Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 21, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Công tác hoằng pháp với đồng bào miền núi phía Bắc (Nguyễn Thanh Mai)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Từ thiện xã hội
A A
0

CÔNG TÁC HOẰNG PHÁP VỚI CÁC ĐỒNG BÀO DÂN TỘC Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC

* Nguyễn Thanh Mai (Diệu Trúc)

1. Đặc điểm tình hình chung:

Thái Nguyên là tỉnh miền núi, diện tích 3.541,5 km2; có 9 huyện thành thị; 180 xã, phường, thị trấn; dân số trên 1 triệu người. Thái Nguyên cũng là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống. Chủ yếu là 8 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H-Mông, Sán Chay, Hoa. Có 147 ngôi chùa với 15 Tăng, Ni trụ trì. Có 3 tôn giáo chính đó là: Phật giáo, Công giáo và Tin lành. Trong đó, Công giáo: 2.67%; Tin lành: 0.47% và Phật giáo là 3.66%, với hơn 50 nghìn Phật tử thuần thành (những người đã Quy y Tam bảo). Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên giàu lòng yêu nước, có truyền thống đấu tranh cách mạng. Thái Nguyên là Thủ đô gió ngàn, Chiến khu Việt Bắc, là tỉnh được Đảng, Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng, lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp.

Do địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn thấp, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Đời sống của một bộ phận nhân dân và Phật tử còn nhiều khó khăn. Sự xuất hiện của một số tà đạo truyền và hoạt động trái pháp luật diễn ra ở một số vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có chiều hướng ngày càng tăng. Thậm chí còn xuất hiện những người giả dạng tu sĩ Phật giáo làm mất uy tín của các bậc tu hành. Một số các tín đồ Phật tử chưa hiểu biết về Pháp lệnh tín ngưỡng Tôn giáo nên dễ bị ngoại đạo lợi dụng niềm tin, chia rẽ sự đoàn kết hoà hợp của Phật giáo. Chính vì vậy việc Hoằng Pháp cho các dân tộc ở miền núi của tỉnh Thái Nguyên là rất cấp thiết.

2. Thực trạng hiện nay:

Mấy năm gần đây, nhờ sự phát triển kinh tế chung của cả nước nên đời sống vật chất, văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước cải thiện. Tuy nhiên, đời sống tâm linh của họ vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm, họ quan niệm cúng bái như một phong tục. Phần lớn việc tâm linh nghiêng về tín ngưỡng của địa phương và do Thầy Tào, Thầy Mo đảm nhiệm. Các Thầy Mo làm lễ với mục đích kiếm tiền bỏ túi. Nhà nào khá giả thì bày lễ thật to và lễ được kéo dài đến mấy ngày. Nhà khó khăn thì Thầy Mo giải quyết nhanh, qua loa cho xong chuyện. Nhiều khi các Thầy Mo còn làm cho các đồng bào tin vào những hủ tục mê tín, dị đoan một cách mù quáng dẫn tới những hậu quả khôn luờng… Bên cạnh đó, lại xuất hiện một số giáo phái có trung tâm ở nước ngoài đã dùng kinh phí hỗ trợ việc truyền đạo nên một số lượng đồng bào tham gia và ủng hộ cũng tăng đáng kể.

Giáo hội Phật giáo tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chương trình và hình thức khác nhau để tuyên truyền về Đạo Pháp nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Một số ngôi Chùa ở miền núi đã xuống cấp trầm trọng và ít có Tăng, Ni trụ trì nên việc thu hút bà con người dân tộc đến với Đạo Phật còn hạn chế. Khi có mặt các Tăng, Ni thì việc truyền bá Đạo Pháp khá thuận lợi. Nhưng khi các Tăng, Ni không có mặt thường xuyên thì mọi việc lại trở nên hời hợt, hình thức. Việc thiếu Tăng, Ni trụ trì tại các Chùa ở các vùng miền núi cũng là một khó khăn lớn cho việc Hoằng Pháp đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Ở các thôn bản các Tăng, Ni đã có những hình thức tuyên truyền qua những ấn phẩm văn hoá Phật giáo. Hầu hết các đồng bào được tặng sách, đĩa hình… nhưng không phải ai cũng có điều kiện và dành thời gian để đọc, để xem, để nghiên cứu. Đa số đồng bào chưa có tinh thần ham học hỏi, nghiên cứu Phật Pháp như ở Thành phố. Phương tiện nghe nhìn, hỗ trợ còn thiếu. Những nhà đã có ti vi, đầu đĩa nhưng họ vẫn thích xem các chương trình truyền hình và hát karaoke hơn là xem băng đĩa giới thiệu về Phật pháp. Hơn nữa, băng đĩa, sách báo còn nhiều thuật ngữ khó hiểu nên đồng bào dân tộc ngại nghe, ngại đọc…

Như vậy, việc hướng dẫn, tu tập đối với đồng bào dân tộc ở miền núi là việc không dễ thực hiện ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3. Các giải pháp:

Trước thực trạng đó, Thái Nguyên đã kiện toàn về nhân sự và bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ Hoằng Pháp viên nhiệt tình, đủ năng lực để có thể đảm nhiệm công tác ở từng cơ sở, địa phương. Chú trọng tới những trí thức có thể hoà nhập, đưa ánh sáng giác ngộ đến với đồng bào dân tộc.

Ban Trị sự đã cho phép thành lập các tiểu ban Hoằng Pháp tại các cơ sở Tự viện. Các tiểu ban đã xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động theo giai đoạn: Quý, tháng, tuần với nội dung đa dạng, phong phú. Tổ chức các lớp tập huấn riêng để các tiểu ban có thêm kiến thức, kỹ năng để triển khai tới các đồng bào dân tộc miền núi. Tạo điều kiện và hỗ trợ vật chất, ưu tiên cho các cơ sở xa xôi hẻo lánh…

Các Tiểu ban đã gắn kết việc truyền bá Đạo Phật với phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc ở từng địa phương. Linh hoạt chuyển đổi hình thức và địa điểm sinh hoạt để bà con không cảm thấy bỡ ngỡ khi tham gia các hoạt động Phật pháp. Tạo không khí vui vẻ, cởi mở, gần gũi, thân thiện với đồng bào là người dân tộc thiểu số. Luôn chia sẻ và tuyên truyền đến các đồng bào những giáo lý bình dị, dễ hiểu; giúp đồng bào tăng thêm niềm tin, nghị lực vững vàng làm hành trang trên bước đường tu tập. Tuy nhiên việc Hoằng pháp ở miền núi phải diễn ra thường xuyên, liên tục thì hiệu quả mới cao.

Ban Hoằng Pháp của Tỉnh Hội Phật Giáo Thái Nguyên đã kết hợp với một số nhà trường đưa Đạo Pháp tới các em học sinh thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khoá. Từ những bài học của thầy cô giáo, các em đã được hướng thiện, bỏ ác làm lành, tự rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội. Và cũng từ các em đã tuyên truyền, giúp người thân xung quanh mình thấy được những tinh hoa, những giá trị giáo dục nhân văn, nhân bản trong Đạo Phật về mọi mặt: Đời sống, văn hoá, tinh thần, kinh tế xã hội mà đặc biệt là đạo đức Phật giáo.

Các tiểu ban Hoằng Pháp đã tuyên truyền, khuyên nhắc người thân đi theo đúng chính pháp, không sa vào con đường truỵ lạc, xấu xa; nhằm phát huy truyền thống yêu quê hương đất nước, đề cao những giá trị tốt đẹp theo quan niệm của Phật giáo, chứng minh được Đạo Phật hiện hữu trên đời này là vì hạnh phúc an lạc của con người và sự bình ổn của xã hội. Từ đó chắt lọc được những giá trị ưu việt vào công tác giáo dục đạo đức con người, góp phần làm lành mạnh hoá xã hội, hạn chế mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường, để củng cố điều chỉnh và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nhân cách con người Việt Nam. Truyền bá đúng đắn Đạo Phật chính là đã góp phần nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào các dân tộc. Điều này càng khẳng định “Công tác Hoằng Pháp đối với đồng bào các dân tộc miền núi” là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên mọi hoạt động tập thể nào cũng không thể để mặc cho ai cũng “Tuỳ duyên tự phát”, coi nhẹ mọi sự chỉ đạo tập trung, đi ra ngoài nguyên tắc thống nhất lãnh đạo và tổ chức.

Làm thế nào để truyền bá Đạo Pháp được rộng rãi và có hiệu quả với đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi?

Đó chính là câu hỏi mà Ban trị sự, Ban Hoằng Pháp tỉnh Thái Nguyên ngày đêm phải trăn trở. Ngoài trách nhiệm nặng nề của các Tăng, Ni thì trách nhiệm truyền bá Phật Pháp trong quần chúng, phần lớn là những người làm công tác Hoằng Pháp đảm nhiệm. Bởi họ chính là các Phật tử người địa phương luôn gương mẫu và nhiệt tình trong công việc.

Bản thân các Hoằng Pháp viên là người có cuộc sống gia đình rất gần gũi với các đồng bào ở từng thôn bản, hiểu rõ những vấn đề của chính mình và xã hội đang sống… Kịp thời chia sẻ, động viên đồng bào khi vui, buồn; luôn gương mẫu và tích cực trong các hoạt động từ thiện, nhân đạo và công việc Phật pháp để đồng bào theo gương học tập…

Cùng sống trong cộng đồng dân cư, người làm công tác Hoằng Pháp viên sẽ thích hợp cho việc hướng dẫn đồng bào đi theo Chính tín của Đạo Phật, bài trừ mê tín dị đoan, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu; giúp đồng bào hiểu biết sâu sắc về tư tưởng, giáo lý của Đức Phật để từ đó đồng bào có thể hành trì giáo pháp tiến đến cuộc sống lợi lạc, an vui.

4. Kết quả thực hiện:

Do làm tốt công tác Hoằng Pháp trên địa bàn, Thái Nguyên đã đạt được những thành tích rất đáng ghi nhận. Đa số đồng bào các dân tộc đã thực hiện tốt bổn phận của người Phật tử tại gia, có ý thức công dân tốt. Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định pháp luật của Nhà nước. Công tác Hoằng Pháp có nề nếp văn hoá – “Kính đạo, mến Thầy”; Tín đồ Phật tử là người dân tộc ngày một đông. Đặc biệt có một số tín đồ thuộc Tôn giáo khác cũng tới giao lưu, cùng sinh hoạt để học và tu tập theo giáo lý nhà Phật. Các tiểu ban đã làm tốt công tác Đoàn kết – Hoà hợp – Động viên để các đồng bào cùng sống “Tốt đời – Đẹp đạo”. Tham gia tích cực vào các phong trào thiện nguyện: Uống nước nhớ nguồn trong tinh thần “Tri ân, báo ân của đạo Phật”, ủng hộ đồng bào bão lụt, ủng hộ quỹ chất độc da cam, xây dựng bếp ăn tình thương, giúp bệnh nhân nghèo, thay thuỷ tinh thể cho người khiếm thị, chương trình truyền hình trực tiếp “Xuân mới an vui tới mọi nhà”, xây dựng tu bổ Đền, Chùa… Những thành quả tốt đẹp, của Công tác Hoằng Pháp đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định kinh tế chính trị, văn hoá xã hội trong tỉnh và xây dựng quê hương Thái nguyên văn minh, giàu đẹp, phát triển hơn.

5. Bài học kinh nghiệm:

Trong quá trình thực hiện, Thái Nguyên cũng gặp rất nhiều khó khăn. Trình độ và năng lực của người làm công tác Hoằng Pháp không đồng đều; Đa số là Phật tử tuổi còn cao; kinh phí hỗ trợ cho công tác còn hạn chế… Việc sử dụng các phương tiện như: vi tính, máy chiếu, băng đĩa hình chưa thành thạo; khả năng diễn thuyết trước đại chúng còn thiếu tự tin; chưa linh hoạt, chủ động sáng tạo trong công việc… Nhưng với tinh thần đoàn kết, Thái Nguyên đã vượt qua khó khăn để có những thành công bước đầu trong việc Hoằng Pháp với đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.

6. Ý kiến đề xuất.

Công tác Hoằng Pháp của Tỉnh hội Phật Giáo Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành quả trong những năm qua là nhờ sự chỉ đạo của TƯGHPGVN, các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền, Ban trị sự PG tỉnh Thái Nguyên. Công tác Hoằng Pháp đã phát huy được sức mạnh tổng hợp, tập trung trí tuệ, đặc biệt là sự tự giác, nỗ lực, đoàn kết; phát huy cao độ tinh thần “Phụng Đạo – Yêu nước” của tập thể Chư Tôn Đức Tăng Ni, Phật tử để xây dựng ngôi nhà chung của Phật giáo tỉnh Thái Nguyên. Một lần nữa có thể khẳng định rằng: Phật Giáo luôn đồng hành cùng Dân tộc và không thể thiếu vai trò của những người làm công tác Hoằng Pháp. Trong bài tham luận này, con xin đề xuất với TƯGHPGVN về công tác Hoằng Pháp như sau:

– Mở các lớp bồi dưỡng kinh nghiệm riêng cho công tác Hoằng Pháp ở miền núi.

– Hỗ trợ kinh phí cho công tác Hoằng Pháp giúp các tỉnh đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa.

– Khuyến khích các Tăng, Ni trẻ đến hành đạo tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Cập nhật ( 16/10/2013 )

Related Posts

Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trao tặng 200 phần quà cho người khuyết tật

3 ngày trước
0
Đoàn chụp ảnh lưu niệm

Bạc Liêu: Ban trị sự Phật giáo tỉnh trao tặng 2,4 tấn gạo cho học sinh và bàn giao mái che tại trường THCS Nguyễn Huệ

4 ngày trước
0
dsf

Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 19 tại huyện Vĩnh Lợi

5 ngày trước
0
Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh trao 80 phần quà tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thành phố

6 ngày trước
0
Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo thành phố trao tặng 200 phần quà và 20 chiếc xe lăn cho người khuyết tật và người nghèo tại tịnh xá Ngọc Liên

1 tuần trước
0

Bạc Liêu: Chùa Vĩnh Quới tổ chức Khóa tu Một ngày an lạc và trao 2 tấn gạo cho người dân

1 tuần trước
0
Next Post

Lễ bàn giáo cầu nông thôn ấp Bắc Hưng (Ngọc Minh)

Chùa Giác Hoa với mùa xuân từ bi (Kim Lý)

Bài viết xem nhiều

  • Phật tử lắng nghe thuyết giảng

    Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Phước Huệ tổ chức khóa tu Một ngày an lạc chủ đề “Lịch sử và tư tưởng về Bồ Tát Quán Thế Âm”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trao tặng 200 phần quà cho người khuyết tật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

4 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 1.631
  • 3.288
  • 181.787

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học