ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO HOA TÔNG Ở * Tiến sĩ Trần Hồng Liên Trong đoàn di dân từ miền Trung vào Nam khai phá vùng đất mới, có cả người Việt và những người từ Trung Quốc đến Việt Nam định cư vào nhiều thời điểm khác nhau. Phật giáo sử có đề cập sự hiên diện của nhiều Thiền sư Trung Hoa đến Việt Nhưng xét về cơ cấu tổ chức, Phật giáo Hoa tông ra đời chỉ gần 30 năm trở lại đây. Số lượng cơ sở thờ tự cũng như tu sĩ tương đối ít. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan trong quá trình phát triển đã dẫn đến hiện tượng trên. Đó cũng là biểu hiện tất yếu của quá trình hội nhập văn hóa (inculturation) của cộng đồng người Hoa vào cộng đồng Việt. Tìm hiểu những đặc điểm chính của Phật giáo Hoa tông ở Nam Bộ, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh, sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn quá trình hội nhập này. 1. Điểm dừng chân của các Thiền sư Trung Hoa vào Đàng Trong từ những thề kỷ XVI, XVII đã được ghi lại nhiều trên vùng đất Hội An thuộc Quảng Nam- Đà Nẵng. Ở miền Đông Nam Bộ, nhiều chùa cổ còn đặt bài vị và nhắc đến sự có mặt của Thiền sư Bổn Quả (đời thứ 32) và Thiền sư Nguyên Thiều, đời thứ 33 của dòng Lâm Tế. Chùa Đại Giác, chùa Kim Cang, chùa Long Thiền…ở tỉnh Đồng Nai, thuộc Cù Lao Phố xưa, đã có dấu chân hoằng hóa và những ngôi chùa do các Thiền sư Trung Hoa khai sáng và trụ trì. Tuy nhiên, rất hiếm chùa còn liên tục truyền thừa và duy trì sinh hoạt, nghi lễ thuần túy cũng như sử dụng kinh sách chữ Hán cho đến hiện nay. Tìm lại vết tích ấy có thể nhắc đến vài ngôi chùa trên địa bàn Sài Gòn xưa. Trung tâm tụ cư quan trọng của cộng đồng di dân từ Trung Quốc sang định cư thuộc quận 5 ngày nay, những điểm tập trung đầu tiên của nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau là các hội quán. Nhiều người Hoa có tuổi hiện nay còn nhắc đến vài địa điểm lớn như Nhị Phủ miếu, Ôn Lăng hội quán, Thất Phủ Quan võ miếu… có các tu sĩ Phật giáo tạm trú. Trước năm 1930, những tu sĩ Hoa theo đạo Phật sinh hoạt theo từng chùa thuộc tông phái là chính, chưa có tổ chức Giáo hội. Năm 1945, Hòa thượng Thống Lương và Thanh Thuyền xây dựng chùa Nam Phổ Đà (quận 6). Cùng thời gian này, tại quận 11 có chùa Trúc Lâm do Hoà thượng Lương Giác xây dựng; chùa Hoa Nghiêm (quân Bình Thạnh) do HT họ Dã (1952); chùa Từ Ân (quận 11) do Hoà thượng Hoằng tu (1955); chùa Vạn Phật (quận 5) do Hoà thượng Diêu Hoa và Đức Bổn (1959); chùa Thảo Đường do Hoà thượng Diệu Nguyên xây dựng vào năm 1960 ở quận 6… Như vậy, giai đoạn giữa thế kỷ XX, Phật giáo trong cộng đồng người Hoa được phục hồi và phát triển hơn so với trước đó, và đã tạo tiền đề cho sự ra đời cơ cấu tổ chức của Giáo hội Phật giáo Hoa tông Việt Nam vào năm 1972, do Hoà thượng Siêu Trẩn và Hòa thượng Thanh Thuyền đứng đầu. Lần đầu tiên, đạo Phật của các tu sĩ Trung Quốc truyền vào Việt Giáo hội có nội quy, điều lệ và mở đại hội thành lập Ban Chấp hành Trung ương vào ngày 20-5-1973. 2. Về phương diện thờ cúng, chùa của người Hoa có đặc điểm tượng thờ được đặt trong khánh để đảm bảo sự tinh khiết. Hầu hết các tượng đều được đưa về từ nhiều nước như Trên diện thờ, lư hương đựng trầm đươc đốt trong các buổi lễ và ngọn đèn dầu phộng giữ cháy liên tục, tượng trưng cho chánh pháp không bao giờ tắt! Bia công đức là một điểm đặc thù trong các chùa miếu của người Hoa, ghi lại tên và số tiền quyên góp vào việc dựng và trùng tu chùa… Tùy theo từng nhóm ngôn ngữ khác nhau, mỗi chùa có nét riêng trong đọc tụng lời kinh và pháp khí sử dụng theo phong cách riêng. Ngoài một số chùa đặt tượng La Hán, chùa Thảo Đường còn có tranh vẽ 500 La Hán, theo phong cách thờ La Hán ở Trung Quốc. Hai vị Hộ pháp trong chùa Hoa là Vi Đà Hộ Pháp và Già Lam Thánh chúng. Vào nhũng dịp lễ lớn, chùa Hoa còn tổ chức lạy các bộ sám lớn như sám Tam Thiên Phật, sám Vạn Phật, sám Lương Hoàng… Lễ tạ chư Thiên là lễ lớn và riêng có đối với các chư Tăng sĩ Phật tử theo Phật giáo Hoa Tông. Lễ được tổ chức sau ngày lễ lạy sám trong năm.Lễ vật phong phú với 10 loại 24 thứ khác nhau. Ảnh hưởng của phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian in đậm trong ghi thức thờ cúng tại chùa Hoa. Giấy tiền vàng bạc được xếp thành hình ống, đặt lên đĩa thành tháp 7 tầng, hoặc có dạng hoa sen… Trong Phật giáo Hoa Tông, lễ quy y và thọ giới không tiến hành đồng thời như ở chùa Việt. Sáng xuất gia, chiều thọ giới. An cư kiết hạ không tâp trung Tăng Ni cùng tu học mà nhập thất riêng, mỗi người tự ở hẳn trong Tăng đường; tùy phát nguyện có thể từ 49 đến 100 ngày. Lễ truyền và thọ giới thường có tục đốt liều trên đỉnh đầu. Một trong những nguyên nhân làm cho Phật giáo Hoa Tông có số lượng tu sĩ ít ỏi vì việc tu hành đòi hỏi sự kiên trì, không được hoàn tục, “thọ” nhiều giới…, trong khi cộng đồng người Hoa thì có tục con cái đông đúc mới là nhà có phúc lớn ! Khi hành lễ, Phật tử thường mặc áo tràng đen. Lúc hành lễ, tăng sĩ có tục bó ống quần để bảo đảm sự thanh khiết. 3. Một trong những nét đặc thù của Phật giáo Hoa Tông là công tác từ thiện- xã hội. Nhiều hội đoàn được hình thành từ việc bảo đảm cuộc sống của cộng đồng từ khi mới sang Việt Hoạt động từ thiện – xã hội được đẩy mạnh trong các chùa thuộc Phật giáo Hoa Tông còn xuất phát từ quan niệm hoat động từ thiện để lại phúc đức cho con cháu! Riêng trên địa bàn quận 5, nơi có đông người Hoa và chùa Hoa, đã có nhiều gương làm việc thiện, điển hình như Sư cô Tuệ Độ ở tịnh xá Quan Âm, có trên 1.000 hội viên ; Từ Đức tịnh xá có Thượng tọa Tôn Thật là Trưởng ban Từ thiện của Báo Giác Ngộ. Tháng 12- 1998 đại trai đàn chẩn tế kỳ an, kỳ siêu được tổ chức, do Phật giáo Hoa Tông đề xướng, sẽ co ý nghĩa thiết thực đối với bệnh nhân nghèo. Từ tiền ủng hộ của các tấm lòng từ thiện, Ban tổ chức sẽ phát chẩn cho người nghèo sống lang thang. Trai đàn Vạn Nhân Duyên được tổ chức để gây quỹ xây dựng trường Chánh Giác (quận 11), Việt Tú (Mỹ tho), Quảng Triệu (Thủ Dầu Một)… 4. Về việc truyền thừa, Phật giáo Hoa Tông vẫn tiếp tục kế truyền các Thầy Tổ thuộc “Ngũ gia tông phái” ở Trung Quốc. Tuy vậy, phổ biến tại Việt Nam chỉ có hai dòng Phái Lâm Tế và Tào Động. Đa số Tăng Ni người Hoa đều được truyền theo bài kệ của trí Thắng Bích Dung : “Trí Huệ Thanh Tịnh…” của dòng Lâm Tế. Riêng dòng Tào Đông chiếm số ít hơn, theo bài kệ pháp phái Vĩnh Xương Cổ Sơn: “Huệ Ngươn Đạo Đai Hưng…”. Chùa Từ Đức(quận 5), chùa Thảo Đường (quận 6)… đều thuộc phái Tào Động. Những đặc điểm nêu trên của Phật giáo Hoa Tông ở Nam Bộ là những nét lớn, chủ yếu, còn được lưu giữ đến nay, tạo nên nếp sinh hoạt đặc thù trong cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ, đặc biệt lả tại thành phố Hồ Chí Minh. Gọi Phật giáo Hoa Tông, theo sự phân phái trước đây để dễ phân biệt với nhiều giáo phái có mặt ở Sài Gòn trước năm 1975. Ngày nay, với một Ban Quản trị, đại diện có Hoà thượng Đức Bổn, Phật giáo Hoa Tông trực thuộc Giáo Hội Phật giáo Việt Nam. Hoà thượng là Thành viên Hội đồng Chứng minh và là Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Dù rằng gần 300 năm qua, đã có khá nhiều ngôi chùa Hoa do các Thiền sư Trung Hoa sang truyền đạo đã dần dần bị biến đổi theo xu thế Việt hóa, nhiều lớp đệ tử của Sơ Tổ Nguyên Thiều đã là những Thiền sư Việt Nam, nhưng do quá trình cộng cư của hai cộng đồng Hoa-Việt mang tính hòa hợp, cố kết và tự nguyện nên những nét đặc sắc trong văn hóa Phật giáo vẫn còn được lưu giữ va được phát huy, nhất là trong lĩnh vực từ thiện – xã hội, đã góp phần lớn vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo; mang lại sự giàu mạnh và thịnh vượng cho đất nước Việt Nam, mà người Hoa là thành viên trong cộng đồng 54 dân tộc cả nước! |
Cập nhật ( 14/12/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com