ĐÃ THẬT SỰ CÓ NHỮNG TRẬN HỒNG THỦY? * Minh Luân Hầu như tất cả mọi tôn giáo đều nói đến một trận hồng thủy từ thời xa xưa. Có đúng là đại hồng hồng thủy đã thực sự xảy ra hay đó chỉ là một huyền thoại? Từ người Eskimo đến dân Nhật, từ thổ dân da đỏ đến người Mỹ; từ Phật giáo đến Thiên Chúa giáo… gần như tất cả mọi dân tộc, tôn giáo đều tin rằng có một trận hồng thủy toàn cầu đã xảy ra. Hãy bắt đầu với trận hồng thủy được miêu tả trong văn bản có từ 1.700 năm trước Công nguyên của người Babylon, mang tên bài thơ của vị siêu hiền triết. Khác với Kinh Thánh, văn bản này cho rằng trận hồng thủy xảy ra không phải vì Thượng đế trừng phạt loài người do các tội lỗi của họ. “Người Babylon cho rằng các vị thần đã tạo ra loài người để làm việc thay cho họ – Nhà sử học Jean Bottéro giải thích. Lúc đầu, loài người làm tròn nhiệm vụ của mình. Nhưng sau đó – khi đã sinh sôi nhiều – tiếng ồn ào của loài người trở nên không chịu nổi đối với các vị thần ấy”. Để giải quyết vấn đề này, những thần thánh đã nghĩ ra cách tiêu diệt loài người bằng một trận hồng thủy, như là một sự thảy hồi tập thể vậy. Các trận hồng thủy trong sử sách Ấn Độ, Trung Quốc hay của người Maya có phải xuất xứ từ thần thoại của Cách đây 3 năm, các trận lụt tại Trung Quốc đã làm cho hàng trăm ngàn người chết. Năm 1953, một cơn lũ lụt ở Hà Lan đã giết chết gần 2.000 người và làm ngập 1/10 lãnh thổ. Gần đây hơn cơn lũ của sông Missippi cướp mất mạng sống 26 người, gây nhiều thiết hại nghiêm trọng. Thử tưởng tượng có những trận “hồng thủy” tương tự như thế trong thời xa xưa, lúc mà mỗi dân tộc đều ngỡ họ là duy nhất trên thế giới, sẽ thấy sự hợp lý khi một dân tộc nào đó cho rằng học đã chịu một thảm họa “toàn cầu”. Đôi khi, các truyền truyề thuyết về hồng thủy nghe thật ngộ nghĩnh. Chẳng hạn như tại Úc, thảm họa đã được gây ra bởi một con ếch khổng lồ uống hết cả nước trên Trái đất, rồi bị những con vật khác cù, ếch ta cười đến vỡ bụng…làm ngập lụt cả hành tinh! Một trong những người khai sinh ra môn phân tâm học – Sandor Ferenczi – từng nhắc đến mối dây nguyên khởi nối kết loài người với môi trường nước. Ông viết rằng hồng thủy “là dấu hiệu cổ xưa nhất, biểu hiện sự quay trở về trong bụng mẹ với nỗi lo âu trước khi chào đời và sự mừng rỡ vì đã thoát được hiểm nguy”. Như thế, hồng thủy là sự chấm dứt nhưng cũng là sự khởi đầu. Hơn nữa, trong đa số truyền thuyết, tai ương đó xảy ra bởi vì dân cư và Trái đất đã quá già, cần phải khởi đầu lại tất cả, trên những căn bản mới. Sự thay đổi lớn này có thể xảy ra nhiều lần” trong truyền thuyết của thổ dân da đỏ từng có 4 hoặc 5 lần hồng thủy. Con người Hy Lạp cổ đại thì tiên đoán cứ mỗi ngàn năm sẽ có một trận hồng thủy. Jean Bottéro nói: “Người Babylon cho rằng sau trận hồng thủy, các vị thần sữa chữa lại những sai lầm trong sự tạo lập lúc đầu của họ. Họ hạn chế tuổi tác của con người vốn lcú ấy có thể sống đến 40.000 năm, tạo ra bệnh tật và khiến cho một số phụ nữ bị vô sinh”. Như vậy, theo các truyền thuyết, nạn hồng thủy là một công cụ để kiểm soát dân số. mặt khác, hồng thủy được dùng để giải thích Trái đất như vốn thế, với những bất hạnh và tăng trầm, là điểm chuyển tiếp từ thế giới tưởng tượng, huyền thoại, sang thế giới hiện thực”. Ngày nay, chúng ta không thể tin vào “tính hiện thực” của nạn hồng thủy. Nhân loại đã luôn tìm cách xác định mối tương quan giữa các hiện tượng trên Trái đất. Sự tìm kiếm như thế, cũng như tất cả mọi mơ ước trẻ con, đã không có được câu trả lời rõ ràng. Quả thật, khoa học chỉ thấy sự ngẫu nhiên ở khắp mọi nơi. “Các nhà cổ sinh vật học bác bỏ lý thuyết về một thiên thạch rơi xuống Trái đất cách đây 65 triệu năm – Nhà nghiên cứu Paul Pellas cho biết – Họ chỉ chấp nhận một sự tiến hóa từ từ trên hành tinh mà không có sự đột biến”. Nếu căn cứ theo kinh Thánh, trận hồng thủy không thể xảy ra tại Pales-tine, một đất nước không có thung lũng sâu lẫn sông lũ. Cần phải tìm nguồn gốc thật sự tại Arménie hoặc Irak. Chiếc nôi của nền văn minh Người ta cũng phát hiện dấu vết của những cơn lũ cực lớn quanh núi Ararat. “Chỉ cần đi đến thung lũng Arax tại Arménie thì sẽ hiểu được điều gì sẽ xảy ra – Nhà khí tượng học Jacques Labeyrie nói – Khi có những cơn mưa thật lớn, một trận lụt lở đất đã chặn ngang dòng sông cách đây 5.000 hoặc 6.000 năm, giữ nước lại trong thung lũng. Ngày nay, người ta còn thấy một bức tường đất cao 80m tại đấy”. Mưa có thể đã rơi không ngớt trong suốt 40 ngày (theo kinh Thánh), trút xuống lượng nước bằng hai năm mưa bình thường. Trong vùng núi có đến hàng chục dòng nước đổ vàoArax, mực nước cp1 thể đã lên cao nhanh, làm ngập chìm mọi cư dân trong thung lũng. Như thế, cả một nền văn minh đã bị biến mất trong chỉ hơn một tháng. Nếu người ta tuân theo những kết luận của các nhà khí tượng học thì một trong những truyền thuyết nổi tiếng sẽ ít có tính thực tế: con thuyền Nóe đã không thể cặp bờ trên đỉnh núi Ararat. Mực nước chỉ có thể dâng lên đến khoảng 50m. Nhưng, ngần ấy cũng đủ để khiến người dân thời ấy bàng hoàng rồi. Ngày nay, khái niệm “nạn hồng thủy” còn như một hiện tượng nhắc nhở con người phải bảo vệ môi sinh (như chống nạn chặt phá rừng, hạn chế các chất thải công nghiệp độc hại gây ô nhiễm…), để tránh những thiên tai lớn do mất cân bằng sinh thái gây ra…/. |
Cập nhật ( 22/06/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com