DẤU ẤN VIỆT HÓA TRONG NHO GIÁO THỜI TRẦN * ThS. Đỗ Thị Hương Thảo Trường ĐHKGXH &NV,ĐHQG Hà Nội 1. Từ việc đưa người Việt Nam vào phối thờ ở văn miếu Thăng Long Có mặt ở Việt Nam từ trước Công nguyên (1) cùng với thời điểm người Hán đến Việt Nam và tiếp tục được truyền bá trong thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo được du nhập vào Việt Nam và tiếp tục được truyền bá trong thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo được du nhập vào Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu thống trị của chính quyền phương Bắc. Với tư cách là sản phẩm của chính quyền phương Bắc, dưới dạng thức tiếp xúc và giao lưu văn hóa cưỡng bức nên ảnh hưởng Nho giáo trong xã hội Việt Nam lúc này còn rất hạn chế. Cho nên đến đầu thế kỷ, giới Nho sĩ vẫn còn ít ỏi và chưa trở thành một lực lượng xã hội đáng kể.(2) Đến thế kỷ XI, vẫn là hệ quả của quá trình tiếp xúc và giao lưu với văn hóa Hán, nhưng ở dạng thức tiếp xúc và giao lưu tự nguyện/tự nhiên, khi việc xây dựng và phát triển đất nước thời độc lập tự chủ trở thành một yêu cầu cấp bách thì nhà Lý đã chủ động tiếp nhận, sử dụng Nho giáo làm chủ động tiếp nhận, sử dụng nho giáo làm chỗ dựa cho việc tổ chức nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng và cũng có chế độ quân chủ tập quyền. Một trong những biểu hiện đó là việc triều Lý cho dựng Văn miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử – người sáng lập ra học thuyết Nho giáo và các học trò xuất sắc của ông (Tứ phối (3) Thập triết (4) và Thất thập nhị hiền (5): “Mùa thu, tháng tám làm văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây” (6). Đúng 300 năm sau khi thành lập, đến thời Trần, Văn Miếu Thăng Long mang trong mình nét mới với việc ba người Việt Người Việt Nam đầu tiên được nhà Trần đưa vào phối thờ ở Văn Miếu là Chu Vă An. Năm 1370, thời vua Trần Nghệ Tông, sau khi mất, Chu Văn An ‘được truy tặng tước Văn Trinh công, ban cho tòng tự ở Văn Miếu’(7). Chu Văn An (1292 – 1370) là người làng thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì, nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ông là thầy giáo của thái tử Trần Vượng – sau là vua Trần Hiến Tông và là một trong những vị tư nghiệp đầu tiên của trường Quốc Tử Giám. Ông còn là tác giả của bộ Tứ thư thuyết ước, tóm tắt bốn bộ sách lớn Luận Ngữ, Đại học, Trung Dung, và Mạnh Tử dùng làm giáo trình giảng dạy cho người Việt. Có thể nói Chu Văn An là người có những đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục thời Trần. Ông cũng là một nhà Nho khẳng khái, dũng cảm và trung trực bởi chính ông là người từng dâng Thất trảm sớ, đề nghị nhà vua cho chém bảy tên nịnh thần để giữ yên tình hình chính sự trong nước. Ca ngợi ông, Ngô Sĩ Liên viết: “Hãy lấy Văn Trinh mà nói, thờ vua tất cả thẳng thắng can ngăn, xuất xử thì làm theo nghĩa lý, đào tạo nhân tài thì công khanh đều ở cửa ông mà ra, tiết tháo cao thượng thì thiên tử cũng thể bắt làm tôi được. Huống chi tư thế đường hoàng mà đạo làm thầy được nghiêm, giọng nói lẫm liệt mà bọn nịnh hót phải sợ. Ngàn năm về sau, nghe phong độ của ông, há không làm cho kẻ điêu ngoa thành liêm chính, người yếu hèn biết tự lập được hay sao?… Ông thực đáng được coi là ông tổ của các nhà Nho yêu nước Việt ta mà thờ vào Văn Miếu” (8). Một năm sau khi vua Chu Văn An được đưa vào thờ tại Văn Miếu Thăng Long, năm 1371, cũng dưới thời vua Trần Nghệ Tông, người Việt Nam thứ 2 là Trương Hán Siêu tiếp tục được ban cho “tòng tự ở miếu Khổng tử”(9) Trương hán Siêu, tự là Thăng Phủ, người xã Phúc Am, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ông từng làm quan dưới bốn triều vua nhà Trần là: Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trấn Hiến Tông, và Trần Dụ Tông. Trương Hán Siêu đã từng giữ chức Hàn lâm viện học sĩ, là người cứng cỏi, giỏi văn chương chính sự. Ông cùng Nguyễn Trung Ngạn biên định bộ Hoàng triều đại điển, khảo soạn bộ Hình sự . Ông là tác giả của bài phú Sông Bạch Đằng, khái quát chiến công của quân dân nhà Trần chống quân Nguyên. Với uy tín và học vấn của mình, Trương Hán Siêu đã được các vua Trần từng gọi bằng Thầy. Ông cũng là một trong những đại diện của Nho giáo thời Trần, đứng trên lập trường, quan điểm của Nho giáo để phê phán hệ tư tưởng khác trong đó có Phật giáo. Trong bài bia ở chùa Khai Nghiêm, Bắc Giang do ông soạn có đoạn viết: "Hiện nay thánh triều đem giáo hoá nhà vua như cơn gió thổi lên để chấn chỉnh phong tục đồi bại, thì dị đoan cần bỏ, chính đạo nên theo. Phàm kẻ sĩ phu không phải đạo Nghiêu Thuấn không nên tâu ở trước vua; không phải đạo Khổng Mạnh không nên chép thành sách; thế mà [nhiều kẻ không làm thế] cứ chăm chăm lầm rầm niệm Phật thì hòng nói dối ai?" (10). Trương Hán Siêu thống lĩnh quân Thần Sách trấn thủ Hoá Châu, sau mắc bệnh, trởvề rồi chết, được tặng Thái phó (11). Năm 1380, dưới triều vua Trần Phế Đế, người Việt Nam thứ 3 và là người Việt Nam cuối cùng được đưa vào phối thờ ở Văn Miếu. Đó là Đỗ Tử Bình (12). Những ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư về Đỗ Tử Bình chỉ cho biết ông là người đã từng trải qua các chức Ngự tiền học sinh, Thị giảng, giữ việc Viện Xu mật, đồng Tri môn Hạ Bình Chương sự, Hành khiển và có nhiệm vụ trấn giữ ở Hóa Châu để ngăn ngừa Chiêm Thành quấy rối. Tuy nhiên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã cung cấp thêm thông tin về quê quán của Đỗ Tử Bình. Ở mục “lời chua” của sự kiện năm 1348 khi Đỗ Tử Bình được bổ dụng làm Thị giảng có ghi: “Tử Bình: Chưa rõ người ở đâu. Sách An Nam chí của Cao Hùng Trưng, nhà Minh chép: “ở huyện Cổ Lan có vườn Tử Bình, trong vườn có mai, trúc, khe suối và hồ ao, là một chỗ thắng cảnh trong huyện để du thưởng”. Như thế có lẽ Tử Bình là người huyện Cổ Lan? Huyện Cổ Lan tức là Đông Quan ngày nay, thuộc tỉnh Như vậy, chỉ riêng trong một triều đại – triều Trần – cùng một lúc đã có 3 người Việt được đưa vào phối thờ ở Văn Miếu bên cạnh các nhà Nho Trung Hoa. Tuy nhiên, không phải cả ba người này đều được tiếp tục thờ tự cho đến ngày nay. Những ghi chép của Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử ký tiền biên cho biết đến khoảng thế kỷ XVIII, Trương Hán Siêu và Đỗ Tử Bình không còn được tiếp tục thờ ở Văn Miếu (15), duy nhất còn một mình Chu Văn An tiếp tục được phối thờ tại giải vũ phía tây nhà Văn Miếu cùng với Thất thập nhị hiền. Trong phần đầu của bài viết này, chúng tôi không đi sâu vào việc luận giải lý do vì sao các nhà Nho Việt được chọn vào phối thờ và sau này không được tiếp tục phối thờ ở Văn Miếu (16) mà chỉ muốn nhấn mạnh đến sự kiện nhà Trần đã đưa ba người Việt Nam vào phối thờ cùng với những nhà Nho Trung Hoa – những người đã có công sáng lập và phát triển Nho giáo – và nhìn nó như là dấu ấn Việt hóa của Nho giáo Việt Nam thời Trần. 2. Đến dấu ấn Việt hóa của Nho giáo ở thời Trần 2.1. Điều đầu tiên cần khẳng định là không phải đến nhà Trần, Nho giáo ở Việt 2.2. Tuy nhiên, khi nói đến dấu ấn Việt hóa của Nho giáo Việt Nam thời Trần, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến sự kiện nhà nước phong kiến chính thức đưa người Việt vào phối thờ tại Văn Miếu Thăng Long – nơi thờ tự hàng đầu trong hệ thống các di tích thuộc Nho giáo. Dấu ấn Việt hóa quan trọng của Nho giáo ở thời Trần sẽ thể hiện rõ nét hơn khi đặt trong tương quan so sánh với triều Lý và triều Lê, những triều đại được coi là đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của Nho giáo Việt Trước tiên chúng ta hãy điểm lại những dấu mốc quan trọng của nhà Lý trong việc tạo dựng những cơ sở đầu tiên cho sự hình thành Nho giáo ở Việt Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Miếu thờ Khổng Tử nguyên gốc có ở Trung Quốc. Năm thứ 27, niên hiệu Khai Nguyên thời Đường, Khổng Tử được phong là Văn Tuyên Vương nên miếu thờ Khổng Tử gọi là Văn Tuyên Vương miếu. Từ thời Nguyên, Minh về sau phổ biến gọi là Văn miếu (20). Như Văn miếu Thăng Long của thời Lý có nội dung và tên gọi giốngvới Văn miếu/Khổng Tử miếu ở Trung Quốc. Năm 1076, Quốc Tử Giám được xây dựng, triều Lý chọn “quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám” (21). Quốc Tử Giám cũng là tên gọi có nguồn gốc sâu xa từ các trường học có từ thời Hạ, Thương, Năm1075, lần đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, vua Lý Thánh Tông cho tổ chức khoa thi Minh kinh Bác học và thi Nho học tam trường (23) để tuyển lựa nhân tài. Việc tổ chức thi cử của nhà Lý cũng không nằm ngoài sự mô phỏng của phương pháp lựa chọn nhân tài của Trung Hoa. Từ thời Tùy trở về trước (tức là trước thế kỷ VII), việc tuyển chọn người tài ở Trung Hoa thì tiến cử là chính, thi cử là phụ. Sau khi thống nhất Trung Quốc, nhà Tùy sáng lập ra khoa cử – bước tiến bộ trong chế độ tuyển chọn nhân tài (24) ở thời điểm bấy giờ – tức là tuyển lựa nhân tài qua thi cử. Từ thời Đường về sau, khoa cử ở Trung Hoa ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và lựa chọn nhân tài của chính quyền trung ương. Như vậy, nhìn một cách tổng thể, Nho giáo Việt Nam thời Lý có nhiều điểm tương đồng với Nho giáo Trung Hoa cả về việc thờ phụng người sáng lập ra học thuyết Nho giáo và về hình thức tổ chức khoa cử. Thế kỷ XV, sau khi giành độc lập dân tộc, nhà Lê đã đưa Nho giáo Việt Bên cạnh việc tiếp tục vẫn thờ người Việt trong Văn Miếu đã có từ thời Trần, việc đề cao Nho giáo của nhà Lê thể hiện trên nhiều lĩnh vực: triều đình cho miễn lao dịch với những người thi đỗ và học tập ở Quốc Tử Giám; định rõ thể lệ, thời gian cho các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình; đặt các chức Ngũ Kinh Bác sĩ, ban cấp các bản in Ngũ Kinh của Nhà nước cho Quốc Tử Giám… Trong đó vị vua có nhiều đóng góp nhất phải kể đến vua Lê Thánh Tông với những sự kiện đáng ghi nhận: Năm 1472, vua Lê Thánh Tông cho định lệ tư cách của Tiến sĩ (25). Năm 1483, nhà Lê cho sửa Văn Miếu – Quốc Tử Giám: “làm điện Đại Thành, đông vu, tây vu ở Văn Miếu, cùng điện Canh Phục, kho chứa ván in, kho chứa đồ tế lễ, đông tây đường nhà Minh Luân” (26). Năm 1484, lần đầu tiên vua Lê Thánh Tông cho dựng bia đá tại Văn Miếu ghi tên tuổi, quê quán của những người đỗ Tiến sĩ, bắt đầu từ khoa thi Nhâm Tuất năm Đại Bảo thứ 3 (năm 1442) triều Lê Thái Tông trở đi (27). Hàn lâm viện Thừa chỉ Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung đã khẳng định tinh thần đề cao giáo dục Nho học của nhà Lê trên nội dung văn bia: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp”(28). Cũng trong năm này, nhà Lê còn quy định về việc ban cấp tiền cho sinh viên ba xá (Thượng xá sinh, Trung xá sinh và Hạ xá sinh) ở trường Quốc Tử Giám (29). Sau Lê Thánh Tông, các vị vua tiếp theo của nhà Lê vẫn tiếp tục đề cao và phát triển Nho học. Đối chiếu với lịch sử khoa cử Trung Hoa, chúng ta thấy, những quy định của nhà Lê về việc tổ chức thi Hương, thi Hội, thi Đình; về phân loại danh hiệu dành cho những người đỗ Tiến sĩ (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp và Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân), việc dựng bia Tiến sĩ và nhiều quy định khác đối với Nho giáo và Nho học… ở những phương diện nhất định vẫn không nằm ngoài sự ảnh hưởng, tiếp nhận của Nho giáo Trung Hoa. Nho giáo đời Trần mặc dù ít được các nhà nghiên cứu chú ý so với triều Lý và triều Lê nhưng những trình bày ở trên cho thấy nho giáo thời Lý và thời Lê có nhiều điểm tương phỏng Nho giáo Trung Hoa trong khi với việc đưa người Việt Nam vào phối thờ ở Văn Miếu, Nho giáo của thời Trần đã mang một tính chất khác hẳn. Sự kiện này cho thấy lúc này Văn miếu Việt Ngoài ra, ở thời Trần còn xuất hiện xu hướng chống chủ nghĩa giáo điều trong Nho học cũng như xu hướng muốn sửa chữa và uốn nắn ngay những nguyên lý và tín điều của Nho giáo. 2.3. Đặt trong bối cảnh cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa ở giai đoạn đầu của thời kỳ độc lập, tự chủ sau 1000 năm Bắc thuộc; so sánh với hai triều đại gần kề (nhà Lý và nhà Lê), việc đưa các nhà Nho Việt vào phối thờ tại Văn Miếu Thăng Long của nhà Trần đã ghi dấu ấn đáng kể trong việc chuyển Nho giáo mang đậm ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa sang Nho giáo mang yếu tố Việt ở khía cạnh nhà nước chính thống. Cho đến hết thời kỳ phong kiến ở Việt Nam – ở các triều đại tiếp theo (Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn và triều Nguyễn) – không có người Việt Nam nào được đưa vào phối thờ thêm ở Văn Miếu cho nên sự kiện này của nhà Trần có thể nói là sự kiện “vô tiền khoáng hậu” trong việc người Việt đã dần biến Nho giáo của Trung Hoa thành Nho giáo của Việt Nam. Việc đưa người Việt vào phối thờ cùng các nhà Nho Trung Hoa đã khẳng định vai trò của nhà Trần trong việc sử dụng Nho giáo như biểu hiện mạnh mẽ của sự trưởng thành của dân tộc Việt. Chọn hai nhà Nho là Chu Văn An và Trương Hán Siêu vào phối thờ ở Văn Miếu là thông điệp của nhà Trần trong việc khẳng định Việt Tiên thì: “Bậc danh nho các đời có bài trừ được dị đoan, truyền giữ được đạo thống trị thì mới được cho tòng tự ở Văn Miếu, thế là để tỏ rõ đạo học có ngọn nguồn” (30). Trả lời câu hỏi tại sao nhà Trần lại đưa một vị quan võ như Đỗ Tử Bình vào phối thờ ở Văn Miếu là điều đáng quan tâm và cần được nghiên cứu thêm. Nhưng ít nhất nó cũng cho thấy đối tượng mà nhà Trần đưa vào phối thờ không chỉ đơn thuần là các đại diện của Nho giáo mà còn có cả đại diện của yếu tố quyền lực của chính quyền nhà nước. Điều này phần nào phản ánh thế giới quan và nhân sinh quan của nhà Trần lúc bấy giờ. 2.5. Như vậy, bên cạnh những đóng góp to lớn của nhà Lý, nhà Lê đối với Nho giáo Việt Nam, khi nói đến dấu ấn Việt hóa của Nho giáo Việt Nam không thể không nhắc đếnntriều Trần, một triều đại đặc biệt không chỉ lừng danh với ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông, với việc tạo ra dòng Phật giáo mang yếu tố Việt (Trúc Lâm và Thảo Đường) mà còn là triều đại có công tạo ra sự khác biệt cho Nho giáo Việt Nam với Nho giáo Trung Hoa. Một lần nữa, điều này khẳng định “bản lĩnh”, “bản sắc”, “khả năng ứng biến” (như chữ dùng của GS. Trần Quốc Vượng), tính uyển chuyển của con người Việt Nam, của văn hóa Việt Nam trong quá trình tiếp xúc, giao lưu với văn hóa phương Bắc nói riêng và văn hóa nước ngoài nói chung. 1.Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Triết học, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb. KHXH, H., 1993, tập 1, tr.80. 2. Lịch sử tư tưởng Việt 3. Tứ phối: Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư và Mạnh Tử 4. Thập triết: Trong số học trò của Khổng Tử có 10 người thật xuất sắc từng được Khổng Tử nêu tên, tiêu biểu cho từng mặt đức hạnh, ngôn ngữ, văn học và chính sự. Nho gia đời sau gọi 10 vị này là Thập triết (mười người hiền triết, xuất sắc nhất sau hàng Tứ phối). Về sau, Nhan Uyên, Tăng Sâm được nâng lên hàng Tứ phối, còn lại 8 người, nâng Hữu Nhược (thuộc hạng Hiền) chọn thêm Chu Hy gọi chung là Thập triết. Gồm: Mẫn Tử Tổn, Nhiễm Ung, Đoan Mộc Tứ, Trọng Do, Bốc Thương, Hữu Nhược, Nhiễm Canh, Tể Dư, Nhiễm Cầu, Ngôn Yển, Chuyên Tôn Sư, Chu Hy. 5. Thất thập nhị hiền: 72 học trò giỏi của Khổng Tử là theo số ghi trong sách Khổng miếu đồ, bao gồm cả Tứ phối và Thập triết. Nếu không tính Hữu Nhược đã xếp lên hàng Thập nhị triết thì còn 61 người khác, kê theo danh sách ghi trong Tống sử. 1. Đam Đài Diệt Minh, tự Tử Vũ 2. Nguyên Hiến, tự Tự Tử 3. Nam Cung Quất, tự Tử Dung, hoặc 4. Thương Cù, tự Tử Mộc 5. Tất Điêu Khai, tự Tử Nhược 6. Tư Mã Canh, tự Tử Ngưu 7. Nhan Hạnh, tự Tử Liễu 8. Vu Mã Thi, tự Tử Kỳ 9. Tào Tuất, tự Tử Tuần 10. Công Tôn Long, tự Tử Thạch 11. Tần Thương, tự Phi Tư 12. Nhan Cao, tự Tử Kiêu, có tài liệu ghi là Nhan Khắc 13. Nhưỡng Tứ Xích, tự Tử Đồ 14. Thạch Tác Thục, tự Tử Minh 15. Công Hạ Thủ, tự Tử Thặng (Thừa) 16. Hậu Xử, tự Tử Lý (Thạch Xử) 17. Hề Dung Điểm, tự Tử Triết 18. Nhan Tổ, tự Tử Tương 19. Câu Tỉnh Cương, tự Tử Mạnh 20. Tần Tổ, tự Tử 21. Huyện Thành, tự Tử Kỳ 22. Công Tổ Cú Tư, tự Tử Chi 23. Yến Cấp, tự Tư 24. Nhạc Khái, tự Tử Thanh 25. Dịch Hắc, tự Tích 26. Khổng Trung, tự Tử Miệt 27. Công Tây Điểm, tự Tử Thượng 28. Nhan Chi Bộc, tự Tử Thúc 29. Thi Chi Thường, tự Tử Hằng 30. Tần Phi, tự Tử Chi 31. Phật Bất Tề, tự Tử Tiện 32. Công Dã Tràng, tự Tử Trường (Tử Chi) 33. Công Tích Ai, tự Quý Thứ (Quý Huống) 34. Cao Sài, tự Tử Cao Dung 35. Phàn Tu, tự Tử Trì (Phàn Trì) 36. Công Tây Xích, tự Tử Hoa 37. Lương Chiên, tự Thúc Ngư 38. Nhiễm Nhụ, tự Tử Lỗ 39. Bá Kiên, tự Tử Tích 40. Nhiễm Quý, tự Tử Sản 41. Tất Điêu Xỉ, tự Tử Liễn 42. Tất Điêu Đồ Phủ, tự Tử Văn 43. Thương Trạch, tự Tử Tú 44. Nhậm Bất Tề, tự Tuyển 45. Công Lương Nhụ, tự Tử Chính 46. Công Kiên Định, tự Tử Trung 47. Kiêu Đan, tự Tử Gia 48. Hản Phú Hắc, tự Tử Sách 49. Vinh Kỳ, tự Tử Kỳ 50. Tả Nhân Dĩnh, tự Tử Hành 51. Trịnh Quốc, tự Tử Đồ 52. Nguyên Kháng, tự Tử Tịch 53. Liêm Khiết, tự Dung và Tử Tháo 54. Thúc Trọng Hội, tự Tử Kỳ 55. Công Tây Dư Như, tự Tử Thượng 56. Bang Tốn, tự Tử Liễm 57. Trần Kháng, tự Tử Kháng (Tử Cầm) 58. Cầm Trương (Cầm Lao), tự Tử Khai 59. Bộ Thúc Thăng, tự Tử Xa 60. Thân Chành, tự 61. Nhan Khoái, tự Tử Thanh 6. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb KHXH, H., 1993, tr.257. 7. Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Nxb KHXH, H., 1993, tr. 151. 8. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb KHXH, H., 1993, tr.152-153 9. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb KHXH, H., 1993, tr. 156. 10. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb Sử học, H., 1960, tr. 188 11. Thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 4 (1823), Trương Hán Siêu được cho phụ thờ ở miếu Lịch đại đế vương. 12. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb KHXH, H., 1993, tr. 167 13. Nay thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. 14. Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1, Nxb Giáo dục, H., 1998, tr. 620 – 621. 15. Ngô Thì Sĩ, Đạị Việt sử ký tiền biên, Nxb KHXH, H., 1997, tr. 470. Làm rõ hơn về ý kiến này, các sử gia phong kiến cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình trong việc đưa Trương Hán Siêu và Đỗ Tử Bình vào phối thờ ở Văn Miếu. Với Trương Hán Siêu, sử thần Ngô Sĩ Liên viết: “Trương Hán Siêu là ông quan văn học, vượt hẳn mọi người, tuy cứng cỏi, chính trực nhưng lại chơi với kẻ không đáng chơi, gả con gái cho người không đáng gả… Thời Minh Tông, Hán Siêu làm Hành Khiển, khinh bỉ người cùng hàng, đến nỗi vu cho Phạm Ngộ, Lê Duy nhận hối lộ” [Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Nxb KHXH, H., 1993, tr.153, 156]. Còn với Đỗ Tử Bình, Ngô Sĩ Liên lên án: “Tử Bình lén đánh cắp vàng cống của Bồng Nga, tâu bậy lừa vua, để đến nỗi Duệ Tông đi tuần phương nam không trở về nữa, nước nhà từ đó liên tiếp có tai hoạ Chiêm Thành vào cướp, tội ấy giết cũng chưa đáng, còn học nhảm chiều người thì chê trách làm gì?” [Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Nxb KHXH, H., 1993, tr.167] 16. Với trường hợp của Đỗ Tử Bình và Trương Hán Siêu. 17. Lịch sử tư tưởng Việt 18. Phan Đại Doãn (CB), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 1998, tr. 9. 19. Một số vấn đề về Nho giáo Việt 20. Từ điển Từ Nguyên, Nhà in sách Thương vụ, Trung Quốc, 1997, tr. 737. 21. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Nxb KHXH, H., 1993, tr.280. 22. Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Văn Miếu – Quốc Tử Giám và chế độ học hành thi cử Việt Nam, Đề tài NCKH (chưa xuất bản), H., 1994, tr. 3 23. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Nxb KHXH, H., 1993, tr.277. 24. Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Văn Miếu – Quốc Tử Giám và chế độ học hành thi cử Việt Nam, Đề tài NCKH (chưa xuất bản), H., 1994, tr.35, 40 25. Đệ nhất giáp người đỗ thứ nhất cho Chánh Lục phẩm, người đỗ thứ nhì cho Tòng Lục phẩm, người đỗ thứ ba cho Chánh Thất phẩm, đều được ban chữ “Tiến sĩ cập đệ”. Đệ nhị giáp cho Tòng Thất phẩm, được ban chữ “Tiến sĩ xuất thân”. Đệ tam giáp cho Chánh Bát phẩm, được ban chữ “Đồng Tiến sĩ xuất thân”. [Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB KHXH, H., 1993, tr. 459.] 26. Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Nxb KHXH, H., 1993, tr. 486 27. Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Nxb KHXH, H., 1993, tr. 491 – 492 28. Ngô Đức Thọ (CB), Văn Miếu – Quốc Tử Giám và 82 bia Tiến sĩ, H., 2002, tr. 84 29.Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Nxb KHXH, H., 1993, tr. 491. 30. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb KHXH, H., 1993, tr. 156 |
Cập nhật ( 18/11/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com