CON TRÂU TRONG ĐỜI SỐNG * Bùi Huy Vọng Huyện Lạc Dương, Hòa Bình Cũng như người Kinh, người Mường chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước nên con trâu là con vật quý giá, được người Mường coi là đầu cơ nghiệp và là tài sản đáng giá hàng đầu của con người sau nhà cửa, ruộng vườn. Trong xã hội cổ truyền, tác dụng dễ nhìn thấy nhất của trâu là cung cấp sức kéo cho nông nghiệp, cung cấp nguồn phân chuồng dùng trong trồng trọt và sau cùng là thịt trâu là thứ người Mường rất khoái khẩu. Tầm quan trọng của trâu hẳn ai cũng thấy rõ. Trước kia nếu không có trâu người Mường không thể không có những cánh đồng màu mỡ nhìn xa mút tầm mắt, không có trâu, sức người không thể khai phá những bãi hoang thành ruộng đồng. Không chỉ là con vật cung cấp sức kéo cho công việc canh tác đất đai, trâu là con vật được sử dụng là vật tế lễ trong các nghi lễ linh thiêng và quan trọng của người Mường. 1. Trong đời sống thường ngày Hàng ngày người Mường chăm bẵm con trâu rất cẩn thận. Mùa đông giá rét họ đang phen che kín chuồng. Mùa hè lắm ruồi muỗi hàng đêm người ta xông khói, đuổi muỗi cho trâu. Những ngày ốm đau, khi làm việc nặng, người ta lấy nước vo gạo hay nước cháo loãng pha với muối cho trâu uống, giúp chúng mau hồi phục sức khỏe. Ngày nay ở các vùng núi cao, vùng sâu, nơi đất đai, rừng cây còn nhiều, dựa vào địa thế thung lũng hẹp, bốn bề có núi, đồi bao bọc, chỉ có một con đường mòn độc đạo trâu bò có thể qua lại, người Mường cho thả trâu, bò vào đó, sau rào bịt lối đi lại, vào buổi chiều hay vào bất kỳ một ngày nào đó cần đến trâu về kéo cày, người ta vào rừng thả muối xuống bãi cỏ, trâu vốn rất thích muối, chúng tự tìm đến, gia chủ lại cho lùa về. Trâu là giống thông minh trong các loài vật chúng có đặc điểm nhớ rất lâu, sau vài năm gặp lại chúng vẫn nhớ chủ. Nhiều gia đình thả trâu, bò cả năm trong rừng mà không cần lùa về chuồng chỉ thi thoảng vào rừng thả muối gọi trâu đến ăn để kiểm tra xem đàn trâu nhà mình đã sinh thêm được mấy con, cách chăn thả cho trâu về với tự nhiên ngày nay không được khuyến khích vì còn rất ít địa phương có điều kiện tự nhiên như kể trên. Song phải thừa nhận rừng cách chăn thả này có những mặt tích cực của nó, trước hết người nông dân tiết kiệm được nhân lực, bảo tồn được gen quý, trâu rất khỏe, kháng bệnh tốt, con trâu về với tự nhiên không ăn thức ăn công nghiệp nên là nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho các bửa ăn của gia đình. Trở lại câu chuyện về con trâu, vào ngày 30 Tết sau khi cúng tổ tiên, người Mường có tục cúng các đồ nông cụ bằng các loại bánh trái. Sau đó người ta lấy một vài bó lúa trên gác bếp mang xuống chuồng trâu trân trọng nói: – Ngày may 30 khoảng chạp, zao mộch mọc khảng chiêng là khảng thết, cho za ăn boỏ loọ nì đớ za khóe tha mùa năm mới đi cày, đi bừa cho qua cờng clu háy. Dịch sang tiếng phổ thông như sau: – Hôm nay ngày 30 tháng chạp, mai là mồng một tháng giêng, là ngày tết cho trâu ăn bó lúa này để khỏe mạnh, sang năm mới đi cày, đi bừa cho ta. – Nói rồi đưa bó lúa cho trâu ăn. Mặc dù, một vài bó lúa có thấm tháp gì với thức ăn của trâu, nhưng đây là công việc mang tính nghi lễ cảm ơn con trâu đã vất vả cùng con người quanh năm làm ra hạt lúa. 2. Trong tang phục tang lễ, nghi lễ tín ngưỡng 2.1. Khi người còn sống trâu là con vật thân thiết, khi chết đi có mo trâu đi về mường ma Về nguồn gốc sinh ra nghi lễ này, trong Mo đã giải thích đó là do con trâu mang ơn con người. Mo kể rằng ngày xưa trâu và hổ là người hàng xóm tốt của nhau, hàng ngày khi trâu đi đâu xa nhà đều mang con đến nhà hổ gửi trông giúp và hổ cũng vậy. Hổ trông con cho trâu khá nhàn nhã, mỗi khi trâu con đói nó thả ra ngoài đồng cỏ cho ăn, khi khát nước nó mang con trâu ra suối uống. Một lần hổ có việc đi xa nhà vài ngày, nó mang con sang gởi nhà trâu. Trâu vui vẻ trông con cho hàng xóm. Đến khi đói hổ con đòi ăn, trâu mang ra đồng nó không ăn cỏ, nó đòi ăn thịt sống, thấy con khỉ trên cây cao, con hươu, con nai trong rừng rậm… nó đòi trâu bắt về cho nó ăn thịt. Đi qua bao đồi, bao thung trâu không làm sao vồ được mồi cho hổ ăn. Con hổ càng đói càng kêu đòi, vừa bực nhọc, trong cơn nóng giận không kìm nổi mình, trâu dùng sừng định húc dọa cho hổ con sợ bớt khóc, nào ngờ quá đà, sừng trâu móc vào thân hổ con khiến nó đau chết ngay tại chỗ. Hỗ về nhà biết chuyện nó lùng sục bắt hết họ nhà trâu vừa ăn thịt vừa để thù cho con, chạy trốn mãi không xong, trâu phải vào Lang Cun Cần xin ở nhờ dưới gầm sàn để tránh hổ, nó hứa suốt đời phải kéo cày cho con người, khi chết cho con người mổ thịt mình. Khi chủ chết, trâu xin chết Bình thường người Mường có những kiêng kị khi dắt trâu không được vắt dây thừng qua vai mình, không cho đi ăn dỡ chừng quãng 2 – 3 giờ chiều lại lùa về nhà. Tục kiêng này liên quan đến nghi lễ Mo Trâu trong đám tang. Trong tang lễ vào quãng 3 – 4 người ta bắt đầu dắt trâu về nhà, xâu muỗi và tiến hành nghi lễ Mo Trâu. Địa điểm Mo Trâu ngay tại khu vực giọt danh đầu hồi nhà phía cầu thang chính đi lên nhà sàn. 2.2. Đặc biệt liên quan đến trâu, ở vùng Mường Vôi – Trào cũ (Nay bao gồm xã Liên Vũ, Hương Nhượng và thị trấn Vụ Bản – Lạc Sơn, Hòa Bình) có tục kiêng bắn đoạn ống thoỏng (1) vào trâu. Lý do của tục kiêng này có liên quan đến phát tích của Lễ hội cầu mưa và ăn thề ở Trường Khạ. Đình Khạ là một ngôi đình nhỏ tọa trên một cồn đất nổi cao nay trên bờ đoạn sông Bưởi chảy qua địa phận xóm Chiềng, xã Liên Vũ. Theo lệ cũ cứ ba năm dân Mường mở hội ăn thề nhà cầu mưa ngay tại nhà đình và rằm tháng 3 âm lịch. Trước khi vào lễ hội người ta cho lũ trẻ chăn trâu dùng ống thoỏng quây quanh bắn vào con trâu, chế biến làm mâm dâng cúng. Vào ngày mở hội, lễ vật dâng cúng là con trâu trắng. Như vậy tục kiêng này xuất phát từ lý do muốn bảo vệ trâu, cho trẻ bắn vào trâu nghĩa là tử hình (trên danh nghĩa) con trâu đó. 2.3. Vào những năm hạn hán người Mường Cổi (nay thuộc xã Nghi lễ rất giản đơn, song họ tin rằng lời cầu mong của mình sẽ đến tai trời cảm động mà cho mưa xuống. 2.4. Qua khảo sát và điều tra hồi cố cho thấy các lễ hội, lễ mường của người Mường phần đa điều sử dụng con trâu làm vật tế, sau nghi lễ người ta mổ thịt trâu chế biến làm lễ dâng cúng. Trong xã hội cũ, mỗi khi trong Mường có dịch bệnh hay ôn dịch phá hoại mùa màng, hổ về nhiều… được người xưa giải thích do Mường bị điềm gở, lũ ma quỹ như đám uế tạp vô hình đã tràn vào Mường gây nên những tai họa trên, do đó phải tẩy uế, tống tế chúng đi, đó là nguyên do sinh ra lễ Khôồng mường. Lễ vật tế, dâng cúng trong lễ này người ta phải dùng trâu trắng. Không chỉ trong lễ Khôồng Mường, trong các lễ hội dân gian, người Mường thường mổ trâu làm đồ dâng cúng thần linh 2.5. Con trâu là đầu cơ nghiệp, là khối tài sản lớn trong gia đình người nông dân Mường. Không chỉ kéo cày làm đất giúp con người trong nghề trồng trọt, con trâu còn hiện diện là con vật quan trọng trong các phong tục, nghi lễ tín ngưỡng có sứ mệnh lớn lao là thành vật tế, thành lễ vật để người Mường dâng cúng thần linh, xua đuổi tà ma, tẩy uế ôn dịch, đem lại điều tốt lành cho cộng đồng, gia đình. Con trâu hành trình với người Mường sang thế giới mường ma. Không chỉ có vậy con trâu còn là biểu hiện khát vọng của người nông thôn muốn sai khiến, cầu khẩn trời mưa cho xuống. Trừ việc mở hội mang tính định kì ra, thời gian tiến hành việc sử dụng con trâu vào các mục đích trên rất bất thường: Khi có tang, khi trong Mường có nhiều bất ổn như dịch bệnh, khi trời hạn hán… Tính chất và quy mô của các nghi lễ có dùng đến trâu rất lớn lao, trọng đại, quy mô lớn. Trừ đám ma, các con trâu dùng trong các nghi lễ chủ yếu là trâu trắng. Hình thức chủ yếu là sử dụng trâu như một nhân vật, một thành tố của nghi lễ (Mo trâu, bắn đạn ống thoỏng vào trâu…) phần đầu tiến trình (tang lễ, hội…) nghi lễ, sau đó mới mổ thịt dâng cúng. Tóm lại, con trâu là tài sản lớn của gia đình người Mường . Ngoài việc cày bừa, người Mường còn sử dụng nó vào những công việc lớn lao, hệ trọng của cộng đồng và gia đinh. Nó là lễ vật cầu mong sự an lành, may mắn cho con người, Trâu gắn bó thân thiết với người Mường không chỉ lúc họ còn sống mà cả khi họ chết, trâu cũng chết theo người đi theo mường ma. Ngày nay đồng bào Mường cùng các dân tộc anh em trên đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đang trong công cuộc xây dựng hiện đại hóa, điện khí hóa nông nghiệp, nông thôn. Trên ruộng đồng những chiếc máy cày đang thay thế dần sức trâu, vai trò sức kéo chủ lực của trâu trong nông nghiệp giờ đang dần thành thứ yếu. Nghề chăn nuôi đại gia súc trong đó có nuôi trâu đang trở thành nghề trọng yếu chiếm tỷ lệ cao trong thu nhập hộ gia đình, con trâu trở thành vật nuôi xóa đói giảm nghèo được người Mường rất quý trọng. Có thể nói con trâu đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình trong canh tác nông nghiệp cổ truyền, song vị trí của con trâu trong suy nghĩ của người Mường rất quý trọng. Có thể nói con trâu đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình trong canh tác nông nghiệp cổ truyền, song vị trí của con trâu trong suy nghĩ của người Mường vẫn không hề thay đổi, họ vẫn quý mến, trân trọng trâu như trân trọng giống vật nuôi thân thiết, tài sản lớn của gia đình. Chú thích : (1) Ống thoỏng: Là loại súng trẻ em Mường chơi làm bằng ống cành cây bương, luồng. Súng bắn đạn làm bằng quả Đay, hạt Màng tang… lá cây vo tròn. |
Cập nhật ( 29/07/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com