Chuyện về tấm bia khắc di nguyện của Đại danh y Tuệ Tĩnh * Nguyễn Quang Thành Đền Bia là một trong ba địa danh của huyện Cẩm Giàng- Hải Dương thờ Đại y Thiền sư Tuệ Tĩnh. Đền Bia được xây dựng từ thời Lê, trùng tu vào năm 1936, năm 2007 trùng tu một lần nữa. Di tích đền Bia còn nhiều cổ vật có giá trị từ các triều đại phong kiến như bệ đá thời Nguyễn chạm khắc tứ linh, tứ quý, cỗ khám sơn son thiếp vàng, tượng Tuệ Tĩnh. Trước khi có Đền Bia, nơi đây chỉ là một đống đất cao, nhưng vì khu đất có hình con dao cầu nên nhân dân vẫn thường tự đến cắm hương lễ bái. Sau khi tấm bia được dựng nên thì mới dựng đền thờ tấm bia, ban đầu đền làm bằng gianh, tre, nhưng năm nào cũng bị cháy, vì thế dân làng mới cho lập một ngôi đền gọi là Đền Trung ở gần vị trí làng Văn Thai để thờ vọng lên đền Bia, sau đó mới xây dựng đền Bia bằng vật liệu gạch, gỗ lim chắc chắn hơn. Từ đó dân làng gọi là đền Trung và đền Thượng. Trải qua hàng trăm năm cùng với bao nhiêu biến cố của lịch sử, tấm bia đá khắc di nguyện của danh y Tuệ Tĩnh vẫn tồn tại cùng với thời gian.
Đền bia Ngôi đền mang tên kỷ vật Đền Bia nằm phía trong chân đê sông Thái Bình, thuộc thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ngôi đền này được xây dựng gồm ba tòa; Tiền tế, Nhị đệ và Hậu cung theo lối kiến trúc tiền nhất hậu đinh. Đây là một không gian thờ tự rộng rãi khang trang. Trong khuôn viên, cùng với những cây cổ thụ toả bóng còn có những vườn thuốc
Theo năm tháng, tấm bia đã xuống màu cùng thời gian. Những dòng chữ ở trên bia đã bị đục nham nhở, rất khó đọc. Theo Ban quản lý Đền Bia: Bia đá này có xuất xứ từ Trung Quốc. Nội dung tấm bia đá đó được khắc lại di nguyện của Thiền sư Tuệ Tĩnh trước khi ông mất ở nơi đất khách quê người: "Về sau có ai bên nước nhà sang, nhớ cho hài cốt tôi về với". Nói về xuất xứ cũng như số phận "nổi trôi" của tấm bia, ông Trần Văn Hiếu- Cán bộ của Ban quản lý đền Bia chia sẻ: " Tấm bia này tồn tại được đến ngày hôm nay quả là sự kỳ diệu, khó lòng mà tin được ".
|