài thơ: Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn, (Hồ xanh ai xẻ đôi vừng, Sư cụ nghe xong khen hay và bảo chú tiểu lên chánh điện thắp hương và đánh chuông tạ ơn Phật. Cùng lúc ấy, trong thuyền ở bến Phong Kiều, tiếng chuông cũng vọng đến. Trương Kế có được tứ liền kết thúc bài thơ của mình. Cô Tô thành ngoại Hàn San tự, Đấy là “giai thoại” ở các sách báo Việt Ở sách báo Trung Quốc chúng tôi không thấy có giai thoại nào như thế, chỉ thấy có các ý kiến đáng chú ý như sau: Âu Dương Tu cho rằng: “Thi nhân tham cầu hảo cú nhi lý hữu bất thông giả, diệc ngữ bệnh dã” (Nhà thờ vì muốn đặt câu cho hay nên lý không được thông, đó là một ngữ bệnh vậy). Sô Nghiêu trong quyển Đường thi tam bách thủ độc bản thì cho rằng: “Hậu nhân dĩ vi dạ bán vô chung thanh tương cấu bệnh, vị miễn xung mao cầu tì” (Người đời sau lấy cớ nửa đêm không có tiếng chuông và cho là một ngữ bệnh, như thế thì chưa tránh khỏi cái thói bới lông tìm vết). Diệp Thiếu Uyển trong Thanh lâm thi thoại lại cho rằng “Cái công vị thường chí Ngô Trung, kim Ngô Trung tự thực bán dạ đả chung” (Vì ông không thường tới Ngô Trung chứ hiện nay chùa ở Ngô Trung [Tô Châu] vào lúc nửa đêm có đánh chuông thực). Chúng tôi cho rằng vào lúc nửa đêm ở các chùa thường không có đánh chuông, nhưng cũng có những trường hợp cúng lễ bất thường nên việc “dạ bán chung thanh” cũng không phải là vô lý. Chính vì lẽ đó mà các nhà thơ từ đời Tống trở về sau mỗi lần qua bến Phong Kiều đều nhớ đến Trương Kế với cảnh “nguyệt lạc”, “ô đề” và “dạ bán chung thanh”. Nhà thơ Lục Du đời Tống trong bài Túc Phong Kiều đã viết: Thất niên bất đáo Phong Kiều tự, (Bảy năm không tới thăm chùa Phong Kiều Nhà thơ Tôn Địch cũng đời Tống trong bài Phong Kiều đã viết: Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự, (Quạ kêu, trăng lặn, cầu ở bên chùa, Nhà thơ Cố Trọng Anh đời Nguyên trong bài Bạc Xương môn đã viết: Tây phong chỉ tại Hàn San tự, (Chỉ tại chùa Hàn San mà gió tây Nhà thơ Cao Khải đời Minh trong bài Phong Kiều đã viết: Kỷ độ kinh qua ức Trương Kế, (Mấy lần qua Phong Kiều đều nhớ Trương Kế, Nhà thơ Văn Trưng Minh đời Minh trong bài Phong Kiều đã viết: Thủy minh nhân tĩnh giang thành cô, (Nước trong, lòng người tĩnh, giang thành vắng, Qua các câu thơ ấy, chúng ta thấy các nhà thơ xưa ở Trung Quốc cũng đều nhắc lại cảnh “quạ kêu, trăng lặn” và “tiếng chuông nửa đêm” như là những sự việc rất bình thường, không có gì đáng thắc mắc cả. Nguyễn Hàm Ninh xưa, ở nước ta, cũng đã hiểu như vậy nên đã dịch bài thơ của Trương Kế sang thể lục bát như sau: Quạ kêu, trăng lặn, trời sương, Bài thơ dịch này, trước đây người ta đã nhầm là của Tản Đà (7), được kể là hay, chỉ tiếc là ông đã bỏ mất chữ “giang phong” và đã nhầm “bến Phong Kiều” là “bến Cô Tô” và cũng chưa diễn đạt được vai trò “chủ thể” của tiếng chuông chùa Hàn San, nhưng nó vẫn được kể là bài dịch hay nhất từ trước đến nay. Vậy để kết luận cho bài viết này, chúng tôi thấy cần phải đến tận nơi để tìm hiểu cho được chính xác bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, nếu không, sẽ có những nhầm lẫn đáng tiếc trong việc chú thích và minh họa như đã nói ở trên. Chúng tôi lại xin xác minh thêm rằng ở gần bến Phong Kiều và chùa Hàn San không có núi Sầu Miên và núi Ô Đề nên nếu đem đổi mấy chữ tả tình “sầu miên” sầu vương giấc hồ) bằng mấy “địa danh” thì bài thơ sẽ không còn thi vị gì nữa. Chú thích : (1) Trương Kế: Thi nhân đời Đường, sống vào khoảng trước sau năm 756, người Tương Châu, tỉnh Hồ Bắc, đậu Tiến sĩ, nổi tiếng với bài Phong Kiều dạ bạc. (2) Xem Trần Đắc Thọ: Tư liệu mới về một bài thơ Đường nổi tiếng. Tạp chí Hán Nôm, số 3-1997, tr.66-69. (3) Ông Trần Nghĩa có cho tôi biết là vào mùa thu năm 1998, ông sang công tác ba tháng tại (4) Hàn San tự: Sách do Trương Duy Minh biên soạn, khổ 11×16,5 dày 158 trang. Cổ Ngô Hiên xuất bản xã in năm 1993 ở Tô Châu. (5) Hội đồ Thiên gia thi do Thượng Dương Nhật Tân thư trang thạch ấn. Khai thiết Thượng Dương Bắc Kinh lộ Tử Dương lý. Không đề năm in nhưng sách đã cũ, có thể đã được in từ cuối thế kỷ thứ XIX hoặc đầu thế kỷ XX. (6) Hàn San: Thi tăng đời Đường ở gần núi Thiên Thai với sư Thập Đắc, Truyền thuyết nói rằng Hàn San là hóa thân của Văn Thù Bồ Tát và Thập Đắc là hóa thân của Phổ Hiền Bồ Tát. Tác phẩm của Hàn San sau được sưu tập trong Hàn San tử thi tập. (7) Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đề khi biên soạn quyển Trong 99 chóp núi đã mượn được một số di cảo thơ văn của Đinh Nhật Thận trong tủ sách của Nguyễn Hàm Ninh để lại. Ông đã tìm được bài dịch Phong Kiều dạ bạc của Nguyễn Hàm Ninh diễn Nôm và đã in trong quyển Trong 99 chóp núi. Tân Việt, Hà Nội, 1942. |
Cập nhật ( 14/12/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com