CÓ MỘT VỊ BỒ TÁT THẬT TRÊN ĐỜI * Nguyễn Hải Hoành Triết lý đạo Phật cho rằng bất cứ sinh vật nào biết tu tập thì cũng có thể thành Phật, tức bậc giác ngộ. Xin mở ngoặc là thiền sư Thích Nhất Hạnh không dùng từ Phật mà dùng “Bụt” – một cái tên rất Việt Với cách hiểu như trên, có thể suy ra trên thế gian từng có và sẽ có không ít vị Bụt – Bồ Tát thực, chỉ có điều thiên hạ không nhận ra hoặc biết quá ít về họ – vì họ là Bồ Tát mà! “Cây chổi lau” Thiều Chửu Và nước ta nửa đầu thế kỷ XX từng có một người hội đủ ba đặc điểm nói trên, một vị Đại Bồ Tát bằng xương bằng thịt hiện thực giữa cõi đời, như lời thiền sư Lê Mạnh Thát. Tuy đã đi xa hơn nửa thế kỷ nhưng di sản văn hóa vô giá ngót trăm tác phẩm ông để lại sẽ làm cho con người ấy sống mãi. Ông cũng hãy còn một học trò là ni sư Thích Đàm Ánh, 85 tuổi, hiện trụ trì chùa Phụng Thánh (Khâm Thiên, Hà Nội). Vị Bụt – Bồ Tát ấy là cư sĩ Nguyễn Hữu Kha (1902-1954), quê xóm Cam Đường, làng Trung Tự, phường Đông Tác (nay là tổ dân phố 81, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội). Giới phật tử biết ông dưới bút danh Thiều Chửu – “cái chổi lau” ông nguyện dùng để quét sạch bụi bặm trong lòng mình và mọi thứ rác rưởi trên đời – một cái tên thật giàu ý nghĩa! Cư sĩ thuộc đời thứ XIV của dòng họ Nguyễn Đông Tác có mặt tại thành Thăng Long từ cuối thế kỷ XV. Tổ ba đời của ông là tiến sĩ Nguyễn Văn Lý (1795-1868), nhà văn hóa nổi tiếng. Cha ông là cử nhân Nguyễn Hữu Cầu (1879-1946), đồng sáng lập viên phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, từng bị đày ra Côn Đảo nhiều năm vì tội chống Pháp, một đại sĩ phu, như cách gọi của học giả Nguyễn Văn Tố. Anh ruột ông là nhà sư phạm mẫu mực Nguyễn Hữu Tảo (1900-1966).
Hữu Kha bẩm sinh đa sầu đa cảm lại lớn lên dưới ảnh hưởng sâu sắc của bà nội giàu lòng nhân ái và người cha say sưa hoạt động yêu nước chống Pháp. Ông kể về tuổi thơ của mình: Nhà nghèo quá, chị em tôi 7-8 tuổi đã phải chăn bò cắt cỏ, gánh nước, thổi cơm nấu cám, 10 tuổi tát nước, 12 tuổi cày bừa. Năm tôi 13 tuổi, bố bị giặc Pháp bắt, được hai tháng thì mẹ sinh con thứ 8. Đẻ được 3 ngày mẹ đã phải đi làm đồng. Tôi suốt ngày đứng rình ở cổng nhà pha (tức Hỏa Lò) Hà Nội, hễ thấy bố bị giải sang tòa án thì chạy theo, bị lũ mật thám đánh rất đau. Tôi căm thù tủi nhục nhưng thân hèn biết làm gì? Đọc truyện ông Gia Phú Nhĩ (Garibaldi) thấy ông nói với bạn làm mối vợ cho mình rằng “Ý Đại Lợi là vợ, Ý Đại Lợi là con”, từ đó tôi nảy ra ý muốn học ông ở điểm đó… Sau đấy tôi không hề nghĩ tới cái đời riêng của tôi nữa. Người ta cho là tôi tin đạo Phật mà không lập gia đình, họ chưa biết nỗi uẩn khúc của tôi từ thuở còn thơ dại. Lời thề cứu khổ, cứu người Năm sau, Hữu Kha tụng kinh siêu độ trong lễ tang bà nội, khi đọc đến câu Phật nói “Nhân dân là cha mẹ bao đời của ta, ta phải hiếu kính cúng dàng; muôn vật đều có tính Phật, cũng bình đẳng với ta; ta phải làm cho mọi người đều bình đẳng” cậu bé vô cùng xúc động, thề suốt đời theo Phật để cứu khổ cho muôn người. Quyết tâm ấy càng mạnh hơn sau khi Hữu Kha mục kích cảnh nhục nhã mẹ ông vì cần vay tiền để làm vốn cho ông đi bán hàng rong mà phải lễ lạt cho lý trưởng bảo lãnh và chầu chực như kẻ ăn mày: Tôi thề rằng đời tôi hễ ai thiếu thốn muốn nhờ tôi thì dù họ chưa hé miệng, tôi đã vâng. Tôi còn một bát gạo mà ai đói hơn tôi cũng nhường ngay, thà tôi chịu nhịn4. Hữu Kha một mình xuống Đồ Sơn bán thuốc Cuối năm 1920, cụ Cử Cầu từ Côn Đảo về, Hữu Kha giúp cha mở hiệu thuốc Lợi Nhân Đường ở Ngã Tư Sở. Hiệu đông khách nhưng tình thương người bởi thương thân kia đã sâu lắm nên tôi chỉ giấu giếm bố giúp đỡ người nghèo, vì thế 3 năm trời hai bố con chỉ đủ ăn chẳng thừa đồng nào4. Bù lại, ông học được nghề thuốc
Học giả “lạc khổ” Năm 26 tuổi, Nguyễn Hữu Kha lấy bút danh Lạc Khổ (“Vui trong cảnh khổ”), bắt đầu dịch kinh Phật ra quốc ngữ – vì ông thấy kinh người ta tụng toàn là kinh chữ Hán nên họ chẳng hiểu gì. Dịch kinh thực sự là việc cực kỳ khó nhọc, phải giỏi cả Hán học, Phật học, nhưng ông quyết làm với suy nghĩ: Vì kém tinh thần tự lập cho nên ta cứ vùi đầu với kinh chữ Hán, ít người dám dịch kinh sang tiếng ta. Kinh chữ Phạn dịch ra chữ Hán được, thì dịch ra chữ ta cũng được chứ sao! Chữ quốc ngữ của ta rất dễ phổ biến, dịch âm lại đúng hơn chữ Hán. Tuyển tập 16 kinh cơ bản do Thiều Chửu dịch được Nhà Xuất bản Tôn Giáo in lại năm 2002 là một ghi nhận cố gắng ấy. Nhờ cần cù tự học, lao động chân tay và trí óc, nên việc gì ông cũng giỏi, tháo vát, miệng nói tay làm. Năm 1932, ông tự in tác phẩm của mình là bản dịch Kinh Vô Thường; rồi dùng bút danh Thiều Chửu in Khóa Hư Kinh dịch nghĩa – bản dịch ra quốc ngữ tác phẩm Khóa Hư Lục nổi tiếng của Trần Thái Tông. Học giả Nguyễn Lang (tức Thích Nhất Hạnh) nhận xét: Thiều Chửu là một cây bút rất vững chãi và sâu sắc; căn bản Hán văn của ông rất vững; văn Khóa Hư là văn biền ngẫu rất khó dịch nhưng bản dịch của ông rất đặc sắc, đọc êm tai, nghĩa lý khá rõ ràng. Thiều Chửu chưa ngày nào được đi học. Bà nội dạy ông chữ Hán và quốc ngữ; sau đó chỉ nhờ dày công tự học mà ông sớm tinh thông Tứ Thư, Ngũ Kinh, 30 tuổi đã thạo ngoại ngữ Pháp, Anh, và đặc biệt giỏi Hán học, Phật học. Ông dùng thuốc Chấn hưng Phật giáo Thiều Chửu cộng tác với các phật tử chân chính trong việc theo đuổi lý tưởng chấn hưng Phật giáo nước nhà. Năm 1933, sa môn Thích Trí Hải từ Hà Nam lên Hà Nội vận động thành lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã đến ngay hiệu Hòa Ký bàn việc với Nguyễn Hữu Kha. Hồi ký của hòa thượng Thích Trí Hải kể: Hai người chúng tôi vừa gặp nhau mà tưởng như đã quen nhau từ bao đời… Cuối năm 1933, hàn thử biểu ở Hà Nội xuống tới 7-8oC mà tôi và ông Kha chỉ đắp chung một cái chăn sợi Nam Định mỏng nằm trên chiếc chiếu trải trên nền nhà phố Sinh Từ. Hai ông góp công lớn trong việc sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ (1934). Nhưng khi được mời vào Ban Trị sự hội thì Thiều Chửu lại do dự vì thấy ban có mấy quan lại chính quyền. Sau cùng ông nhận lời với ý nghĩ có thể lợi dụng hội này để thực hành cái chí đánh đổ chế độ thối nát của nhà chùa4. Ông kiến nghị hội lập nhà in; hội đồng ý và giao ông quản lý nhà in Đuốc Tuệ; ông đem máy in của mình vào đây làm việc. Thiều Chửu là một trong hai cây bút viết nhiều nhất trên cơ quan ngôn luận của hội là báo Đuốc Tuệ, nhằm tuyên truyền Phật giáo Nhân gian, phê phán tệ mê tín dị đoan trong hoạt động Phật sự. Biết ông liêm khiết, hội giao ông phụ trách tài chính của Ban Hưng công chùa Quán Sứ (1938-1942); qua đó ông có đóng góp lớn cho công trình này. Tác phẩm cuối cùng Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX xuất bản năm 1952 – cuốn sách viết bằng máu và nước mắt như lời học giả Vũ Tuấn Sán2, thể hiện quan điểm của một phật tử chân chính, tiên tiến, yêu nước, kiên quyết vạch mặt một số tăng sĩ vùng địch chiếm mưu mô thần bí hóa đạo Phật, qua đó làm nhụt tinh thần kháng chiến của dân tộc. Từ khi biết thuốc Sau ngót 30 năm cầm bút, Thiều Chửu để lại 96 tác phẩm viết và dịch đã xuất bản2; đầu tiên là Phép nuôi con (1926). Nổi tiếng nhất có Tự điển Hán Việt xuất bản năm 1942, sau đó em gái ông tái bản hai lần ở Sài Gòn năm 1952 và 1954; tới nay đã in hàng chục lần, là một trong vài sách cùng loại được hoan nghênh nhất Những người Việt học Hán văn không thể không cúi đầu tri ân công trình văn hóa bất hủ này (lời thiền sư Lê Mạnh Thát)2. Năm 2003 một nhóm Việt kiều Pháp biên soạn lại thành Tự điển Hán Việt Thiều Chửu điện tử và phổ biến trên www.viethoc.org. Bi kịch của một trí thức Học giả Vũ Khiêu đánh giá Thiều Chửu là một con người chân chính, một nhà trí thức lớn của dân tộc và tặng ông câu đối Nửa kiếp trầm luân, bác cổ thông kim, lòng bốn bể; Trăm năm phù thế, cứu dân báo quốc, phép muôn đời. Học giả Vũ Tuấn Sán nhận định ông là một hiện tượng khá đặc biệt trong giới trí thức ở thế kỷ XX, một người sống cuộc đời thanh cao, hoàn toàn vì lý tưởng. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn (Viện Nghiên cứu Tôn giáo Việt |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com