Cuộc Đời Của Ngài Huyền Trang * Thích Long Vân dịch Ngài Huyền Trang (599-664) là một học giả và là Giáo thọ sư Phật học nổi tiếng vào thế kỷ thứ VII tại Trung Hoa. Ông ta sinh tại Lạc Dương tỉnh Hồ Nam. Huyền Trang bắt đầu học về giáo lý nhà Phật từ tuổi lúc 13 tại chùa của Ngài Tsing-tu trong thành Lạc Dương vào thế kỷ thứ VII, lúc bấy giờ một số lượng lớn của Kinh điển Phật giáo từ tiếng ấn độ và trung tâm Châu Á được dịch sang tiếng Trung Hoa, Phật giáo Trung Hoa học tập nghiên cứu và viết những bài luận giải trên những bộ kinh đó. Những lý thuyết khác nhau đã nảy sinh ra những sự giải thích khác nhau về kinh và luận của nhà Phật như Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahaparinirvanasutra), Kinh Pháp Hoa (Saddharmapundarikasutra) Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsakasutra) Kinh Bát Nhã (Prajnaparamitasutra ) Thành Thật luận (Satyasiddisatra) Câu xá luận (Abhidharmakosasastra) Nhiếp Đại Thừa Luận (mahayanasamgrahasastra) Du Già Sư Địa luận (Yogacarabhumisastra) …sau đó các Tông phái Phật giáo được phát triển như Niết Bàn tông (Nieh-pan hay Nirvana) (sau này kết hợp với phái Thiên Thai Tông) Thành Thật Tông (satyasiddhi), Tam Luận tông (Madhyamika) Nhiếp Luận Tông, Tịnh Độ Tông (tịnh độ căn bản trên bộ kinh Sukhavativyuhasutra) Thiên Thai Tông (căn bản trên bộ kinh Pháp Hoa) và Thiền Tông (Dhyana hay meditation school) cũng đang được hình thành và phát triển. Thuở ban đầu, Huyền Trang học kinh điển đại thừa ( mahayanasutras) với những vị thầy nổi tiếng. Sau này Ngài làm quen với các bộ luận như Nhiếp Luận, Luận A Tỳ Đàm (abhidharmasastra) Luận Thành Thật (satyasiddhisastra) Câu Xá luận, Thập địa Kinh luận… những tác phẩm này được dịch bởi dịch giả nổi tiếng như Ngài Cưu Ma La Thập (kumarajiva) và ngài Chơn Đế. Tuy nhiên, Huyền Trang nhận thấy rằng kinh điển Phật giáo ở Trung hoa chưa đầy đủ. Ngài cũng cảm thấy mơ hồ về sự giải thích khác nhau về giáo lý Phật của các vị Thầy đó. Ngài nghĩ rằng Du già Sư địa luận chưa được giới thiệu ở Trung hoa và giải thích chưa được sáng tỏ, cuối cùng ông ta quyết định sang ấn độ để tìm học bộ luận này. Huyền Trang bắt đầu cuộc hành trình của ông ta đến ấn độ vào năm 629 AD. Ông ta đến ấn độ trãi qua chặng đường rất là gian nan , Ông ta đã di tham quan và học ở ấn độ suốt hơn 15 năm . Vào năm 633 AD, ông ta đến tu viện Nalanda và bái Thầy Giới Hiền làm Sư, người đứng đầu tu viện và là đạo sư của trường phái du già. Tại Nalanda, Huyền Trang gặp Ngài Tuyên Giám (Hsuan-chien) người bảo trợ của ngài Hộ Pháp, người đã viết chú thích trên cuốn Duy thức Tam thập tụng của Ngài Thế Thân. Bản sớ giải của Ngài Hộ Pháp trên 30 bài tụng được trình bày bởi Ngài Tuyên Giám đến Ngài Huyền Trang. Suốt thời gian dài ở ấn độ, Huyền Trang đã đi thăm viếng tất cả các thánh tích thiêng liêng của Phật giáo liên quan đến cuộc đời của Đức Thế Tôn. Ông ta cũng tham gia trong việc tranh luận với các học giả Phật học, học giả Bà la môn trên nguồn gốc của triết học. Huyền Trang trở về Trung Thổ vào năm 645 AD. Ông ta mang về một khối lượng khổng lồ kinh điển cùng với tượng Phật và nhiều món quà hấp dẫn. Nhân cách đạo đức và kiến thức uyên thâm Phật pháp của ông ta gây ấn tượng đến Hoàng đế Đường Thái Tông. Khi Huyền Trang quyết định cống hiến hết cả đời mình vào trong việc dịch kinh điển Phật, tất cả những điều kiện cần thiết thuận lợi được cung cấp đến ông ta bởi Hoàng Đế nhà Đường. Vào cuối cuộc đời của Huyền Trang, ông ta đã hoàn thành việc dịch của mình gồm 74 tác phẩm chia làm 1.355 chương trong tiếng Trung Hoa. Trong đó bao gồm cả việc dịch tác phẩm triết lý Duy thức học, chẳng hạn như Câu Xá luận, Biện Trung biên luận, Nhiếp đại thừa luận, Nhị thập tụng và Tam thập tụng của Thế thân, Nhiếp đại thừa luận và Du-già sư địa luận của ngài Vô Trước và Thành duy thức luận cùng những sớ giải của ngài Hộ pháp trên Tam thập tụng của Thế Thân. Huyền Trang có thể mệnh danh là một chiếc chìa khoá trong việc mang tư tưởng triết học phật giáo vào tinh thần và văn hoá của người Trung hoa. Việc làm của ông ta giúp cho hiểu sâu và đủ khả năng sẳn có trên ngôn ngữ Sanskrit và tiếng Trung hoa. Ông ta là người đi tiên phong của hàng dịch giả Trung hoa. Hai dịch giả của người Trung hoa nổi tiếng khác là Cưu Ma la Thập và ngài Chân Đế đã kết hợp đến tư tưởng phổ biến (đạo Khổng và Đạo lão) của Trung hoa trong sự dịch của họ làm cho tư tưởng của Phật giáo ảnh hưởng đến số đông quần chúng . Tuy nhiên, trong việc dịch thuật của ngài Huyền Trang, cả hai tư tưởng của Ấn và Trung hoà hợp vào trong một dòng tư tưởng. Sự truyền cảm của ông ta đến tinh thần của người Trung hoa, mở đường cho sự thiết lập hai Tông phái phồn thịnh của Phật giáo đó là Câu xá tông và Pháp tướng tông ở Trung Hoa. Việc dịch của Câu Xá luận bởi Ngài Huyền Trang đã cũng cố sự nghiên cứu của Tạng A Tỳ Đàm mà được khởi xứng bởi sự dịch của Ngài Chơn Đế trên cùng một tác phẩm và cuối cùng dẫn đến sự hình thành của Câu Xá, một hệ thống triết học ở Trung Hoa được biện minh chính bởi ngài Khuy Cơ học trò của Ngài Huyền Trang. Tác phẩm Câu Xá rồi sau đó trở thành ‘căn bản cho tất cả việc nghiên cứu phật giáo’. Trước Ngài Huyền Trang, Ngài Chơn Đế đã dịch một vài văn bản Du- già gồm cả Nhiếp Đại Thừa luận trên căn bản của nó, Nhiếp Luận tông được phát triển ở Trung Hoa . Huyền Trang đã thẩm giá và dịch lại chúng. Thành Duy Thức luận là tác phẩm ưa thích nhất của Ngài Huyền Trang nền móng cho sự thành lập của Pháp Tướng Tông ở Trung Hoa. Huyền Trang được gọi là ‘Đại Đạo Sư’ ông ta có rất nhiều đệ tử như Khuy Cơ là một người nổi tiếng trong số đó. Khuy Cơ đã trợ giúp Huyền Trang trong việc dịch và viết sớ giải trên tác phẩm của Ngài Huyền Trang. Huệ Văn một đệ tử nổi tiếng khác đã viết tiểu sử của Ngài Huyền Trang, nhưng nó đã bị lạc mất không đầy đủ. Văn Tông sau này đã hoàn thành tác phẩm đó. Môt đệ tử khác của Huyền Trang là Viên Trắc đã quán triệt tư tưởng duy thức và viết vài cuốn sách trên triết lý Du gìa. Các đệ tử đã theo bản luận giải của Huyền Trang trên A tỳ đàm đó là ngài Phổ Giác, Pháp Bảo…những tác phẩm của họ đã được thừa nhận như là tác phẩm quan trọng trên trường phái A Tỳ Đàm tại Trung hoa. |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com