DẠY HÁT CƠ BẢN (HỌC THANH NHẠC) * Diệp Phát Văn CÁC HÌNH THỨC PHÁT ÂM. Về chất lượng, khi thể hiện một tác phẩm hay một ca khúc. Người hát cần phải đạt các yêu cầu sau : 1/. Âm thanh trong sáng, rõ ràng. 2/. Phát âm tròn vành, rõ chữ. 3/. Biểu hiện được nội dung tình cảm của bài hát. Ba hình thức phát âm. 1/. Phát âm thông thường. Trong lúc nói chuyện, việc hít vào thở ra nhẹ nhàng, thoải mái, không cần phải chú ý đến sự khống chế hơi thở. Người nói không hề phải nghỉ đến việc hít thở nông hay sâu. Trong tình trạng này, hơi trong phổi chỉ cần một trữ lượng nhỏ, thích hợp với tác dụng nói năng nhẹ nhàng hàng ngày. Không gây một cảm giác gì khó khăn. Hình thức phát âm với trữ lượng hơi thở nhỏ như vậy không thích hợp với yêu cầu ca hát. 2/. Phát âm không bình thường: Những trường hợp tức giận , tranh cãi nhau, lúc hoảng sợ la hét hay lúc vội vàng gọi nhau , ta thường phải dùng âm thanh lớn, nên âm chất thô bạo, ran, thé, nghe chát chúa. Trong lúc này phải hít thở gấp, vừa phải cưỡng chế hô hấp, vừa phải cưỡng bức bộ máy phát âm làm việc với một cường độ lớn. Bộ phận phát âm mất cân bằng, mất tính tự nhiên và linh hoạt của nó. Hình thức phát âm này cũng không thích hợp với yêu cầu ca hát. 3/. Phát âm có khống chế hơi thở : Đây là hình thức phát âm của ca hát, có sự chủ động và có kỹ thuật. Dựa trên cơ sở hít thở có chiều sâu, có sự khống chế hơi thở, biết tiết kiệm hơi thở cho giọng hát khi cần thiết. Đó là sự kết hợp với sự hoạt động của môi, miệng, răng, lưỡi tạo thành ngôn ngữ của ca hát một cách chính xác rõ ràng. Như vậy, chỉ khi nào phát âm trong ca hát theo phương pháp khoa học của thanh nhạc, ta mới vận dụng toàn bộ sự kết hợp của bộ máy phát âm một cách triệt để và chính xác, mới đạt được hiệu quả cao. Hình thức này mới thích hợp với yêu cầu ca hát + TÌNH TRẠNG THƯỜNG GẶP KHI MỚI TẬP HÁT. Người mới tập hát thường hay hát theo hình thức phát âm thứ nhất và thứ hai. – Nếu nói đến hát cho tự nhiên thì người mới tập hát dễ nhầm tưởng là hát như nói thông thường, do hít thở không sâu, hát không vận dụng khẩu hình đúng, nên âm thanh không thoát, nhả chữ bị dẹt, bị nhão không gom ..v..v.. – Nếu nói đến việc hát giọng yếu, chữ không rõ thì người mới tập hát lại dễ nhầm tưởng là phải hát như hình thức thứ hai, có nghĩa là dùng tất cả hơi sức hát cho to, lớn lên, chính vì vậy phát ra những âm thanh ở cổ họng nặng nề và thô cứng. Chỉ có thể gọi là hét chứ không phải là hát. Chính vì vậy , khi qua một thời gian luyện thanh, luyện tập phương pháp phát âm nhả chữ một cách chính xác và khoa học thì người hát mới từng bước tiến bộ được. HÍT THỞ TRONG CA HÁT. 1/. Rèn luyện cách hít thở cho dẻo dai để áp dụng vào ca hát. a. Hít một hơi dài bằng miệng hé mở và mũi một cách tự nhiên không phát ra tiếng, rồi sì nhẹ ra giữa hai hàm răng khít lại, từ từ đều đặn để duy trì thời gian càng dài càng tốt. Nên xem đồng hồ để kiểm tra độ dài và dẻo dai của hơi thở. Những lần tập sau cố gắng duy trì càng dài hơi càng tốt. b. Hít một hơi dài , giữ cho tự nhiên rồi bắt đầu đếm 1, 2, 3, 4,5, … phát âm một cách đều đặn rõ ràng, không to, không nhỏ, không đứt quãng. Kiểm tra xem đếm được bao nhiêu tiếng, cố gắng luyện càng ngày đếm càng nhiều hơn. 2/. Lấy hơi trong ca hát . Trong một câu hát, cần qui định những chổ lấy hơi nhất định không được tùy tiện. Những điều cần chú ý áp dụng. – Lấy hơi cuối câu hát. – Câu hát dài cần ngắt ra, lấy hơi ở từng ý của lời ca cho đầy đủ ý nghĩa. ( Ví dụ ) – Không lấy hơi vụn vặt, hai ba chữ lại lấy một hơi. – Không lấy hơi ở giữa các từ kép ( Ví dụ : Việt Có nhiều cách lấy hơi trong ca hát : – Lấy hơi lớn : những chổ lấy hơi một cách thong dong, không vội vã, thường thực hiện ở những chổ có dấu lặng dài. – Lấy hơi nhỏ : Thường xuất hiện ở những quãng ngắt cuối câu, sau một âm ở trường độ ngắn hay có dấu lặng ngắn. – Lấy hơi lén : Thường áp dụng vào giữa những câu hát ở những tiết nhạc dài, phải hít thật nhanh hơi bổ sung. Người hát có kỷ thuật cao, lấy hơi lén khéo léo làm cho người nghe không nhận ra được chổ lấy hơi đó. Qui định chổ hít thở trong bài hát phải thích hợp với tính chất và sắc thái của bài. Có nhiều loại bài hát có tính chất khác nhau như : – Loại hành khúc. – Loại tình ca. – Loại hát ru ( dân ca ) Nếu hát loại bài hát với nhịp độ thong thả thì lấy hơi thong dong không vội vàng. Nếu hát loại hành khúc, thì lấy hơi phải sâu và bình ổn vững chắc. Nếu hát tình ca hay hát ru thì phải lấy hơi mềm mại, êm ái. Nếu hát những bài hát buồn thì phải lấy hơi nhẹ nhàng trầm tĩnh. Nếu bài hát có tính năng động cao thì lấy hơi phải nhanh nhẹn linh hoạt, đáp ứng yêu cầu tốc độ. Nói chung, hít thở trong ca hát có ý nghĩa đóng góp vào phần biểu hiện tình cảm một cách tích cực, và phục vụhiệu quả mục đích yêu cầu nội dung bài hát. PHÂN BIỆT TÍNH CHẤT CÁC LOẠI GIỌNG HÁT Nhìn chung, giọng hát của người ta có ba loại với ba tính chất khác nhau : – Giọng cao : sáng sủa, bay bổng, nhẹ nhàng. – Giọng trung : Nồng hậu, đầy đặn, ấm áp. – Giọng trầm : Hùng tráng, rộng lớn, sâu lắng. Nữ có những giọng : 1/. Nữ cao ( Soprano ) 2/. Nữ trung ( Mezzo soprano ) 3/. Nữ trầm ( Alto ) 1/. 2/. 3/. Đó là sáu giọng hát có tên gọi riêng của hai giới nam, nữ được phân chia khái quát trên lý thuyết. Trong thực tế, do sự cấu tạo bẩm sinh có nhiều điều kiện cơ thể khác nhau nên nảy sinh nhiều cở giọng và âm sắc khác nhau, không phải chỉ có sáu loại giọng kể trên. Tất cả các hiện tượng cấu tạo cơ thể bẩm sinh của từng người quyết định đến âm sắc của giọng hát. Qua môn cơ thể học và do kích thước thanh đới của y học cho ta nhận xét sau : – Người cao, gầy thường hát giọng trầm. – Người cao vừa, đậm đà thường hát giọng trung. – Người thấp tròn, khỏe thường hát giọng cao. Ngoài ra cũng có những trường hợp ngoại lệ. Ngành cơ thể học cũng đã cho những kết quả nghiên cứu giúp cho việc xác định giọng hát càng thêm cụ thể, ví dụ : – Người cao, gầy thường có thanh đới giọng trầm. – Người thấp, tròn, khỏe thường có thanh đới giọng cao. Và qua nghiên cứu và thử nghiệm, người ta đã tìm ra kết quả sau : Nghiên cứu 79 người thấp dưới 1m75 thì có : – 8 người giọng trầm (Basse ) – 47 người giọng trung ( Baryton ) – 24 người giọng cao ( Tenor ) Nghiên cứu 41 người cao trên 1m75 thì có : – 11 người giọng trầm ( Basse ) – 25 người giọng trung ( Baryton ) – 5 người giọng cao ( Tenor ) Ngoài ra cách nhận dạng trong cơ thể học có thể xác định được giọng hát qua dáng người. – – – – Nữ cao trữ tình : Dáng người mỏng mảnh, cổ nhỏ và hơi thấp. – Nữ cao hí kịch : Dáng người to mập, nét đầy đặn cân đối, cổ dài. – Nữ trung, trầm : Dáng người cao, cổ dài. Ngược lại nếu ta gặp trường hợp một người khỏe mạnh, lực lưỡng mà lại phát ra một giọng ẻo lả, không phù hợp, như vậy thì phải xem lại vì đó là hiện tượng không bình thường. XỬ LÝ NGÔN NGỮ THANH NHẠC 1/. Sự quan trọng trong việc hát rõ lời. Bài hát là sự kết hợp giữa lời và nhạc, nghệ thuật tổng hợp giữa hai nhân tố Văn học và Am nhạc. Qua đó ta thấy điều quan trọng là muốn biểu hiện tốt một bài hát thì việc hát rõ lời là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Có một số người lại vận dụng nguyên si phương pháp ca hát cộng minh của phương tây vào ca hát Việt Ca hát là một trong những hình thức âm nhạc được quần chúng yêu thích và dễ tiếp thu, vì nó biểu hiện một cách cụ thể những ý nghĩ tình cảm của chúng ta. Tuy nhiên, không phải chỉ có hát rõ lời đã đem đến hiệu quả thành công trong ca hát, mà phải hát có kỹ thuật, hát có kỹ thật là một trong những yếu tố góp phần quan trọng dẫn đến sự thành công trong ca hát. Vì vậy việc luyện tập kỹ thuật để hát rõ chữ rõ lời là vấn đề quan trọng nhất trong quá trình học tập ca hát. 2/. Đặc điểm ngôn ngữ Việt Nguyên tố cơ bản của văn tự Việt a/. Nguyên âm : Các nguyên âm tiếng Việt có sự phát triển như sau : – Tổ A có : a, ă â. – Tổ E có : e, ê. – Tổ I có : i, y. – Tổ O có : o, ô, ơ. – Tổ U có : u, ư. Ví dụ 🙁 Tổ A có a là nguyên âm chính, còn ă, â là biến nguyên âm. ) b/. Phụ âm : Trong tiếng Việt phụ âm được chia ra làm bảy nhóm khác nhau : – Tiếng bật từ 2 môi ra : b, m, p. – Tiếng phát ở đầu lưỡi : t, th, đ, l, n, nh. – Tiếng phát ở cuống lưỡi : c, k, kh, h, g, ng, qu . – Tiếng uốn lưỡi : gi, s, tr. – Tiếng rung lưỡi : r. – Tiếng kết hợp răng cưả trên và môi dưới : ph. – Tiếng kết hợp đầu lưỡi, và hai hàm răng khít : d, x, ch. c/. Am vận, còn gọi là ( Vần ) có dạng đứng độc lập trong từ ngữ, có dạng ghép với phụ âm thành từ ngữ. Am vận ( Vần ) tiếng Việt có các dạng sau : – Đơn nguyên âm : a, e, ê, o, ô, ơ, u, ư, y. – Nguyên âm kép : ai, ôi, oa, eo, ..v..v.. – Nguyên âm tổ hợp : trên 3 nguyên âm hợp lại : Oai, yêu ..v..v.. Ba loại nguyên âm trên đây, đều được qui chung vào một loại âm vận mở ( khi phát âm không đóng hoặc ngậm miệng. Nhưng nếu ghép các dạng nguyên âm trên với các phụ âm thì âm vận chia thành các loại sau : Am vận bằng có hai loại : – Mở : như : ang, ăng, âng.( mở mang, măng non, lâng lâng ) khi phát âm khẩu hình mở ra. – Đóng : như : ông, ung.( dòng sông, thủy chung ) khi phát âm khẩu hình phải ngậm lại. Am vận trắc cũng có hai loại : – Mở ; như : ác ắc, ất, ích ức ( lác đác, gió bấc, lợi ích ..v..v.. ) khi phát âm khẩu hình mở ra. – Đóng : như : óc, ốc, áp, ắp, ấp, ốp, ép, úp..v..v..( đầu óc, vấp váp, xốp, lốp, núp ..v.v..) khi phát âm khẩu hình ngậm lại. d/. Dấu giọng : Tiếng Việt có 6 dấu giọng : bình, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Dấu giọng rất quan trọng, nó có tính chất quyết định nghĩa của từ ngữ. Ví dụ : Ta, tà, tá, tả, tã, tạ . Từ chữ ta, dấu giọng đã biến chữ này thành một chữ khác, có ý nghĩa riêng biệt khác hẳn nhau. Vì lý do trên mà đòi hỏi người ca hát phải chú ý đến vấn đề rèn luyện nhả chữ với dấu giọng chính xác trong ca hát. Ngoài ra, người hát có hát đươc rõ lời, nhả chữ chính xác hay không cũng còn phụ thuộc vào giai điệu, ca từ của ca khúc có hợp lý, có bị cưỡng âm hay không. PHƯƠNG PHÁP NHẢ CHỮ TRONG CA HÁT : Chữ tiếng Việt là hình thức đơn âm và đa thanh. Mỗi chữ chỉ phát ra một âm, nhưng cùng một chữ lại có nhiều dấu giọng khác nhau, có nhiều nghĩa khác nhau. Một chữ có thể chia ra : đầu chữ, thân chữ, đuôi chữ. Ví dụ : chữ Vang có cấu tạo V + A + NG mà ra, nhưng khi phát âm thì chia ra : VA – A- ANG Khi phát âm thân chữ A, phía trước phải gắn với vần VA, phía sau phải nối liền vần ANG không được ngắt hơi rời ra. 1/. Những chữ đuôi mở : Những chữ kết bằng nguyên âm, khẩu hình dễ mở, dể ngân. – Nếu đuôi chữ là đơn nguyên âm thì chỉ có một động tác khẩu hình phát ra là ổn định, không phải uốn hoặc thu đuôi. Ví dụ : Ta, ba, mơ, cho, tô..v.v.. – Nếu đuôi chữ là nguyên âm kép thì ngoài động tác khẩu hình ra, còn phải uốn vần và thu đuôi. Ví dụ : hoa, ao, tôi, nói, ..v..v.. – Nếu đuôi chữ là tổ hợp nguyên âm, thì ngoài động tác khẩu hình phát ra, còn phải uốn và nhả chữ có quá trình trước sau khá rõ rồi mới thu đuôi. Ví dụ : Hoài, bưởi, liễu .v.v… 2/. Những chữ kết bằng phụ âm kép NG và NH của âm vận bằng – Am vận bằng mở : ang, ăng, âng, ưng. ( Khẩu hình mở rộng nhưng ngân lên mũi ) Anh, ênh, inh. ( Khẩu hình mở hẹp và cũng ngân lên mũi ) – Am vận bằng đóng : Ong, ông, ung. ( Phát xong ngậm miệng lại và ngân lên mũi ) 3/. Những chữ kết bằng các phụ âm : c, ch, p, t. của vần trắc. – Am vận tắc mỡ : Ac, ắc, ấc, ức. ( Khẩu hình mở rộng nhưng ập tiếng bằng cuống họng ) Ach, ếch, ích. ( Khẩu hình mở hẹp và ập tiếng bằng lưỡi lên vòm hàm ếch ) At, ắt, ất, ít. (Khẩu hình mở rộng nhưng ập tiếng bằng đầu lưỡi lên chân răng) – Am vận trắc đóng : Oc, ốc, úc. ( ập tiếng bằng động tác ngậm phùng miệng ) Ap, ắp, ất, óp, ếp, ớp, úp, íp. ( Ap tiếng bằng động tác khép càm dưới nhẹ nhàng ) Những chữ có đuôi âm vận trắc dù đóng hay mở trên đây đếu có chung một đặc điểm là sau khi phát âm không có tiếng ngân. – ( Một số bài tập luyện phát âm, nhả chư ). – ( Một số bài tập luyện thanh, luyện trường độ, cao độ, luyện phát âm ). LUYỆN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT. HÁT DÂN CA. Lối nhả lời của ca hát Việt Nam hiện đại tiếp thu truyền thống của ca hát dân gian Việt Nam và phương pháp ca hát khoa học thanh nhạc quốc tế. Do đó phong trào sáng tác và ca hát mới của ta đã hình thành hai cách hát . 1/. Cách hát dân ca Việt Nam, ( hát theo các vùng miền ) và những bài hát phát triển từ dân ca. 2/. Cách hát các tác phẩm ca khúc mới Việt Nam theo phương pháp thanh nhạc khoa học của thế giới. + DÂN CA MIỀN BẮC VÀ BÀI HÁT PHÁT TRIỂN TỪ DÂN CA MB. ( Một số bài tập hát ) + DÂN CA MIỀN NAM VÀ BÀI HÁT PHÁT TRIỂN TỪ DÂN CA MN. ( Một số bài tập hát ) + CA KHÚC VIỆT NAM HÁT THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC CỦA THẾ GIỚI. ( Một số bài tập : Hát thể loại hành khúc, thể loại tình ca ). |
Cập nhật ( 30/04/2012 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com