08/10/2009 |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU BẢN DẠ CỔ HOÀI LANG * Ánh Hồng Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày ra đời và phát triển bản “Dạ cổ hoài lang”. Nhằm giúp sinh viên của trường ĐHBL có thêm hiểu biết về sự ra đời và quá trình phát triển của bản “Dạ cổ hoài lang”. Tối ngày 01 và ngày 2/10/2009 trường Đại học Bạc Liêu đã tiến hành tổ chức cuộc thi và buổi giao lưu để Tìm hiểu sự ra đời và quá trình phát triển của bản “Dạ cổ hoài lang”. Đến dự có thầy Đào Hoàng Hội thi đã diễn ra rất hào hứng và sôi nổi, các bạn thí sinh đã cố gắng thể hiện tài năng diễn xuất và sự hiểu biết của mình qua từng phần thi để đạt được kết quả cao nhất. Với tinh thần làm việc công tâm và khách quan của Ban giám khảo cùng sự cổ vũ nhiệt tình, sôi nổi của khán giả, đã góp phần làm cho cuộc thi thành công tốt đẹp. Ban tổ chức hội thi đã quyết định trao các giải thưởng như sau: – Giải nhất: thuộc về đội khoa Sư phạm – Giải nhì: thuộc về đội khoa Kinh tế – Luật – Giải ba: thuộc về đội khoa Công nghệ Thông tin – 02 giải KK: thuộc về khoa Nông Nghiệp và khối Liên kết – Đào tạo. NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM KHẢO Trước bầu không khí đầy phấn khởi của đêm giao lưu văn nghệ và trước một thành quả đầy hứa hẹn của đêm hội thi Tìm hiểu bản Dạ cổ hoài lang. Tôi xin đại diện cho ban giám khảo chân thành gởi đến quý lãnh đạo trường Đại học Bạc Liêu, đại diện các cơ quan ban ngành đoàn thể, quý thầy cô giáo và toàn thể sinh viên có mặt hôm nay lời chào trân trọng và lời chúc an vui, hạnh phúc. Chúng tôi thật sự vui mừng với thành quả tốt đẹp của cuộc thi Tìm hiểu về bản Dạ cổ hoài lang của Nhạc sĩ Cao Văn Lầu do trường Đại học Bạc Liêu tổ chức trong hai đêm 1 và 2 /10/2009 tại cở sở 2 của trường Đại học. Lãnh đạo của trường Đại học Bạc Liêu đã có một cái nhìn thất sâu sát đối với vấn đề tìm hiểu lịch sữ địa phương và đã đánh giá đúng đắn giá trị thực tiễn của bản Dạ cổ hoài lang; đã tổ chức thành công cuộc thi tìm hiểu bản Dạ cổ hoài lang và nhiều vấn đề liên quan đến Nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Tạo điều kiện tuyên truyền thật tốt trong sinh viên về một đặc điểm văn hóa nổi bật ở Bạc Liêu, đó là bản Vọng cổ mà tiền thân của nó là bản Dạ cổ hoài lang. Chúng tôi xin được phép biểu dương thành tích này của nhà trường. Về phía sinh viên của năm khoa : Nông nghiệp, Liên kết – Đào tạo, Sư phạm, Kinh tế – Luật và Công nghệ – Thông tin. Qua ba phần của cuộc thi đã thực sự có nhiều ưu điểm : 1. Tích cực tham gia với một tinh thần hăng say thi đấu, nhưng trong cái hăng say thi đấu này đã thể hiện rõ tinh thần đồng đội. 2. Hiểu biết nhiều về bản Dạ cổ hoài lang và chung quanh cuộc đời của Nhạc sĩ Cao Văn Lầu. 3. Có sự tìm hiểu và nghiên cứu thêm những tài liệu sách vở khác có liên quan đến cổ nhạc Bạc Liêu. 4. Các tiểu phẩm tuy được dàn dựng trong một thời gian ngắn, nhưng bố cục khá hoàn chỉnh, nội dung phong phú, mang tính nghệ thuật cao. 5. Tuy chưa có kinh nghiệm về ca diễn, nhưng các các “diễn viên nghiệp dư” này đều làm tốt vai trò của mình. Trong đó có một số vai diễn rất xuất sắc. 6. Người giới thiệu chương trình rõ ràng, hấp dẫn Về mặt hạn chế thì cũng có một số chi tiết nhỏ về kỹ thuật âm thanh và nghệ thuật diễn xuất chưa hoàn thiện lắm, vài bài ca chưa đúng nhịp cần tập luyện thêm. Nói tóm lại, đêm hội thi có nhiều ưu điểm hơn hạn chế. Đó cũng là nhờ sự quan tâm nhắc nhở của lãnh đạo nhà trường và tinh thần tích cực của ban tổ chức Hội thi. Một lần nữa chúng tôi xin nói câu vui mừng trước thành quả tốt đẹp của đêm hội thi Tìm hiểu bản Dạ cổ hoài lang của trường Đại học Bạc Liêu. TM.BAN GIÁM KHẢO Trưởng Ban Trần Phước Thuận
|
Cập nhật ( 27/09/2014 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com