ĐẶNG THẾ PHONG – CON THUYỀN KHÔNG BẾN… * Đặng Thái Minh Ai đã nói : “Những người nổi tiếng thường là những người không được ai biết”, từ “biết” ở đây được dùng với nghĩa “thấu hiểu, cảm thông”. Trường hợp Đặng Thế Phong, tác giả của Con thuyền không bến và Giọt mưa thu là một minh họa sinh động cho nhận xét trên. Con người tài hoa nhưng bệnh bạc ấy, sau khi để lại cho đời (mấy bản nhạc chứ danh đã biến mất và trở thành ngọn nguồn cho vô số huyền thoại gần như phi lý. Đặng Thế Phong một vì sao sa, vừa chớm xuất hiện trên nền trời âm nhạc đã vụt băng khiến hàng triệu người ngưỡng mộ không kịp bàng hoàng… Đặng Thế Phong sinh năm 1918 trong một gia đình thường thường bậc trung ở Nam Định. Ông thân sinh ra Đặng Thế Phong là cụ Đặng Hiển Thế làm thông phán Sở Trước Bạ. Trên Đặng Thế Phong có một người anh, một người chị dưới có ba người em gái. Gia đình đông đúc như thế nên khi chẳng may bố mất sớm, bà mẹ không xao quán xuyến nổi. Tài sản cụ Hiển Thế để lại có một hộp bánh qui đựng đầy vàng lá, nhưng ụ bà buồn vì thua bán lỗ lại bị giật nợ nên gia tư mau chóng sa sút, đời sống túng thiếu đủ mọi mặt. Bà Bạch Tuyết, người chị trên Đặng Thế Phong 2 tuổi kể : “Bữa cơm thường chỉ có một lạng rưỡi thịt với một đĩa rua muống cho cả nhà (7 người). Cậu Phong đang tuổi lớn nên lúc nào cũng thấy đói, hễ đi học về là sà vào bếp…có gì ăn nấy”. Do thiếu ăn, cơ thể thuyền xuyên ở trạng thái suy nhược, sức học của Phong sút dần. Học đến năm thứ hai trường Paul Doumer (tương đương lớp 7 bây giờ) Phong bỏ ngang vì chán nản. Sức đâu, đầu óc đâu mà học chữ nữa ? Mới ngần ấy tuổi đầu, Phong đã thấy cuộc đời mình bế tắc. cậu ngán ngẩm vì cái cảnh ngày ngày phải ra vào trong một ngôi nhà có những 2 cửa lớn và 28 cửa on với đầy đủ sập gụ, tủ chén, tràng kỷ, xa lông khảm xà cừ nhưng bụng lúc nào cũng sôi lên sùng sục vì đói. Trong túi không một xu nhỏ nhưng lúc nào ra đường cũng phải bảnh bao. Có lần có người nhà quê đi ngang nhà Phong thấy Phong đang vận complet trắng…bổ củi đã tấm tắc khen : “Gớm, bồi ở Sau khi nghỉ học văn hóa, Đặng Thế Phong ghi tên học trường Beaux Arts (Mỹ thuật Hà Nội), giống như ta ghi tên học các lớp năng khiếu không chính qui bay giờ vậy. thầy dạy Đặng Thế Phong là giáo sư Tardieu. Có lần Phong vẽ một cây cổ tụ trơ trụi không một chiếc lá, ông rất thích : “cậu vẽ đẹp lắm”, rồi nậhn xét : “Nhưng buốn quá, tôi e số cậu không thọ đâu”. Lời nhận xét ấy có ai ngờ lại trở thành lời tiên tri ứng nghiệm một cách đáng sợ. Cũng thời gian này, Đặng Thế phong có cộng tác với báo Học sinh (chủ bút là ông Phạm Cao Củng) vẽ nhiều truyện tranh : Hoàng tử Sọ Dừa, Giặc Cờ Đen..Nhuận bút không được bao nhiêu, bạn bè phải trợ giúp thêm cho phong. Đặc biệt thân với Phong có Nguyễn Huy, Đồng Tính, Đặng Thế Xương (bào huynh của Đặng Thế Phong), và Nguyễn Trường Thọ (chú của họ Đặng Thế phong, nhưng kém Phong 2 tuổi). Hồi 5 người này có một “popote” : họ thuê riêng một ngôi nhà và bao một cao đầu để cô này lo việc bếp núc, phục dịch và… chiều chuộng các chàng trai khi cần thiết. Đặng Thế phong bắt đầu làm văn nghệ thực sự trong nhóm 5 người này. Hồi còn ở Có lần cụ bà phát hiện được các bản nháp của cậu con trai, thế là toàn bộ công trình công lao miệt mài của cậu bị cụ bà cho vào chậu nước giặt chà đạp bằng tất cả sự căm giận. Nhìn con đẻ tinh thần của mình phải mất bao đêm dài trăn trở vụng trộm dưới ánh đèn dầu tù mù, chảy máu mắt mới khai sinh ra được lại bị chính mẹ đẻ của mình khai tử. Đặng Thế Phong đau xót lắm nhưng đành chịu vậy. Từ khi lên Hà Nội, Đặng Thế Phong vẫn nghèo túng, thỉnh thoảng ai cho thì có ít tiền, còn thì người bạn lớn tuổi là Nguyễn huy phải chu cấp cho, nhưng bù lại Phong được tự do hơn, tài năng văn nghệ của Phong phát triển, hoàn chỉnh dần. Phong tham gia đóng kịch ở rạp Xung quanh bài Con thuyền không bến hiện nay còn một nghi vấn : Ai là người viết lời…của bản nhạc ? Cho đến nay mọi người vẫn thừa nhận Đặng Thế Phong đã viết cả nhạc và lời của Con thuyền không bến nhưng theo bà Bạch Tuyết, chính ông Nguyễn trường thọ mới là người viết lời cho Con thuyền không bến. Bà Bạch Tuyết còn khẳng định với người viết bài này : “Điều này, người ngoài không thể biết được !”. Xin lưu ý têm với bạn đọc là trong số các chị em của ông Phong, bà Bạch Tuyết là người thân với ông nhất. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhà phê bình Lê Hoàng Long, nguyên giảng viên Trường Quốc gia Âm nhạc – Kịch nghệ Saigon, đồng thời là người cộng sự gần gũi với ông Thọ trong nhiều năm dài thì ông Thọ không đủ sâu sắc để viết nên Con thuyền không bến. Rất có thể ông Thọ có góp ý nhuận sắc cho lời nhạc nhưng tác giả đích thực của Con thuyền không bến chính là Đặng Thế Phong. Nói gọn hơn, Đặng Thế Phong là con thuyền không bến. Đêm nay htu sang cùng heo may Đêm nay sương lam mờ chân mây Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng Như nhớ thương ai chùng tơ lòng… Bốn câu trên đây nhất định phải lấy cảm hứng từ những lần Đặng Thế Phong đi chơi thuyền trên sông Đáy với chú là cụ giáo Đức vào những ngày nghỉ. Hình ảnh con thuyền trôi cô đơn trên sông ắt hẳn đã để lại những ấn tượng đặc biệt trong tâm hồn Đặng Thế Phong, gợi ra những liên tưởng tất yếu đến cuộc đời của Đặng Thế Phong. Sau này, có dịp đi thuyền trên sông thương, những suy gẫm về cuộc đời càng thêm sâu sắc: Lướt theo chiều gió, một con thuyền theo trăng trong Trôi trên sông Thương, nước chảy đôi dòng Con sông Thương mênh mang, hờ hững như cuộc đời, bên đục ngầu, bên trong veo như cuộc đời này lẫn lộn buồn vui Biết đâu bờ bến ! Thuyền ơi, thuyền trôi nơi đâu… Con thuyền Đặng Thế Phong trôi theo dòng định mệnh, không biết đi về đâu. Trên con sông thương, nào ai biết nông sâu ! Ai mà chẳng thuộc câu : Sông sâu còn có kẻ dò Nào ai bẻ thước mà đo lòng người. Viết “Trên con sông Thương, nào ai biết nông sâu”, Đặng Thế phong phủ nhận hoàn toàn khả năng cảm thông với cuộc đời. Bi kịch của Đặng Thế Phong (và của chung nhiều thanh niên cùng thời bây giờ) là ở chỗ ông hoàn toàn ý thức được số phận của mình mà không thể cưỡng lại được, đành nhắm mắt buông xuôi như con thuyền không bến. Sau bài Con thuyền không bến, Đặng Thế Phong nổi máu gaing hồ rủ Nguyễn Trường Thọ đi phiêu lưu sang tận xứ Cao Miên (1941). Đến Nam Vang (Phnompenh), hai chú cháu dừng chân lãng tử. Đặng Thế Phong mở lớp dạy nhạc kiếm sống lây lất. Sau cùng, chịu hết nổi, ông Thọ và ông Phong phải dắt nhau quay về. Hết cả tiền lộ phí, hai chú cháu phải bán brillantine giả làm thuốc cao gáin co người Cao Miên để kiếm tiền lộ đường hồi hương. Về đến Hà Nội, sức khỏe Đặng Thế Phong bắt đầu có dấu hiệu suy sụp nhưng chưa ai nghĩ rằng Đặng Thế Phong chỉ còn lại ít ngày ở thế gian này, nhất là giữa lúc tình yêu đến với nhạc sĩ. Một hôm, Đặng Thế Phong về Ngoài hiên, giạt mưa thu thánh thót rơi Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu Ai khóc ai than thở ? Vài con chim non Chiêm chiếp kêu trên cành, như nhủ trời xanh : Gió ngừng đi, mưa buồn chi cho cõi lòng lâm ly. (Giọt mưa thu) Nhạc sĩ không còn kịp thấy giọt mưa thu được công chúng đón nhận như thế nào vì sau đó ông phảu chuyển đến nằm ở phố Hàng Than uống thuốc Bắc. Bệnh vẫn không thuyên giảm, cô Bạch Yến lại theo ông vào nhà thương CỐng Vọng. Cách đây 50 năm, bệnh lao được liệt vào tứ chứng nan y, bệnh tình của Đặng Thế Phong đã đến hồi chung cuộc, điều kiện chăm sóc lại không có. Đặng Thế Phong được đưa về nhà số 9 phố Hàng Đông ( Đặng Thế Phong mất đi để lại bao nỗi tiếc nuối muộn màng. Ông ra đi quá sớm, chưa kịp đóng góp nhiều cho cuộc đời và nghệ thuật. Những gì ông đã làm cho phép người ta có quyền mong đợi ở ông nhiều hơn nữa, tuy rằng chỉ cần một trong số tác phẩm rất í của ông (Con thuyền không bến, Đêm thu, Giọt mưa thu, Sáng trắng, Sáng trong rừng và Sầm Sơn) cũng đủ đưa nhạc sĩ lên đài vinh quang rồi. Nhưng nếu cuộc đời Đặng Thế Phong không buồn đến thế thì nhạc của ông chưa chắc đã làm xúc động lòng người như thế. Ở Đặng Thế Phong, nhạc và người là một. Đặng Thế Phong đã mang nặng nỗi đau đời để hóa thân vào thế giới âm thanh tuyệt diệu và sống mãi với đời./. |
Cập nhật ( 30/05/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com