ĐẾN VỚI GIA ĐÌNH PHẬT TỬ ĐỂ NUÔI DƯỠNG HẠT GIỐNG TỪ BI VÀ TRÍ TUỆ
* Thích Nhật Tuệ
Trong xu thế hiện nay con người nói chung và tuổi trẻ nói riêng vì ảnh hưởng của văn minh vật chất, ảnh hưởng đến công nghệ toàn cầu hóa nên đã và đang có nguy cơ rơi vào trạng thái bế tắt, khủng hoảng về tinh thần, nhân cách đạo đức cũng bị băng hoại, cũng từ sinh ra những tệ nạn phức tạp trong xã hội. Trước những nguy cơ đó, ngành giáo dục học đường cũng như các ban ngành liên quan đã và đang tìm mọi phương cách để ngăn chặn, khắc phục. Cũng trong khóa hội thảo này. Ban Hoằng pháp Phật giáo Trung ương đã đưa ra nhiều chủ đề, trong đó chủ đề tuổi trẻ cũng rất quan trọng. Nhân đây chúng con xin nói lên một vài quan điểm của mình và cũng nhắc lại những ý nghĩa và mục đích của Gia đình Phật tử để cùng góp phần hướng dẫn Thanh thiếu niên đến với Gia đình Phật tử.
Đạo Phật là đạo của từ bi là đạo của trí tuệ, Từ bi và Trí tuệ là hai chất liệu cần thiết để kiện toàn nhân cách của một người Phật tử. vậy đến với Gia đình Phật tử, chúng ta cũng không thể không nắm lấy hai tiêu chuẩn đó để làm nền tảng căn bản cho việc tu tập bản thân và xây dựng một tổ chức vững mạnh. Trong thực tế, ban đầu như đại đa số mọi người đến với Gia đình Phật tử điều có hoàn cảnh khác nhau, mỗi ngời đều có cảm nhận và quan điểm bất đồng. Trong tổ chức Gia đình Phật tử, độ tuổi khác nhau. Theo hệ thống tổ chức Gia đình Phật tử, đoàn sinh thuộc cả hai giới nam và nữ mỗi giới, mỗi đoàn sinh chia làm ba ngàn: Ngành Đồng từ 7 tuổi đến 12 tuổi, Ngành Thiếu từ 13 đến 17 và Ngành Thanh từ 18 tuổi trở lên. Như vậy Gia đình Phật tử là một tổ chức mở rộng, tiếp nhận đủ mọi thành phần trong xã hội. Chúng ta nhìn nhận một cách khách quan thì có người đến với gia đình Phật tử vì giáo lý thậm thâm vi diệu của đức Phật, hoặc có người vì mến mộ đức Phật, hoặc có người vì tình cảm nam nữ (mượn lửa từ bi nhen lửa ái tình), hoặc có người buồn chán cuộc đời, hoặc có người thấy được mục đích, ý nghĩa và cách giáo dục con người hướng đến đạo đức rất thiết thực và rất có tổ chức, nên họ đến với Gia đình Phật tử… rất nhiều thành phần đến với Gia đình Phật tử có sự sai biệt như thế, nhưng khi chính thức là một đoàn sinh thực thụ trong Gia đình Phật tử thì phải tuân thủ đúng nội quy và nguyên tắc đã được đặc ra và phải nắm rõ ý nghĩa và mục đích của Gia đình Phật tử. Là một Phật tử mà không thấy rõ mục đích và ý nghĩa của gia đình Phật tử thì người đó không những làm mất thời gian vô ích, và bản thân không tìm thấy cái giá trị thiết thực trong tinh thần của Gia đình Phật tử mà còn phá hoại tổ chức. Vậy ở đây, chúng tôi xin nói lại một vài ý căn bản của mục đích và ý nghĩa trong sinh hoạt của Gia đình Phật tử.
Mục đích: Mục đích của Gia đình Phật tử là đào luyện thanh thiếu niên trở thành những người có đạo đức, hoàn thiện nhân cách con người, thấm nhuần giáo lý của đức Phật. Xây dựng hạnh phúc gia đình trên nền tảng của Phật giáo, góp phần phụng sự Đạo pháp làm cho đạo pháp ngày một xương minh và xây dựng xã hội dựa vào đạo đức Phật giáo. Đến với Gia đình Phật tử, chúng ta thấy rõ rằng: đó là nơi sân chơi và tu học rất thích hợp cho tuổi trẻ, là mối dây liên lạc đầm ấm chặt chẽ giữa bà con thôn xóm, sống chan hòa trong bầu không khí thương yêu và trìu mến. Nơi đó, chúng ta có thể dễ thông cảm, chia sẽ và tha thứ cho nhau, cùng học cùng tu, không phân biệt lớn nhỏ, sang hèn, trai gái, tất cả vì mục đích chung như trên đã nói. Ở đây, chúng ta cần phải thấy rõ hai mục tiêu cực và tích cực của nó rằng “Gia đình Phật tử không phải là một cơ quan chuyên lo tuyên truyền đạo Phật để lôi cuốn tín đồ Phật tử . Gia đình Phật tử Chỉ là một tổ chức giáo dục thanh thiếu nhi dựa trên nền tảng giáo lý đạo Phật, tạo cho Thanh thiếu nhi một đời sống chơn chánh lợi ích cho mình cho mọi người. Cho nên Gia đình Phật tử chỉ sáp dụng những phương tiện trong scachj và chơn chánh, để thực hiện mục đích của mình. Gia đình Phật tử không lôi cuốn Thanh thiếu nhi cho đông để làm vây cánh đối lập với các đoàn thể khác. Gia đình Phật tử không dực vào áp lực chính trị, không dựa vào sức mạnh khủng bố để mở rộng thế lực. Gia đình Phật tử không dùng những danh lợi vật chất, những cách tuyên truyền nhồi sọ để dụ dỗ Thanh thiếu nhi. Gia đình Phật tử chỉ biết giới thiệu một cách vô tư, một lối sống hợp với tuổi trẻ, đúng với tinh thần Bi-Trí- Dũng. Thanh thiếu nhi vào gia đình Phật tử chỉ thấy cuộc sống gia đình Phật tử hợp với chí hướng của mình, có lợi cho chính mình nên sanh lòng sung sướng và vinh hạnh được sống trong đại gia đình Phật tử”.
Sự hiện hữu của đạo Phật trong cuộc đời, không ngoài mục đích đem lại sự an lạc hạnh phúc cho con người và cả chúng sanh trong tam giới. Vậy con người muốn được an lạc hạnh phúc, điều kiện quyết định và căn bản nhất là mỗi con người phải tự chuyển hóa thân tâm cho thuần lương, một xã hội có văn minh, tốt đẹp, bình an phải có con người hiền thiện và đạo đức. Trên tinh thần đó mục đích của Gia đình Phật tử nhằm giúp mọi người chuyển hóa tự thân và cải tạo xã hội, góp phần xây dựng cho thế giới thanh bình. Mục đích của Gia đình Phật tử là thâu nhiếp mọi thành phần, mọi lứa tuổi trong xã hội, không phân biệt giai cấp, chủng tộc, khi vào tham gia sinh hoạt với Gia đình Phật tử tức đã khắc lên mình chiếc áo màu lam rồi thì trọn vẹn sống trong tinh thần bình đẳng của đức Phật. Trên tinh thần bình đẳng ấy người Phật tử phải biết làm lợi mình lợi người, lợi mình (tự lợi) nghĩa là phải học giáo lý, hiểu giáo lý một cách rõ ràng, đúng đắn (chánh kiến, chánh tư duy) và áp dụng sự hiểu biết đó vào đời sống hàng ngày, để làm một công dân tốt, lợi người (lợi tha) tức góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội trên luân lý đạo đức Phật giáo. Một xã hội không may có nhiều hạng người thiếu đạo đức, thiếu nhân cách thì xã hội đó sẽ điêu tàn, đổ nát và trở thành một xã hội vô luân. Đức Phật đã từng dạy đệ tử của mình, nếu ai muốn tu để làm Phật thì trước tiên phải làm người cho tốt, làm người tốt tức phải sống đúng nguyên tắc và quy luật của con người nghĩa là phải hướng đến cái “chân thiện mỹ”. Với tinh thần đó, mục đích của Gia đình Phật tử là “lấy tình thương làm động lực, lấy trí tuệ làm đèn hướng dẫn, lấy cần lao làm men tiến bộ trong mọi hoạt động tu học và thực hành tập thể và cá nhân”.
Ý nghĩa: Như chúng ta đã biết, mỗi đoàn sinh khi mới gia nhập Gia đình Phật tử thì mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau, hoặc tốt hoặc xấu hoặc hiểu đạo hoặc chưa hiểu đạo… nhưng khi sinh hoạt gia đình Phật tử theo tinh thần giáo lý của đức Phật, “chuyển hóa thân tâm”, “cải tà quy chánh”, “bỏ ác làm lành”, chuyển mê khai ngộ”, chiến thắng mọi thói hư tật xấu của mình, biết hy sinh vì chính nghĩa. Nói khác hơn, khi nào tham, gia sinh hoạt, tu học vơi Gia đình Phật tử lấy ba tiêu chuển Bi – Trí – Dũng làm căn bản, đó là ba đức tính để kiện toàn nhân cách của một Phật tử chân chánh. Như vậy, ý nghĩa của Gia đình Phật tử là quan trọng, là rất cần thiết cho những ai sớm quay về nương tựa. Trong cuộc sống đời thường, chúng sanh nói chung, con người nói riêng luôn sống trong trạng thái lo âu sợ hãi, cái gì và nguyên nhân nào đã làm con người luôn sống trong những nỗi lo và sợ hãi đó. Chúng ta có thể khẳng định rằng do vì thiếu “Từ bi”, non “Trí tuệ”, là hai chất liệu không thể thiếu trong cuộc sống, nếu chúng ta không có Từ bi thì cuộc sống trở nên đơn điệu, khô khan, sẽ dẫn đến sự bất hòa giữa cá nhân và người khác, sẽ không cảm thông và tha thứ cho mọi người, từ đó sẽ dẫn đến sự oán thù, chấp đối trong lòng, nuôi hận trả thù, hận hôm nay không trả được, hôm sau tìm cách trả thù và như thế oán hận chồng chất, cái hận đó có thể nói:
“Thiên trường địa cửu hữu thời tận,
Thử hận mang mang vô tuyệt kỳ”
Như vậy, chúng ta thấy rõ sự nguy hại của thiếu từ bi. Từ bi là pháp môn tối cao, nó giải tỏa mọi vấn đề vướng mắc, xoa dịu và hàn gắn lại mọi vết thương do hận thù đem đến. Từ bi là một tình thương cao cả, nó làm cho con người biết thương yêu nhau, biết tôn trọng nhau, biết tha thứ và thông cảm cho nhau trong những lúc mắc phải sai lầm. Từ bi sẽ đem lại cuộc sống thanh bình cho thế giới. từ bi dễ dàng khắc phục lại những khó khăn, khôi phục những thảm nạn… Chính vì thế, trong cuộc sống, nếu thiếu từ bi thì con người sẽ trở nên tàn bạo, độc ác, đê tiện, ích kỷ và hẹp hòi. Trong cuộc sống, con người thường luôn đối xử với nhau bằng tính kiêu căng, ngã mạn, không gì khác hơn, chỉ có lòng từ bi mới xóa được nỗi kiềm tỏa của bản ngã, đưa chúng ta vượt lên trên cái ích kỷ đê hèn để đến với một cuộc sống lành mạnh, nhẹ nhàng và thanh thoát.
Tuy nhiên, khi một người đã có từ bi rồi cũng chưa đủ vì trong đó không thể thiếu trí tuệ. Trong cuộc sống tuổi trẻ thường phạm biết bao sai lầm và gây bao tội lỗi cũng do thiếu sự hiểu biết. Vì nông cạn trong sự phán đoán nhất thời đã gây ra tai họa cho mình, lại làm cho cha mẹ, cho gia đình, xã hội liên lụy, tai họa cho đời này và cho cả đời sau. Không có trí tuệ thì con người trở nên đần độn, nhìn nhận cuộc đời một cách sai lầm, lệch lạc. Do không thấy rõ sự tương quan mật thiết giữa mình với người, với thế giới bên ngoài, nên tuổi trẻ đã rơi vào bất chấp luân lý đạo đức mà con người cần phải có để hoàn thiện nhân cách của mình. Chúng ta cần phải hướng dẫn tuổi trẻ chưa hiểu giáo lý Đức Phật thì cho họ thấm nhuần trí tuệ của Phật, mà trí tuệ đó là gì? Nếu không phải là sự hiểu rõ nhân quả, nghiệp báo, hiểu rõ con đường thoát khỏi mọi sự ràng buộc của tham ái, san hận và si mê trong cuộc đời? Trong thực tế? chúng ta cũng cần linh động tạo sân chơi cho tuổi trẻ bằng những trò chơi vui nhộn mang tinh thần Phật giáo. Có thể, chúng ta khéo thay đổi những sân chơi như chương trình rung chông vàng, đổi rung chuông trí tuệ, hay đường lên đỉnh Olympia đổi lại đường về xứ Phật… trong những chương trình đó chúng ta đưa Phật pháp vào để giúp tuổi trẻ tiếp cận và hiểu Phật một cách dễ dàng hoặc tổ chức những buổi dã ngoại đến những ngôi chùa nổi tiếng hay những nơi liên quan đến Phật giáo, để giới thiệu cho họ biết bề dày lịch sử Phật giáo trải qua nhiều thời đại đã làm nên lịch sử văn hóa Việt Nam. Trí tuệ có khả năng loại trừ chấp ngã, nhìn vào thực tướng của vạn pháp để xem bản chất của nó thực hư như thế nào. Kinh điển của Phật giáo Bắc truyền gọi khả năng này là Trí tuệ Bát nhã. Khi nhìn thấy rằng tất cả đều vô thường, thay đổi không cố định, trống rỗng, nó chỉ hiện hữu trên hình tướng và tên gọi mà không có thực thể, con người và toàn thể vũ trụ hiển bày như một giấc mơ. Khi chúng ta nhìn ra được điều này, nên lìa được mọi ràng buộc, tâm không bám vào sự vật, sự việc và dần dần đi vào cảnh giác thanh tịnh. Thế nên, Trí tuệ là chất liệu Kim cang, phá tan màn vô minh, là một nhân duyên quan trọng trong tiến trình đi đến giải thoát. Vậy nên đến với Gia đình Phật tử là để nuôi dưỡng lòng từ bi và phát huy trí tuệ, nhằm mục đích đem lại niềm an lạc cho tự thân và tha nhân, tạo nên cuộc sống gần gũi, thân thiện giữa con người và giữa con người và vạn loại hữu tình.
“Tôi có mặt và lớn lên giữa lòng nhân loại
Nên tình người bao phủ trái tim tôi
Nên đời tôi đã nguyện hiến dâng rồi-
Cho hạnh phúc của loài người yêu mến.
Sự có mặt của hạnh phúc và an lạc trong cuộc đời tức là sự tồn tại của Từ bi và trí tuệ, chúng ta nên chấp nhận rằng: Từ bi và Trí tuệ là cặp song hành, Từ bi đi với trí tuệ, Trí tuệ gắn liền với từ bi, nếu từ bi mà thiếu sáng suốt, dễ ngộ nhận, dễ bị lường gạt… Ngược lại, có trí tuệ nhưng thiếu từ bi thì trí tuệ ấy bất chấp mọi thủ đoạn, có những hành động điêu ngoa, xảo trá… dẫn đến băng hoại đạo đức. Vậy nên, Từ bi và trí tuệ chúng ta có thể ví như con chim bay lượn trên bầu trời, nó cần phải có đôi cánh, cần phải vỗ đều để đường bay của nó không bị chao đảo, ngả nghiêng giữa không gian mờ mịt, nếu một trong hai cánh của chim bị lìa thì chuyện gì sẽ xảy ra. Nhờ đôi cánh nhịp nhàng, uyển chuyển nên nó điều khiển một cách dễ dàng theo ý muốn. Thế nên con người chúng ta cũng vậy, muốn đứng vững giữa cuộc đời đầy phong ba bảo tố thì cũng cần hội đủ yếu tố nhất định, Đó là hai yếu tố Từ bi và Trí tuệ.
Để hội đủ hai yếu tố đó, chúng ta cần phải tinh tấn tu tập theo lời dạy của đức Phật, tạo cho mình một động cơ hoàn toàn vị tha, đừng để tâm trí mê mờ khởi lên một ước vọng hão huyền, cần thấy rõ mặt thật của các pháp là duyên sinh, là vô ngã dẫn đến vô thường, con người cũng không ngoài quy luật đó.
Như vậy đến với gia đình Phật tử không những sinh hoạt vui chơi trong những lĩnh vực chuyên môn mà chúng ta phải ý thức rằng cần phải học giáo lý của đức Phật là quan trọng. Vì rằng, “Tuổi trẻ là tuổi đang phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần, cần phải hướng tuổi trẻ đi vào con đường chân chánh, vì tuổi trẻ còn là mầm của non đạo pháp, là tương lai của đất nước, nên rất cần được chăm sóc và vun bồi để chuẩn bị cho mai sau”. Vậy nên mục đích của gia đình Phật tử là hình thành nhiều Phật tử chân chính, có những yếu tố căn bản như Từ bi và Trí tuệ để có thể hoàn thiện một con người, xây dựng đời sống cá nhân, gia đình hạnh phúc, đồng thời góp sức mình phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội tốt đẹp thì quả là mục đích chân chính.
Cập nhật ( 03/05/2011 )