Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Tư, 27 Tháng Chín, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

CHƯNG BÀY MÂM NGŨ QUẢ TRONG NGÀY TẾT (Nguyễn Hữu Hiệp)

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

CHƯNG BÀY MÂM NGŨ QUẢ TRONG NGÀY TẾT

* Nguyễn Hữu Hiệp

Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, nhà nào cũng thấy có chưng bày đầy ắp một mâm ngũ quả tất "bắt mắt".

Nguyên thủy, mâm ngũ quả gồm 5 loại trái là mận, hạnh, đào, táo và lý (cũng gọi là điều). Đó là những loại trái nhất định mà người xưa đã chọn dùng, vì theo sách Chiến thư, nó có đặc tính cảm ứng và trợ lực cho ngũ cốc, tức 5 thứ hạt được dùng làm lương thực chính là gạo, nếp, lúa mì, mè và đậu. Năm thứ ấy mà sai quả thì ngũ cốc được mùa, và ngược lại. Do đó, mâm ngũ quả trước hết là mang chức năng thông tinh, phản ảnh sát thực tình hình sắp tới của mùa vụ, cho nên nó mang ý nghĩa của tín hiệu hạnh phúc, ấm no.

Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu và đất đai từng vùng khác nhau, tất nhiên có khi không thể có đủ 5 loại trái này. Thế là người ta tìm loại trái khác tương tự thay thế, thành ra ở mỗi nơi có khi thành phần không giống nhau, nhưng phải là 5 loại trái. Có khi là lê, lựu, đào, mai, phật thủ. Có khi là chuối, phật thủ, cam, quýt, táo… tùy điều kiện và suy nghĩ của từng người về ý nghĩa tiêu biểu của từng loại trái. Đại thể :

– Lê (hay mật phụ), ngọt thanh hơn mật, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ, gia đình danh giá để tiếng thơm muôn đời.

– Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

– Đào, gợi điển cố đào, lý. Học trò phải thi đậu, làm quan phải thăng chức. Ý muốn quyền quý, cao sang.

– Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.

– Phật thủ, trái giống như bàn tay đẹp của Phật trung tư thế chụm lại. Mong người già được khỏe mạnh và sống lâu như Phật.

Tùy ý nghĩa của từng thành tố mà mâm ngũ quả nói lên sự mong muốn cho gia đình, dòng họ, từ ông bà, cha mẹ đến con cháu đều được vui hưởng hạnh phúc đời đời.

Theo dòng thời gian và theo sự phát triển các đặc sản của vườn cây ăn trái mà càng xuôi về phương Nam, sự chưng bày mâm ngũ quả càng biến tướng, nhất là đồng bằng Nam Bộ thường phong phú hơn về chủng loại, nhưng lại bình dị hơn về ý nghĩa, tuy nhiên cũng không thể vượt ngoài phạm vi niềm ước mơ chính đáng của con người. Cụ thể, mâm ngũ quả ở Nam Bộ được cấu tạo theo "công thức" chung nhất là : mãng cầu, nho, đu đủ, xoài và sung. Với mong ước "cầu tiền đủ xài sung" (hiểu theo kiểu đồng âm và nghĩa chứ). Do có người gọi đu đủ là thu đủ, nên cũng hiểu "cầu thu đủ tiền (đặng) xài sung".

Đặc biệt là mâm ngũ quả không có chưng trái dừa, và nó cũng không bao giờ được chưng cúng trên bàn thờ tổ tiên. Còn dưa hấu thì nhất định phải có một cặp to, chưng riêng trên bàn thờ. Nhà nghèo, bàn thờ nhỏ, chỉ mua một trái thì chưng chung trong mâm ngũ quả. Người ta hiểu mâm ngũ quả có trái dưa là "cầu sung vừa đủ xài" hoặc "cầu vừa đủ xài sung", vì trái dưa cũng được hiểu tạm là dừa (vừa) và nhắc nhở sự tích An Tiêm đời Hùng Vương.

Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên có khi mâm ngũ quả phong phú hơn, vì các bà các chị khéo tay không câu kệ cứng nhắc "ngũ quả" mà bát, cửu, thập quả không chừng. Tuy nhiên đối với những loại trái "nòng cốt" như vừa nói thì nhất định không thể thiếu, cho dù còn sống hay còn non cũng được "trọng dụng". Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là "mâm ngũ quả" và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là "mâm". Cũng không ai lập dị gọi "đĩa năm trái" bao giờ !

Cũng nên nói thêm, đối với những người tin theo kiểu "nói lề" ấy, tức nhiên họ nhất quyết không chịu cúng, hoặc chung các loại cam (cam chịu), chuối (chúi nhủi) hoặc táo (vì theo sách Tiểu nhĩ nhã thì tên chữ của táo là phẩn – đồng âm với một loại bỏ đi của con người)… Trong mấy ngày Tết họ cũng không ăn bí, nhất là bí đao (đã bí lại đau), khổ qua (rước lấy cái khổ cho mình), hạt tiêu (tiêu luôn) v.v…

Phần mình, nhất là các nhà doanh nghiệp và các bạn trẻ, cho dù tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, đều cũng nên lưu ý tâm lý của bà con – đặc biệt là ở vùng nông thôn Nam Bộ – để có ý thức, tránh dùng những loại ấy làm quà tặng hoặc đãi đằng đầu năm, vì người nhận sẽ không vui và cũng không loại trừ cách nghĩ oan rằng, ta đã cố tình đem điều xui xẻo đến họ.

Chưng bày mâm ngũ quả trong những ngày thiêng liêng đầu năm đầu tháng mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn cực kỳ độc đáo của nhân dân ta vậy.

Cập nhật ( 02/02/2009 )

Related Posts

Lưu trữ

Bạc Liêu: Phân Ban Ni giới Phật giáo tỉnh bàn giao “Mái ấm bình an” số 02 tại huyện Phước Long

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
10 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] “Vầng trăng yêu thương” nơi chùa Giác Viên

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
10 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa mang Trung thu về cho các em Trường Tiểu học Hoàng Quân

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
11 giờ trước
0
Ảnh do chùa Bửu Linh cung cấp
Lưu trữ

Tin vắn – Tết Trung thu tại chùa Bửu Linh

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
11 giờ trước
0
Nhiều phần quà được trao trong đêm hội
Lưu trữ

Bạc Liêu: Ấm áp “Đêm hội trăng rằm” tại chùa Phong Lợi

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
2 ngày trước
0
Next Post

NÉT CHỮ NGÀY XUÂN (Thanh Mai)

TẾT NGUYÊN ĐÁN QUA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM (Đỗ Xuân Trung)

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
21/09/2023
0

Chiều ngày 20/9/2023 (06/8/Quý Mão), TT. Thích Giác Tâm - Trụ trì chùa Thiền Quang, ấp 18, xã Vĩnh Bình,...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Cosdon trao quà định kỳ tháng 9

15/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Phân Ban Ni giới Phật giáo tỉnh bàn giao “Mái ấm bình an” số 02 tại huyện Phước Long

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: [Video] “Vầng trăng yêu thương” nơi chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: [Video] Vẹn tròn hiếu đạo mùa Vu lan PL.2567

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ấm áp “Đêm hội trăng rằm” tại chùa Phong Lợi

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

7 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

1 tuần trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

09/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
17/7
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/8
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 40
  • 631
  • 322.802

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN