ĐÁNH GIÁ BỐN NĂM THỰC HIỆN CHỈ ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO * Bùi Hữu Dược Vụ trưởng Vụ Tôn giáo Ban Tôn giáo Chính phủ Từ năm 1998 tới 2003 Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì phối hợp với ban Dân tộc và các ngành, các địa phương tổ chức khảo sát, nghiên cứu về Phật giáo nam tông đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) để có cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ giúp Giáo hội Phật giáo Việt nam (GHPGVN) nói chung và Phật giáo Nam tông nói riêng trong các hoạt động thực hiện phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, thực hiện “tốt đời, đẹp đạo”. Sau khi lấy ý kiến các vị đại diện tu sĩ, tín đồ Phật tử Phật giáo Nam tông và một số đối tượng có liên quan, đặc biệt là các vị cao tăng trong Phật giáo Nam tông Khmer, đồng thời qua làm việc với GHPGVN, các cơ quan, hữu quan, Ban Tôn giáo Chính phủ đã trình Chính phủ về 07 vấn đề liên quan đến Phật giáo Nam tông Khmer (PGNTKM):
2. Thông qua GHPGVN mở một số trường, lớp cho sư sãi Khmer tu học (theo đề nghị của Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh có Phật giáo Khmer, được GHPGVN và chính quyền địa phương đồng ý trình Thủ tướng (qua Ban Tôn giáo Chính phủ) chấp thuận, cụ thể: – Mở lớp trong chùa (thường gọi là lớp Pali, vini cơ sở; Phật học cơ sở; sơ cấp Pali, vini; sơ cấp Phật học), ở những chùa có nhu cầu và đủ điều kiện. Xuất phát từ truyền thống tu học của PGNTKM trong chùa có mở lớp học nhưng chưa có văn bản quy định. – Mở một số trường Trung cấp Pali (Phật học), theo nhu cầu và điều kiện của Phật giáo ở địa phương (của từng tỉnh hoặc liên tỉnh) để giúp cho chư Tăng có trình độ hoạt động Phật sự và những người khi xuất tu có trình độ để tham gia vào xây dựng và phát triển kinh tế văn hoá ở địa phương. – Mở Học viện Phật giáo Nam tông, đào tạo Tăng tài trong Phật giáo Nam tông, làm nòng cốt trong đồng bào dân tộc Khmer, đồng thời giúp chư Tăng không phải sang một số nước tu học ở bậc Trung cấp và Cao cấp giảm tốn kém tiền của và mất thời gian đi lại. 3. Về kinh sách: Trước mắt: Các chùa chưa có bộ Đại tạng kinh bằng chữ Khmer được nhập về theo đúng quy định của Pháp luật Nhà nước về nhập văn hoá phẩm, kinh sách, không để tổ chức Khmer Campuchia Krôm lợi dụng đưa kinh sách vào trong nước, rồi lồng đưa vào tài liệu phản động. Lâu dài: Tạo điều kiện cho GHPGVN xuất bản kinh sách bằng chữ Khmer ở trong nước. 4. Đề nghị cho chùa Khmer khắc dấu của chùa, giúp cho Ban Quản trị và sư trụ trì chùa thực hiện việc quản lý nội bộ, quản lý cơ sở vật chất, tài sản chùa và cũng là giúp cho GHPGVN quản lý hành chánh đạo đến từng chùa. 5. Đề nghị khảo sát đánh giá xếp hạng di tích lịch sử đối với những chùa có công với cách mạng theo quy định của Nhà nước, nhằm động viên sư sãi và đồng bào Khmer, tránh bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc chế độ ta, đồng thời cũng là đảm bảo cơ sở pháp lý về lâu dài thông qua việc lập hồ sơ để giúp GHPGVN thực hiện công tác quản lý đến từng chùa được tốt hơn. 6. Xét khen thưởng cho những vị sư sãi có công với cách mạng, tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và những vị sư có đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng đất nước từ sau năm 1975 đến nay. 7. Giúp GHPGVN làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho sư sãi (giấy chứng nhận tu sĩ), để công tác quản lý hoạt động của Phật giáo được thuận lợi, an ninh trật tự được bảo đảm. Đầu năm 2004, Chính phủ đã “đồng ý với các đề xuất của Ban Tôn giáo Chính phủ tại Tờ trình nêu trên. Từng vấn đề cụ thể giao Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện”. Trong quá trình thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, BTGCP phủ đã phối hợp cùng các ngành, các địa phương triển khai thông qua GHPGVN. từ 2004 tới nay BTGCP phối hợp với GHPGVN đã tổ chức 2 Hội nghị chuyên đề về PGNTKM, tại Sóc Trăng 2004, tại Cần Thơ 2006 và Hội nghị lần thứ ba tại Bạc Liêu 2008. Tính đến nay kết quả đã đạt được: 1- Thống nhất tên gọi: Hệ phái Phật giáo 2- 452/452 chùa Khmer đã khắc dấu chùa và đã đưa vào sử dụng từ 2005. 3- Hỗ trợ lớp học trong chùa (sơ cấp phật học) đợt 1 được 50 chùa, số còn lại tiếp tục hỗ trợ qua ngân sách địa phương. 4- Học viện Phật giáo 5- Việc lập hồ sơ chùa và khen thưởng cho sư có công với cách mạng đã triển khai tại một số tỉnh. Qua chủ trương trên, tháp mộ của Hoà thượng Hữu Nhem ở Cà mau, tháp mộ của Hoà thượng Thạch Xom Phó pháp chủ GHPGVN ở Trà vinh… đã được nhà nước hỗ trợ xây dựng để ghi nhận công lao của các vị với đạo pháp và dân tộc. Từ chủ trương trên trong những năm gần đây nhiều đoàn đại biểu ưu tú của Phật giáo các địa phương ở ĐBSCL đã được tạo điều kiện ra Thủ đô, viếng lăng Bác Hồ, đi thăm các địa phương … 6- Đã cấp chứng điệp chứng nhận tu sĩ đợt I cho một số sư Khmer. 7- Việc in kinh thường tụng chữ Khmer: thông qua GHPGVN đã in 36 đầu sách với tổng số 182.468 cuốn kinh gửi tới tận các chùa. Tháng 11/2007 GHPGVN đã cử một đoàn sư Tăng sang Campuchia thỉnh trên 80 đầu kinh sách chữ Khmer và đã hợp đồng in 52 đầu kinh sách tại Việt * Đánh giá bước đầu về việc triển khai chỉ đạo của Thủ tướng: – Triển khai một số nội dung liên quan tới hoạt động của PGNTKM, đã góp phần giúp công tác quản lý hành chính đạo trong GHPGVN nói chung, PGNTKM nói riêng từng bước nâng cao vai trò lãnh đạo của Phật giáo các địa phương và của TW GHPGVN (VP2). TW GHPGVN, Ban trị sự Phật giáo địa phương đã sát sao, chủ động cử người có trách nhiệm đến tận từng tỉnh, đến các chùa để nắm tình hình và hướng dẫn, giúp đỡ, tháo gỡ những vướng mắc cụ thể, nâng cao vị thế của GHPGVN ngôi nhà chung của Phật giáo Việt nam. – Chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, đã đi vào cuộc sống ngày một có hiệu quả, góp phần tích cực cho các hoạt động, tu học của Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tới hoạt động của PGNTKM, góp phần xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước – Chính quyền, Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố có Phật giáo Nam tông Khmer có điều kiện quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ PGNTKM đồng thời có điều kiện để sâu sát với hoạt động của Phật giáo, của PGNTKM. * Lý do một số việc còn tồn đọng là: + Bên cạnh sự quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ của các cấp chính quyền đối với Phật giáo địa phương, một số nơi trong quá trình triển khai thực hiện thường chỉ tập trung theo phương pháp hành chính; chưa linh hoạt trong giải quyết đối với một vài trường hợp. + Còn thiếu một số văn bản liên tịch hướng dẫn cụ thể, phù hợp với đặc thù của Phật giáo ở một số lĩnh vực như: vấn đề công nhận chùa di tích, chùa có công với cách mạng; cá nhân có công với cách mạng. + Sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa GHPGVN, Ban Trị sự Phật giáo các địa phương với các ngành, các cấp có liên quan. * Một số đề nghị để tiếp tục triển khai có hiệu quả các nội dung trên: Trên cơ sở những trình bày trên, để GHPGVN nói chung, hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng trong hoạt động, sinh hoạt, tu học đảm bảo tính biệt truyền của hệ phái trong ngôi nhà chung GHPGVN được tốt hơn, triển khai thực hiện những nội dung còn lại như đề nghị của Giáo hội như sau: 1. Xác định để thống nhất mô hình chuẩn của lớp học, trường học trong chùa; thống nhất chương trình học và việc cấp giấy chứng nhận tu học của các sư hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, làm nhanh thủ tục xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer. 2. Tiếp tục in kinh sách cho sư sãi, tín đồ tu học. 3. Tiếp tục cấp chứng điệp cho sư sãi (tổ chức theo đợt). 4. Bồi dưỡng, bổ nhiệm trụ trì và xây dựng các ban quản trị chùa đủ trình độ, năng lực quản lý hoạt động và cơ sở vật chất của chùa. 5. Thúc đẩy việc xem xét công nhận chùa di tích, sư có công với cách mạng. * Giải pháp: Đối với Giáo hội PGVN: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý hành chính đạo với Phật giáo địa phương, tạo sự chủ động hơn nữa đối với Phật giáo cơ sở. GHPGVN chỉ đạo sâu sát hơn nữa theo theo hệ thống Giáo hội để nắm bắt kịp thời những ý kiến, những kiến nghị cụ thể của các sư, các chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer để được hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời. Đối với cơ quan Nhà nước: Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) các địa phương tham mưu với UBND tỉnh hướng dẫn giúp đỡ Phật giáo địa phương chủ động giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền. Phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh cùng tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện những nội dung trên đến tận từng chức sắc, từng ngôi chùa của hệ phái Phật giáo Trên đây là một số nội dung liên quan đến hoạt động, sinh hoạt, tu học của GHPGVN nói chung, của hệ phái Phật giáo |
Cập nhật ( 31/10/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com