Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, Tháng Ba 24, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Cõi tâm linh trong tranh thờ cúng (Họa sĩ Đỗ Đức)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

CÕI TÂM LINH TRONG TRANH THỜ CÚNG

* Họa sĩ Đỗ Đức

          Tranh Đạo giáo ở miền núi phía Bắc Việt Nam là loại tranh thờ cúng được lưu giữ, bảo quản bởi các thầy Tào. Nó được sử dụng trong các lễ cúng chay (Kỳ Yên) hoặc cúng mặn (ma chay, cúng xúi quẩy). Vì là loại tranh phục vụ tín ngưỡng nên trước đây được xếp vào hàng mê tín dị đoan. Đã có thời bài trừ mê tín dị đoan, người ta thu gom để tiêu hủy. Rồi những ông thầy cúng già chết, theo tục lệ, tranh được mai táng theo thầy, cũng mất đi một số lượng đáng kể !

          Các dân tộc Dao, Cao Lan, Tày, Nùng đều có loại tranh thờ cúng này. Tuy vậy, trừ những nhân vật tiên, thánh chủ chốt của Đạo giáo, phần còn lại cũng được thể hiện theo quan niệm của riêng mình. Ví dụ, Vua Bếp của người Dao là phụ nữ, nhưng trang Vua Bếp của người Giáy lại là đàn ông với hình tượng quỷ (râu tóc đỏ). Người Cao Lan có tranh “Dẫn hương lộ” vẽ đường về trờ của người chết, nhưng dân tộc Dao lại không có. Người Giáy cúng xúi quẩy có bức tranh “bát quái vô danh” trên vải dài tối 5m, (rộng 0,20 m) vẽ đến 32 khổ tranh, nội dung kể lại cả một hành trình dẫn độ những điều xấu xa ra khỏi nhà.

          Xuất xứ của tranh đạo giáo là từ Trung Hoa. Theo “Tranh Đạo giáo ở Bắc Việt Nam” của Phan Ngọc Khuê (Nxb. Mỹ Thuật, H. 2001) thì tổ sư Đạo giáo là Trương Đạo Lăng cuối thời Đông hán lập ra. Đạo giáo theo chân các nhà cai trị và sự di trú của các tộc người phương Bắc vào Việt Nam. Có thể thấy trên một số tranh cúng, phần lạc khoản còn ghi niên hiệu “Trung Hoa Dân quốc”. Đó là tranh của những họa công giỏi, bút lực điêu luyện. Nhìn nét vẽ siêu phàm ấy có thể cảm nhận được linh khí tỏa ra. Những tranh Đạo giáo ở ta hiện nay, phần nhiều là do thợ Hàng Trống xưa đồ lại, nét vẽ và màu sắc kém hẳn. Lại có những tranh các thầy cúng tự sao chép, thì còn kém hơn. Nhiều tranh chỉ tô mảng phẳng, mà không biết kỹ thuật “cản”, trông mộc mạc dân dã mà có lúc nó được ngộ nhận là “tranh dân gian miền núi”.

          Hãy gạt bỏ mọi thiên kiến một thời, để nhìn nhận lại giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật của thể loại tranh thờ cúng. Xem bộ tranh 36 bức ở xã Cốc San, Bát Xát, Lào Cai do thầy cúng Lộc Văn Sắt, người Giáy còn đang lưu giữ, khi bày ra theo thứ tự của nghi lễ cúng thì thấy ngay được vũ trụ quan của tín ngưỡng này. Trong đó, thế giới thần linh được sắp xếp theo một trật tự cơ cấu quyền lực thống nhất, có trên có dưới, có trách nhiệm cai quản vùng miền với sự chấp pháp nghiêm minh. Mỗi một hình thức cúng bái thì bày tranh nào, ở đâu. Các thần linh cai quản nhân gian rất chặt chẽ và các hình phạt với các tội danh con người gây ra rất dữ dội. Với 10 cửa điện dưới âm phủ, chất bạo lực thể hiện tính răn đe cao với thế giới con người.

          Nếu ở đồng bằng, bài học luân lý về đạo làm người thể hiện rất rõ ở chùa chiền thông qua tích Phật, mặt “động” (một hình thức của Thập điện Diêm Vương) và các chư Phật, thì ở miền núi, một buổi cúng cũng có thể coi là một buổi học đại cương để giáo dẫn con người hướng thiện. Những buổi cúng lễ, thường người trong bản từ trẻ đến già tới rất đông, không tham gia gì vào việc hành lễ mà chỉ đóng vai nghe hát cúng và xem. Có lẽ đó cũng là lớp học về giáo lý đầu tiên của cư dân miền núi khi chưa có nền giáo dục ở học đường.

          Để đạt được mục đích răn đe, giáo hóa với con người, những vị thần linh cũng được các họa công tạo ra uy vũ bằng hình tượng, vừa oai nghiêm, vừa dữ dằn và những chi tiết trên các bức họa cũng được cân nhắc lỹ lưỡng, chắt lọc đưởng nét để bộc lộ cao nhất tính áp chế quan phương, khiến người ta chỉ còn biết khuất phục để hướng thiện. Đây là những tranh thể hiện vai trò của Tam Thanh, của Thập điện Diêm Vương, của Tứ Đại Nguyên súy (thần mưa – gió – sấm – chớp), những vị có uy quyền nhất. Tranh cúng xúi quẩy thì lại bộc lộ thái độ khoan hòa để xua cái xấu đi bằng cách cho ăn uống, tạo phương tiện đi lại và đuổi ra biển xa. Tranh Vua Bếp có sự vui vẻ, ấm cúng gia đình với chuyện cỗ bàn, mỗi người một việc. Tranh “Phân y thú thực” (Chia áo, cho cơm) lại nhân ái hiền hòa, hoặc tranh “Tứ trực ông Tào” đầy sự vui vẻ, thoáng đãng với không gian bao la để các thần đi lại, trình tầu việc con người với Thiên đình được hanh thông.

          Ngày nay, con người khám phá thế giới đã tiến một bước dài nhưng cũng chưa thể nói là đã giải thích hết được mọi hiện tượng thiên nhiên và xã hội. Một vũ trụ quan trong tâm linh người xưa được thể hiện qua bộ tranh thờ vẫn còn là điều để chúng ta cùng nhau suy ngẫm và tìm hiểu. Đó là góc khuất luôn còn là dấu hỏi chưa thể xóa trong đời sống tinh thần mỗi người. Cho nên hệ tố văn hóa trong thể loại tranh thờ cúng vẫn còn nguyên giá trị văn hóa – nghệ thuật để chúng ta suy ngẫm và tiếp tục tìm hiểu, để khám phá chính mình. Có lẽ đó cũng là sự nghiêm túc cần thiết.

Cập nhật ( 19/08/2012 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Một số nét sinh hoạt văn hóa ở Sóc Trăng (Thành Hùng – Minh Thương)

Phật giáo truyền vào Việt Nam (Lâm Như Tạng)

Bài viết xem nhiều

  • sdfcas

    Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

7 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 580
  • 3.119
  • 189.018

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học