CHUYỂN ĐỔI SINH HOẠT TU SĨ PHẬT GIÁO * Ts. Trần Hồng Liên Trung tâm nghiên cứu Dân tộc & Tôn giáo Viện KHXH vùng * Chuyển đổi trong hoằng pháp Trong sinh họat của tu sĩ, việc chuyển đổi trong vấn đề hoằng pháp cũng đánh dấu bước khởi sắc mới trong quá trình hội nhập với thế giới, từ nội dung họat động đến khoa học kỹ thuật. “Hoằng pháp, với ý nghĩa đích thực, là mang an lạc đến cho mọi người. Thể hiện tinh ba này của việc hoằng pháp, các giảng sư phải theo dõi diễn tiến hàng ngày của sinh họat xã hội trong bối cảnh nhịp sống toàn cầu (…) nỗ lực phát triển hiểu biết cho thật sâu rộng, thật chuẩn xác để có thể điều chỉnh việc truyền bá giáo pháp thích hợp với sự phát triển của đất nước trong xu thế toàn cầu hóa”[1][1] ( Thích Trí Quảng, 2007). Như vậy, chính từ yêu cầu thiết yếu của việc truyền bá đạo pháp, tu sĩ Phật giáo phải chuyển đổi nhận thức, phải có nhu cầu nâng cao kiến thức và cập nhật thông tin . Một lọai hình mới trong lĩnh vực hoằng pháp giai đọan này, đó là “Hoằng pháp trên Internet”. Đây là mô hình hoằng pháp mới, có kết quả khả quan và đáp ứng được nhu cầu nghe pháp của một bộ phận quần chúng. Với việc theo dõi địa chỉ, thời khóa sinh họat của “đạo tràng online” là có thể nghe pháp, trao đổi nghi vấn Phật học với các giảng sư. Một ý kiến của người từng tham dự các đạo tràng online này nhận định rằng: “Phật giáo Việt Nam nói chung và ngành hoằng pháp nói riêng, đã mở rộng và cụ thể là cống hiến cho Phật giáo thế giới một sứ mạng không nhỏ: sứ mạng hoằng pháp thời hiện đại (…) Phải xem công tác hoằng pháp trong thời kỳ hội nhập cũng chính là một phương cách góp phần giới thiệu, giao lưu văn hóa của Việt Nam với các nền văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của các quốc gia trên thế giới ” [ Chúc Phú:39] Những năm gần đây đã có những chuyến đi thuyết giảng của các tu sĩ trẻ từ TP.HCM đến các giảng đường nước ngoài, tuy chưa trở thành một kế họach trong đường hướng họat động của GH.PGVN và đặc biệt là của Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM. Ngoài phương thức hoằng pháp trên mạng, trong quá trình đổi mới và hội nhập, việc chú trọng vào công việc hoằng pháp ở vùng sâu, vùng xa, trong các dân tộc thiểu số ở Ngoài ra, tu sĩ trẻ, giảng sư của ban Hoằng Pháp Trung ương đã thực hiện một dạng hoằng pháp mới, đó là hoằng pháp trong trại giam, trường hợp tại trại giam Châu Bình, tỉnh Bến Tre. Tại đây, Đại đức Thích Nhật Từ đã thuyết giảng cho 1.800 phạm nhân, mà 2/3 trong số đó là những người trẻ, ở độ tuổi từ 17 đến 30 [3][3]. (Phan Cát Tường-Quảng Kiến, 2007). Phó ban Hoằng pháp Trung ương của GHPGVN đã khái quát về tính đa dạng của công cuộc hoằng pháp trong thời hiện đại như sau: “ Hoằng pháp ngày nay không chỉ là việc giảng sư đi giảng một cách thuần túy mà cần chú ý đến các cách thức hoằng pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng như website, truyền thanh, truyền hình…mà một số quốc gia đã thực hiện”[4][4] (Thích Thiện Bảo, 2007).Tại chùa Hoằng Pháp (H. Hóc Môn-TP. HCM), thượng tọa Chân Tính thường xuyên tổ chức nhiều buổi thuyết giảng, có thu dĩa để phát hành rộng rãi cho phật tử trong và ngoài nước. “Ấn tống kinh sách hay lưu truyền các bài giảng Phật pháp thông qua lọai hình băng dĩa, tôi nghĩ, đó là cách truyền bá Phật pháp hợp thời và tiện lợi nên thực hiện” [5][5]. (Thích Chân Tính, 2006). Nếu như trước đây, kinh tạng đọc tụng, các bài thuyết pháp đều được thu âm trong băng cassette, băng video…để phổ biến rộng rãi đến phật tử, thì nay đã có cải tiến, được thực hiện trên dĩa với nhiều dạng DVD,VCD… “để những người hiểu đạo và cả những người chưa hiểu đạo có thể cùng cộng hưởng hương vị giải thoát của chánh pháp” [6][6].(Thích Chân Tính, 2006). Nhiều lọai hình truyền bá Phật pháp cũng đa dạng hơn, theo hướng “văn nghệ hóa” các nội dung Phật pháp, với các bài tân nhạc, cải lương, phim sự tích cuộc đời đức Phật, cuộc đời các vị Tổ, như “Tiếng chuông hoằng pháp” của nhạc sĩ Hằng Vang; “Đạo Phật ngày nay” của nhạc sĩ Vũ Ngọc Toản.. Chương trình VCD “ Ánh sáng Phật pháp” là nội dung trao đổi cởi mở giữa phật tử và quý Thầy về những vấn đề trong cuộc sống, cũng như trong quá trình tu học. Cần thấy rằng, chính tại trung tâm TP.HCM, các loại hình hoằng pháp qua băng dĩa đã được phổ biến rộng rãi hơn để từ đây phát hành sang các vùng, miền khác trong cả nước và nước ngoài. Về nội dung, trong các buổi thuyết pháp, tu sĩ đã đề cập đến nhiều vấn đề có tầm bao quát, đi sâu vào lĩnh vực mà trước đây hơn 10 năm, giới Phật giáo chưa có điều kiện thực hiện, như mời người đã trực tiếp tiếp cận với thế giới vô hình[7][7] ( xem mục 54 phần chú thích) báo cáo lại, sau đó có phần bình luận của tu sĩ dưới nhãn quan Phật giáo; hay đi vào những lĩnh vực khá mới mẽ như những buổi thuyết giảng về kinh tế học Phật giáo, về đạo đức trong kinh doanh theo tinh thần Phật giáo… Một sự kiện đáng ghi nhận trong việc hoằng pháp của Phật giáo Việt Qua những chuyến trở về của hòa thượng Nhất Hạnh, đại trai đàn bình đẳng pháp giới cũng đã được tổ chức trong cả nước vào năm 2007, đánh dấu bước phát triển mới trong chính sách tự do tôn giáo của Nhà nước Việt * Chuyển đổi trong hoạt động từ thiện -xã hội Từ thiện -xã hội (TT-XH) là một hoạt động nổi bật của PGVN. Trong suốt nhiều nhiệm kỳ, ban Trị sự Thành Hội PG TP.HCM và các Tỉnh đã nỗ lực thực hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của Phật giáo đến hàng triệu gia đình bất hạnh. Với chính sách “mở cửa, Đổi mới” càng tạo điều kiện cho nhiều tấm lòng nhân ái ở Việt Nam được hướng ra nước ngoài, cứu giúp những người bị nạn, như nạn sóng thần các nước Châu Á (Indonesia, Thái Lan…) Tổng kinh phí cứu trợ cho nạn nhân sóng thần đã lên đến 475.000.000 đồng [8][8]( Báo cáo Tổng kết Thành Hội PG TP.HCM nhiệm kỳ VI, 2002-2007). Đặc biệt, họat động của trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật quận 4 (TP.HCM) hiện đang nuôi dạy cho 102 em bất hạnh cũng từ chi phí của những nhà hảo tâm trong và ngoài nước ủng hộ. Mặt khác, có thể nhận thấy sự chuyển đổi về số lượng tiền bạc và phẩm vật đóng góp vào quỹ TT-XH của Thành hội PGTP.HCM tăng nhanh qua các năm, đưa họat động TT-XH của Phật giáo Nam bộ và PGTP.HCM nói riêng đạt doanh số cao nhất so với Phật giáo trong cả nước (xem thêm bảng so sánh ở phần phụ lục cuối bài). Ngoài ra, qua số tiền và phẩm vật đóng góp cho thấy còn có cả ngoại tệ. Con số ngoại tệ đóng góp cho Ban TT-XH Trung ương, Tp. HCM và Nam bộ, chỉ trong năm 2005 lên đến gần 60 ngàn đô la Mỹ. Điều đó cũng thể hiện sức đóng góp của Việt kiều các nơi và cũng cho thấy mối quan hệ gắn kết, hội nhập của PGVN trên lĩnh vực TT.XH với ngoài nước có khởi sắc, bởi vì đây là lần đầu tiên trong tổng số tiền đóng góp TT.XH có ngoại tệ. Cần nhận thức rằng, trong 3 hệ phái Phật giáo ở Việt Nam bao gồm Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ, không phải chỉ có hệ phái Bắc tông mới thực hiện các họat động từ thiện-xã hội. Mỗi hệ phái đều có những họat động theo quan niệm riêng của mình. Tuy nhiên, do hệ phái Bắc tông chủ trương đây là hệ phái không chỉ lo việc “tự tu, tự độ” mà còn có trách nhiệm “tự giác, giác tha” nữa, vì vậy, một tu sĩ thuộc hệ phái Bắc tông, ngoài việc thọ Tỳ Kheo giới (250 giới) còn thọ thêm Bồ tát giới. Chính nhận thức và hành động này giúp những người thọ giới Bồ tát ý thức hơn nữa về trách nhiệm nghĩ đến và chăm lo cho mọi người. Ngày nay, trước xu thế mới của lịch sử dân tộc, tinh thần nhập thế này của các tu sĩ càng có điều kiện được làm sống lại, khơi gợi và nhân rộng ra hơn, để tinh thần ấy có thể đến với từng người mến mộ đạo Phật, sử dụng nó như một phương tiện làm phát khởi trí huệ, mang lại an lạc cho mình và cho người. Thành tựu của tinh thần này được biểu hiện nhiều vẻ, dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể thấy điều này trên thành quả của hàng trăm phòng phát thuốc, hàng chục Tuệ Tĩnh đường, các lớp học Tình Thương, trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật, trung tâm tư vấn, giúp đở người bị HIV/AIDS; nhà ở cho người có công với nước, Quỹ Khuyến học cho những trẻ em nghèo hiếu học, chăm lo cho người già neo đơn, những trẻ mồ côi không người nuôi dưỡng. Tịnh xá Ngọc Phương, trung tâm của Ni giới Khất sĩ, được ni sư Hùynh Liên xây dựng từ năm 1958, đã trở thành đầu mối cho các phong trào đấu tranh chống xâm lược, đồng thời cũng là nơi chỉ đạo, tổ chức nhiều hoạt động từ thiện-xã hội như mở trường dạy học từ thiện, lập cô nhi viện..Tinh thần ấy cho đến nay vẫn được hàng trăm ni chúng thuộc hệ phái Khất sĩ kế thừa, thực hiện và phát huy. Nếu như 10 năm trước đây, trong các loại hình họat động TT-XH, chúng ta ít thấy có sự tham gia của các tu sĩ đi đến những vùng sâu, vùng xa, trong địa bàn của các dân tộc thiểu số, mà chỉ tập trung nhiều vào người Kinh, thì trong nhiệm kỳ V đã có dấu ấn rõ nét của các tu sĩ đến các buôn làng của khu vực Tây Nguyên hay vùng Đông Nam bộ. Để tạo điều kiện cho hoạt động TT-XH được duy trì tiếp tục và phát triển bền vững, nhiều lớp đào tạo nguồn nhân lực cũng như phương pháp tổ chức đã được triển khai. Các khoá đào tạo như Khoá Đào tạo công tác xã hội tại Học viện Phật giáo VN khai giảng vào ngày 6/6/2007 do Ban TT-XH Trung ương, trường Đại học Mở -Bán công, và Học viện PGVN tại Tp.HCM phối hợp tổ chức; Khóa đào tạo 120 tăng ni trẻ tại các tỉnh có tâm nguyện phục vụ vùng sâu, vùng xa trong thời gian 4 tháng với 480 tiết học, do giảng viên Đại học Mở, Học viện PGVN nhằm bồi dưỡng kiến thức xã hội và kỷ năng giao tiếp, quan hệ cộng đồng, thống kê, điều tra xã hội học.. đáp ứng các mục tiêu họat động xã hội, đặc biệt là công tác TT-XH các Tỉnh. Trước đó, vào năm 1998 Ban TT-XH T.Ư cũng đã kết hợp với Đại học Mở -Bán Công tổ chức khoá đào tạo công tác xã hội cho 142 học viên tăng, ni, phật tử.. Tham khảo chương trình họat động của ban TT-XH báo Giác Ngộ trong 5 năm (1996-2001) cho thấy hoạt động trên lĩnh vực này của tăng ni phật tử ở Thành phố Hồ Chí Minh khá phong phú. Ngoài những đợt công tác mang tính cấp thời, ban còn có 9 chương trình hoạt động từ thiện khác như: Bảo trợ 10 bà Mẹ Việt Nam anh hùng tại huyện Củ Chi; Chương trình “ Đem lại ánh sáng cho người mù nghèo”; Chương trình mái ấm cho người nghèo; Chương trình xe lăn, xe lắc cho người tàn tật; chương trình cấp xe đạp cho học sinh nghèo; chương trình 10.000 phần giúp học sinh sau lũ; Giúp bệnh nhân nghèo trị bệnh; Công tác trung chuyển các tổ chức xã hội và cá nhân có hoàn cảnh khó khăn; Tặng 3 máy chữa mắt cho bệnh viện An Bình . Thượng tọa Thích Tôn Thật, trưởng ban TT-XH báo Giác Ngộ đã phát biểu: “Thực hành Bồ tát hạnh thực tình không phải dễ, nếu người thực hiện không kiên nhẫn, thiếu thiện chí bao dung, khi gặp những sự việc ngoài ý muốn , thì sẽ trở nên phiền não”[9][9].(Thiện Bảo, 2001,22) Kết luận Qua một số nét lớn vừa trình bày về những chuyển đổi trong sinh họat của tu sĩ Phật giáo ở -Xu hướng Hiện đại hóa Những chuyển đổi trong sinh hoạt của các tu sĩ PGVN hiện nay, từ trong nhận thức đến lối sống, đến sinh họat tu học, họat động từ thiện-xã hội… đều mang tính Hiện đại hóa. Trong nhận thức của các tu sĩ Phật giáo đã bộc lộ một xu hướng tùy thuận theo với sự phát triển của thời đại. Tính chất tùy thuận của Phật giáo đã góp phần vào việc thể hiện tính chất này. Xu hướng hiện đại hóa của PGVN diễn ra nhanh chóng hơn so với giai đọan trước năm 1986. Hiện đại hóa trong PGVN cho thấy tu sĩ PGVN hiện nay đã dần tiếp cận được với thế giới qua sử dụng các website, các hộp thư điện tử, qua việc tham gia giảng dạy và học tập tại nhiều nước trên thế giới bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, cũng có thể thấy rằng, chính từ tác động của Đổi mới, từ các chính sách chung của chính quyền, GHPGVN có nhiều thuận lợi hơn để thực hiện một số họat động Phật sự của mình, bên cạnh những nỗ lực từ chính bản thân GHPGVN qua một nhiệm kỳ đầu. Việc tạo điều kiện cho các tu sĩ trẻ được ra nước ngoài tu học dễ dàng còn phát xuất từ khi Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành Pháp Lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo vào năm 2004. Từ việc tu sĩ trẻ ra nước ngoài du học đến việc tu sĩ từ các Tỉnh lên thành phố tham gia học tập trong các trường Phật học nhiều năm gần đây đã làm thay đổi khá lớn sinh họat của người tu sĩ. Chính từ sự thay đổi môi trường sống, mang tính hiện đại hơn, tức từ nông thôn ra thành thị, từ một khu vực có mức sống tương đối thấp đi đến một nơi có mức sống cao hơn…. đã kéo theo nhiều vấn đề khá phức tạp trong thủ tục, trong việc tạm trú, trong thời khoá hành đạo…và cũng từ những sự thay đổi này đã là những thách thức lớn cho khá nhiều tăng/ni, giúp họ có dịp tự xét lại mình, trong vấn đề trau dồi giới luật, giữ gìn phẩm hạnh, oai nghi của người tu, trong một môi trường sống mới, đặc biệt đã được đô thị hóa như tại TP.HCM. Gần đây đã có cuộc hội thảo về tăng, ni, tự viện Thành phố do Ban Trị sự Thành hội PGTP.HCM tổ chức để trao đổi, nêu lên nhiều sự kiện về những chuyển đổi trong sinh họat của tăng /ni thành phố, trong đó đã đặc biệt nhấn mạnh đến sự thoái hóa, biến chất của một số tu sĩ trẻ, những người đã trực tiếp tham gia vào việc tu học trong một môi trường mới mẻ, đầy năng động và phức tạp của TP.HCM. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, đó không phải là tất cả! Trong xu thế của thời đại, sự chuyển đổi cách sống, lối sống sao cho phù hợp để có thể thuận lợi hơn cho việc tu học của tăng/ni cũng là phương cách họ thực hiện đường hướng giáo lý “Tùy thuận” trong Phật giáo. Những ảnh hưởng xấu từ lối sống của một số tu sĩ trẻ như xa rời giới luật, sống trọ ở nhà dân, hoặc xây mới tịnh thất, tịnh xá để ra sống riêng… là những dấu hiệu đáng báo động về sự suy thoái, biến chất trong lối sống ở thiền môn. Nhưng mặt khác, cũng cần thấy rằng thực sự đã có một xu hướng hiện đại hóa trong Phật giáo Việt Nam, thể hiện qua lối sống, cách sống, qua nếp nghĩ của các tu sĩ, đặc biệt là những tu sĩ trẻ, dù rằng xu hướng ấy đang còn ở bước khởi đầu. Như vậy, hiện đại hóa Phật giáo trong quá trình hội nhập với thế giới là một xu thế tất yếu. Chính việc hội nhập với khu vực và thế giới buộc bản thân PGVN phải hiện đại hóa. Có hiện đại hóa mới có thể thích ứng với họat động Phật sự ngoài nước. Mặt khác, xu thế này diễn ra không chỉ riêng đối với PG mà còn thấy cả trong một số tôn giáo khác ở Việt Nam như Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo…Và trên thế giới, tại nhiều quốc gia có tôn giáo xu thế hiện đại hóa tôn giáo đã được nhiều nhà tôn giáo học khẳng định. –Xu hướng Phật giáo nhập thế ( Engaged Buddhism). Cần thấy rằng, xu hướng nhập thế là xu hướng chung của Phật giáo thuộc mọi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do tính chất mềm dẽo của tôn giáo này, có sự thích ứng và thay đổi cho phù hợp với phong tục tập quán của từng dân tộc, nên xu hướng nhập thế của Phật giáo ở Việt Nam được bộc lộ rõ nét. Sự thích ứng và hội nhập nhanh chóng của các tu sĩ vào quá trình phát triển quốc gia chung trong giai đọan sau Đổi mới đã bộc lộ một xu hướng đưa đạo vào đời nhiều hơn, điển hình là quá trình đa dạng hóa các hình thức hoạt động TT-XH, đẩy mạnh và đưa hoạt động TT-XH ra ngoài phạm vi lãnh thổ, hướng đến các nạn nhân từ thiên tai sóng thần ở Thái Lan; hoặc hướng nhiều hơn đến việc truyền đạo, ủy lạo trong vùng dân tộc thiểu số… Đó là những nét mới trong hoạt động của tu sĩ PGNB đã góp phần vào việc thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Cần thấy rằng, đây không chỉ là tính chất riêng có ở Phật giáo Việt Như vậy, có thể cho rằng, trong bước chuyển mới của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, PGVN đã phát triển khá nhanh theo 2 xu hướng chính, một là xu hướng hiện đại hóa và hai là xu hướng nhập thế. Cả hai xu hướng có tính chất hỗ trợ và thúc đẩy nhau, có quan hệ với nhau, giúp PGVN phát triển. Trong thời gian tới, để PGVN có thể có những bước phát triển tốt, tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, theo xu thế chung của thời đại, PGVN cần thiết nhanh chóng tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình, đồng thời cũng khắc phục những hạn chế từ trong cơ cấu tổ chức của GHPGVN. Bảng đóng góp vào quỹ Từ thiện –xã hội của Ban TT-XH Phật giáo Tp.HCM so với trong năm 2005
Nguồn: Tổng hợp các báo cáo tổng kết năm 2005 của Ban Từ thiện -xã hội Trung ương và các Tỉnh Thành hội Phật giáo. Bản tin Hội nghị kỳ IV khóa V, GHPGVN. CHÚ THÍCH 1.Thích Hiển Pháp, “Phật giáo: Giải pháp trong giai đoạn toàn cầu hóa”. Tham luận trình bày trong hội thảo “Phật giáo thời đại mới . Cơ hội và thách thức” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15-16 tháng 7, 2006. 2. Tam quy: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Ngũ giới gồm 5 điều cấm trong giới luật: không trộm cắp, không sát sinh, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. 3. Thích Thiện Siêu, Luật Tỳ Kheo. Tập 1.Yết ma Yếu chỉ. (Hà Nội:Trường Cao cấp Phật học Việt Nam,1991), 5. 4.Trong Phật giáo thuộc hệ phái 5. Sa Di thọ 10 giới . 6. Phỏng vấn sâu Thích Nữ Đức Hòa , chùa Linh Quang, quận 10, ngày 27/12/2007. Người phỏng vấn : Trần Hồng Liên. 7. Ban Đại diện Phật giáo quận 5. Thành hội PG.Tp.HCM. Tham luận trình bày trong hội thảo “Tăng, ni, tự viện thành phố Hồ Chí Minh” , tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20-21 tháng 4, 2000. Thành hội PG.Tp.HCM. 8. Minh Đăng Quang, Chơn Lý . Trọn bộ. Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt 9. Ban Đại diện Phật giáo quận 10. Thành hội PG.Tp.HCM. Tham luận trình bày trong hội thảo “Tăng, ni, tự viện thành phố Hồ Chí Minh” , tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20-21 tháng 4, 2000. Thành hội PG.Tp.HCM. 10. Phỏng vấn sâu Thích nữ Liên Hà. Ni sinh khoá 6, ngày 20/12/2007. Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. Người phỏng vấn : Trần Hồng Liên. 11. Wên là đơn vị gồm nhiều hộ người Khmer theo Phật giáo, mỗi hộ có nghĩa vụ dâng cơm cho các sư sãi một ngày, luân phiên nhau theo quy định. 12. Phỏng vấn sâu ĐĐ.Thích Thiện Thành . Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo An Giang, ngày 1/8/2007. Người phỏng vấn: Trần Hồng Liên. 13. Ban Đại diện Phật giáo quận 8. Thành hội PG.Tp.HCM. Tham luận trình bày trong hội thảo “Tăng, ni, tự viện thành phố Hồ Chí Minh” , tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20-21 tháng 4, 2000. Thành hội PG.Tp.HCM. 14. Ban Đại diện Phật giáo quận 11. Thành hội PG.Tp.HCM. Tham luận trình bày trong hội thảo “Tăng, ni, tự viện thành phố Hồ Chí Minh” , tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20-21 tháng 4, 2000. Thành hội PG.Tp.HCM. 15. Ban Tôn giáo-Dân tộc tỉnh Vĩnh Long. Dự thảo báo cáo về việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với Phật giáo Kinh tại Vĩnh Long sau 3 năm thực hiện khảo sát (1999-2002). 16. Ban Đại diện Phật giáo quận 1. Thành hội PG.Tp.HCM. Tham luận trình bày trong hội thảo “Tăng, ni, tự viện thành phố Hồ Chí Minh” , tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20-21 tháng 4, 2000. Thành hội PG.Tp.HCM. 17. Ban Đại diện Phật giáo quận 4. Thành hội PG.Tp.HCM. Tham luận trình bày trong hội thảo “Tăng, ni, tự viện thành phố Hồ Chí Minh” , tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20-21 tháng 4, 2000. Thành hội PG.Tp.HCM. 18. Hùynh Ngọc Thành, “Tăng ni trẻ ở nhà ngoài Lẽ nào không giải quyết dứt điểm?”. Giác ngộ, 132. (7.8.2002). 19. Bạt Tụy, “Tăng ni ở nhà ngoài và tâm sự người trong cuộc”. Giác Ngộ, 120 (15.5.2002). 20. Sau năm 2005, đi nước ngoài dạng du lịch không phải qua Ban Tôn giáo xin cấp phép. 21. Số liệu của ban Tôn giáo Tỉnh Vĩnh Long . 22. Phỏng vấn sâu Thích Tâm Chơn. Tăng sinh khóa 7. Học viện Phật giáo Tp.HCM. Ngày 9/10/2007. Người phỏng vấn: Trần Hồng Liên. 23. Phỏng vấn sâu Thích Tâm Chơn. Tăng sinh khóa 7. Học viện Phật giáo Tp.HCM. Ngày 9/10/2007. Người phỏng vấn: Trần Hồng Liên. 24. Phỏng vấn sâu Thích Thọ Phước. Tăng sinh khóa 6. Học viện Phật giáo Tp.HCM. Ngày 25/12/2007. Người phỏng vấn: Trần Hồng Liên. 25. Phỏng vấn sâu Thích Tâm Chơn. Tăng sinh khóa 7. Học viện Phật giáo Tp.HCM. Ngày 9/10/2007. Người phỏng vấn: Trần Hồng Liên. 26. Phỏng vấn sâu Thích Hạnh Đức. Tăng sinh khóa 7. Học viện Phật giáo Tp.HCM; Học viên Cao học Đại học KHXH&NV. Ngày 9/11/2007. Người phỏng vấn: Trần Hồng Liên. 27. Phỏng vấn sâu Thích Tâm Chơn. Tăng sinh khóa 7. Học viện Phật giáo Tp.HCM. Ngày 9/10/2007. Người phỏng vấn: Trần Hồng Liên. 28. Phỏng vấn sâu Thích Hạnh Đức. Tăng sinh khóa 7. Học viện Phật giáo Tp.HCM; Học viên Cao học Đại học KHXH&NV. Ngày 9/11/2007. Người phỏng vấn: Trần Hồng Liên. 29. Phỏng vấn sâu Thích Trung Hòa, Học viên Cao học, đại học KHXH&NV TP.HCM.Ngày 10/5/2008. Người phỏng vấn: Trần Hồng Liên. 30. Phỏng vấn sâu Thích Hạnh Đức. Tăng sinh khóa 7. Học viện Phật giáo Tp.HCM; Học viên Cao học Đại học KHXH&NV. Ngày 9/11/2007. Người phỏng vấn: Trần Hồng Liên. 31. Đó là 8 pháp do Đức Phật quy định, mỗi người nữ tu phải thực hành đối với các tăng sĩ. Tám pháp đó là: Bát kỉnh pháp gồm: a.Tỳ kheo ni tuy một trăm tuổi, nhưng thấy tỳ kheo mới thọ giới , phải đứng dậy đón chào lễ bái, trải tịnh tọa mời ngồi.Pháp này phải được tôn trọng cung kính khen ngợi, trọn đời không được vượt qua. b.Tỳ kheo ni không được mạ lỵ quở trách tỳ kheo, không được phỉ báng, nói : phá giới, phá kiến, phá oai nghi. Pháp này phải được tôn trọng cung kính khen ngợi, trọn đời không được vượt qua. c. Tỳ kheo ni không được vì Tỳ kheo tác cử, tác ức niệm, tác tự ngôn, không được ngăn người khác tìm tội, ngăn thuyết giới, ngăn tự tứ. Tỳ kheo ni không được quở trách Tỳ kheo. Tỳ kheo được quyền quở trách tỳ kheo ni. Pháp này phải được tôn trọng cung kính khen ngợi, trọn đời không được vượt qua. d. Thức xoa ma na học giới rồi phải đến tỳ kheo tăng xin thọ đại giới. Pháp này phải được tôn trọng cung kính khen ngợi, trọn đời không được vượt qua. e. Tỳ kheo ni phạm tội tăng tàn phải ở trước hai bộ tăng nửa tháng hành Ma na đỏa. Pháp này phải được tôn trọng cung kính khen ngợi, trọn đời không được vượt qua. g.Tỳ kheo ni nửa tháng đến tỳ kheo tăng cầu giáo thọ. Pháp này phải được tôn trọng cung kính khen ngợi, trọn đời không được vượt qua. h.Tỳ kheo ni không được hạ an cư ở chỗ không có tỳ kheo tăng. Pháp này phải được tôn trọng cung kính khen ngợi, trọn đời không được vượt qua. Dẫn theo Giác Dũng, Phật Việt i. Tỳ kheo ni an cư xong phải đến trong Tỳ kheo tăng cầu ba việc Tụ tứ: kiến, văn, nghi. Pháp này phải được tôn trọng cung kính khen ngợi, trọn đời không được vượt qua. 32. Phỏng vấn sâu Thích Hạnh Đức. Tăng sinh khóa 7. Học viện Phật giáo Tp.HCM; Học viên Cao học Đại học KHXH&NV. Ngày 9/11/2007. Người phỏng vấn: Trần Hồng Liên. 33. Phỏng vấn sâu Thích Thọ Phước. Tăng sinh khóa 6. Học viện Phật giáo Tp.HCM. Ngày 25/12/2007. Người phỏng vấn: Trần Hồng Liên. 34. Ban Giáo dục tăng ni Trung ưong GHPGVN, Báo cáo Tổng kết họat động năm 2005 . 35. Có thể kể đến ĐĐ.Thích Minh Thành (tịnh xá Trung Tâm), sư cô Thích nữ Huệ Liên (tịnh xá Ngọc Phương )… 36. Xem thêm về tổ chức này trong : Trần Hồng Liên, Phật giáo 37. Hội thảo “ Phật giáo trong thời đại mới : cơ hội và thách thức” tổ chức tại Tp.HCM ngày 15-16 tháng 7, 2006. 38. Thích Nữ Huệ Liên, “Tiềm năng đóng góp của ni giới: sứ mệnh có thể thực hiện” , Tham luận trình bày trong hội thảo quốc tế: “Phật giáo trong thời đại mới : cơ hội và thách thức” tổ chức tại Tp.HCM ngày 15 -16 tháng 7, 2006. 39. Phỏng vấn sâu Thích Tâm Chơn. Tăng sinh khóa 7. Học viện Phật giáo Tp.HCM. Ngày 9/10/2007. Người phỏng vấn: Trần Hồng Liên. 40. Phỏng vấn sâu Thích Tâm Chơn. 41. Phỏng vấn sâu Thích Tâm Chơn. 42. Phỏng vấn sâu Thích Hạnh Đức 43. Phỏng vấn sâu Thích Hạnh Đức 44. Thích Nữ. Huệ Quang, Sự phát triển của GHPGVN ở thế kỷ 21. Giác Ngộ 84. (5.9.2001). 45. Hội thảo được tổ chức tại Học viện Phật giáo Tp.HCM ngày 15- 16/7/2006 quy tụ hàng trăm đại biểu Việt Nam và từ 10 quốc gia khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tích Lan, Trung Quốc, Pháp, Đức, Thái Lan, Úc, Canada, Ấn Độ…với 80 tham luận của các nhà khoa học, các thiện tri thức, những vị lãnh đạo tổ chức Phật giáo. 46. Các đại hội ABCPquốc tế tại Mông Cổ, Lào..Hội nghị Thượng đỉnh các tôn giáo ở Mỹ, Nhật, Thái Lan, Campuchia…; Hội nghị về Bức thông điệp vĩnh hằng của Đức Phật Tổ tại Sri Lanka.; Hội nghị quốc tế toàn cầu hóa ở Berlin; Hội thảo giáo dục Phật giáo thế kỷ 21 tại Giang Tô (Trung Quốc); tọa đàm về Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ; Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 4 tại Thái Lan. 47. Như TT. Thích Đồng Bổn ( chùa Xá Lợi); ĐĐ. Thích Nhật Từ (chùa Giác Ngộ); ĐĐ.Thích Đức Trường, Thích Tắc Minh (chùa Giác Lâm); ĐĐ. Thích Minh Thành (Tịnh xá Trung Tâm)… 48. Thích Trí Quảng , “Hoằng pháp trong thời hội nhập”. Nguyệt san Giác Ngộ, 132 (3. 2007), 4. 49. Phan Cát Tường, “Hoằng pháp cho trẻ em dân tộc”. Giác Ngộ, 367 ( 8.2.2007). 50. Phan Cát Tường-Quảng Kiến, “Hoằng pháp trong trại giam”. Giác Ngộ, 368 (15.2.2007). 51. Thích Thiện Bảo, “ Định hướng hoằng pháp trong tình hình mới”. Giác Ngộ, 364 (18.1. 2007). 52. TT. Thích Chân Tính. “Chúng ta hãy cùng nhau làm cho rạng rỡ chánh đạo.Bởi đó là mục đích chính, thiêng liêng và cao cả nhất của những người có tâm hạnh đi theo con đường giác ngộ giải thóat của đức Phật.” Trong sách Minh Mẫn chủ biên , Danh nhân văn hoá Phật giáo Việt 53. TT. Thích Chân Tính, như trên. 54. Trường hợp bà Phan Bích Hằng báo cáo tại chùa Hoằng Pháp ( Hóc Môn). 55. Minh Mẫn, “Tâm đức nhiệm mầu”, trong ‘ Võ Văn Ái con nội trùng của Phật giáo Việt 56.Theo Báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VI (2002-2007) và phương hướng họat động Phật sự nhiệm kỳ VII (2007-2012) của Thành hội PG.TP.HCM. Tr.21. 57. Thiện Bảo, Tấm lòng Phật giáo miền TÀI LIỆU THAM KHẢO -Báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VI (2002-2007) và phương hướng họat động Phật sự nhiệm kỳ VII (2007-2012) của Thành hội PG.TP.HCM. Tr.21. -Chúc Phú 2007. Vài vấn đề về hoằng pháp trong thời hội nhập. Nguyệt san Giác Ngộ số 132. Tr. 39. -Minh Đăng Quang, Chơn Lý. Trọn bộ. Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Minh Mẫn, Tâm đức nhiệm mầu. Trong ‘Võ văn Ái con nội trùng của Phật giáo Việt -Minh Mẫn chủ biên, Danh nhân văn hóa Phật giáo Việt -Phan Cát Tường, “Hoằng pháp cho trẻ em dân tộc”. Giác Ngộ, 367 ( 8.2.2007) -Phan Cát Tường-Quảng Kiến, “Hoằng pháp trong trại giam”. Giác Ngộ, 368( 15.2.2007) -Thích Chơn Thiện, Tư tưởng kinh Kim Cang. (Hà Nội: Tôn giáo, 1999) -Thích Thiện Bảo, “ Định hướng hoằng pháp trong tình hình mới”. Giác Ngộ, 364 (18.1. 2007) -Thích Thiện Siêu, Luật Tỳ Kheo. Tập 1.Yết ma Yếu chỉ. (Hà Nội:Trường Cao cấp Phật học Việt Nam,1991), 5. -Thích Trí Thủ biên sọan, Luật Tỳ Kheo. Tập 1.Yết ma Yếu chỉ. Tp.HCM: Trường Cao cấp Phật học Việt -Thích Trí Thủ biên sọan. Tâm Như Trí Thủ tòan tập. Chùa Quảng Hương Già Lam. Bản thảo. 2005 -Thích Trí Quảng , “Hoằng pháp trong thời hội nhập”. Nguyệt san Giác Ngộ, 132 (3.2007). -Thích Hành Trụ dịch. 1999. Luật Tứ phần giới bổn. (Tp.HCM :Thành phố Hồ Chí Minh, 1999). Nguồn: Nhiều tác giả- Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay,nhà xuất bản Thế giới 2008(Viện Harvard Yenching tài trợ ) . |
Cập nhật ( 19/09/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com