18/12/2010
CHUYẾN XE MIỀN TRUNG
* Kim Lý
Đúng 3 giờ sáng, các thùng thuốc tây, dầu gió, mì gói, chăn mền, áo ấm đã lên xe xong, người cũng đã đầy đủ, chuyến xe chuyển bánh khởi hành ngay từ Thành phố Bạc Liêu, xe của Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh Bạc Liêu đi cứu trợ lũ lụt miền Trung. Đây là chuyến thứ hai trong vòng một tháng. Thương quá người dân miền Trung. Năm nào cũng vậy, nếu không có bão thì nước lũ tràn về. Đã tận mắt chứng kiến được những cảnh hoang tàn đỗ nát, sau khi cơn bão lũ lụt đi qua thật quá thảm thương. Những đống gạch vun, những sườn nhà đã tốc nốc, những xóm nghèo còn ngập chìm nữa phần trong nước lũ trắng xóa mênh mông. Đồng ruộng ánh bạc một màu, tưởng chừng như ai đó đã trải một tấm thảm khổng lồ thẳng tắp thênh thang. Trong đoàn mười người, cũng nô nức như lần đầu, ngày đi đêm nghỉ vì không rành đường. Lương thực, thực phẩm làm sẵn mang theo và cả nước uống cũng mang theo rất nhiều do kinh nghiệm của chuyến trước, vì khi đi đương khó tìm được quán ăn chay.
Đón chúng tôi là sư cô thư ký Thường trực của Ban Từ Thiện Phật Giáo Tỉnh Ninh Thuận và Phật Tử có trách nhiệm tiếp nhận quà và đón tiếp các đoàn cứu trợ. Nghĩ đêm tại đó. Sáng sớm hôm sau chúng tôi được đi đi đến các thôn làng để trao quà cứu trợ tận tay những người gặp nạn.
Đường vào thôn đất đỏ ngoằn nghèo, đá lồi lên lỏm chỏm, lổ chổ ổ gà ổ voi vì nước ngập phá hư đường, có đoạn bị sạt lở. Đường sau cơn lũ thật khó đi. Nếu không có người hướng dẫn chắc chúng tôi chịu thua vì đường xa thăm thẳm. Làng này cách thôn kia khá xa tới mấy mươi km. Chúng tôi đến sớm và chọn những nơi lũ nặng, có những làng dựa núi cũng ngập nặng và có những thôn cũng chìm trong biển nước trắng xóa mênh mông. Ven thôn, xa xa chừng vài mươi nóc gia, mái tol, mái lá nhô lên. Có điểm phải tập kết bà con ở ven đường để phát quà, vì nước còn ngập cao chúng tôi không sao vào thôn được.
Suốt ngày hôm đó chúng tôi phát 600 phần quà tại tỉnh Ninh Thuận. Tập trung về các điểm chùa Thương Diêm, Phước Xuân, Phước Khánh, Đông Ba, Lonh Cát, riêng xóm chùa Linh Sơn, phải tập trung dân ở ven đường. Tại điểm chùa Long Cát toàn người dân tộc Cralay nên trên xe còn thứ gì bổ sung được chúng tôi đều đem phát cả, bởi vì nhìn thấy họ quá nghèo nàn xơ xác. Trong những bộ xà rông cũ kỹ và người thì đen nhèm ốm nhỏ, còn mang trên lưng những chiếc rùi tre to đùn rắn chắc, vì họ tưởng rằng chúng tôi có phát gạo.
Sáng hôm sau, trời vẫn còn mưa dầm. Đoàn đến thôn Đá Mài xã Diên Tân Huyện Diên Khánh Tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây chúng tôi phát tại nhà rông của xã và cũng phát cho người dân tộc Cralay. Xe vừa đỗ đến nơi chúng tôi đã nhìn thấy đông nghịt người, họ đã chờ đợi từ lúc nào. Nhìn thấy toàn những người già, ốm yếu đen đúa. Mtặ mày xương xẩu, nhớt nhát. Những cặp mắt ngơ ngác, hiền lành, lạ lẫm thật đáng thương. Nhìn hình dáng họ chúng tôi biết ngay rằng đời sống của họ rất khó khăn, cần được sự giúp đỡ chia sẽ. thương hơn nữa là họ rất sợ hãi, rụt rè, ngồi im lặng theo sự sắp xếp của chánh quyền. Sáu, bảy hàng dọc, già trước trẻ sau, đưa mắt dõi nhìn, im lặng lắng nghe những lời an ủi chia sẽ của Đại Đức Thích Quảng Thới, Trưởng đoàn cứu trợ Phật giáo tỉnh Bạc Liêu. Rồi lần lượt đứng lên nhận quà trong thứ tự lặng im, nhưng cũng không dấu được sự mừng rỡ rạng ngời lên ánh mắt và cử chỉ nghộ ngĩnh hân hoan.
Trong này đoàn đang phát quà thì ngoài xe còn lại vài phật tử cũng đang phát cho trẻ em tất cả những gì ăn được mà chúng tôi mang theo. Mấy chục em nhỏ ốm yếu xanh xao, được xhia từng khúc bánh mì nhỏ, trái cây và sữa, những cặp mắt nai hớn hở reo vui tận mắt chứng kiến những hình ảnh này, chúng tôi cảm thấy phần quà gần 300.000đ của mình thật quá ít ỏi. Mọi người ai cũng xít xoa “phải chi biết trước mình mua theo thật nhiều đồ đạc, quà bánh để cho thêm…” đúng là:
Chun sữa nhỏ, chứa đầy tình thương mến,
Khúc bánh mì, đở dạ bé đêm mưa,
Tấm chăn mỏng, ấm lòng cơn giá lạnh,
Chiếc phong bì sưởi ấm kẻ bên nương.
Tiếp theo đoàn đi tỉnh Phú Yên để trao số quà còn lại. Đến đây đường khó đi, phải lội nước cao hơn 5 tấc, khoảng 2km mới đến điểm tập trung để trao quà. Tuy có khó khăn nhưng đến được vùng lũ để chia sẻ với người gặp nạn, đoàn không còn thấy mệt nhọc mà chỉ thấy thương hơn những người dân miền Trung, năm nào cũng phải chống chọi với bão lụt, thiên tai.
Cập nhật ( 31/01/2018 )