CHÙA SÊREYVONG SACHE YARAM ( CHÙA ĐÌA MUỒN ) * Tĩnh Toàn 1.Phát hiện các tượng Phật cổ. Ngày 15.11.1956 tại ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, Bạc Liêu, Ông Lâm Dênh đào ao phía sau nhà phát hiện 13 tượng Phật, trong đó có một tương bằng gỗ quí và 12 tượng bằng đá. Mọi người cho đây là điềm lành và duyên lớn đã hội tụ nên các ôngLý Phêm, Lý Sóc, Kha Ách, Danh Poôts, Danh Srây, Huỳnh Chữ…vận động đồng bào Phật tử người kinh, Hoa, Khmer cất ngôi chùa đơn sơ bằng cây lá trên phần đất do ông Lý Phêm và bà Huỳnh Thị Kia hiến cúng hơn 1,6 ha; công trình xây cất hòan thành gồm chánh điện, sala, ngôil liều, nhà bếp. Đầu năm 1957, đoàn Phật tử địa phương đến chùa Chát Băng, Vĩnh Thuận Kiên Giang cung thỉnh Hòa Thượng Tăng Nê chứng minh và hợp thức hóa sinh hoạt tự viện; lúc đó ngài là Hội phó Hội Mêkong và thành viên thường trực Hội Phật giáo MaHaNiKay; Hòa Thương Tăng Nê hoan hỉ nhận lời và bổ nhiệm Đại Đức Danh Muôth làm tăng trưởng và đặt tên chùa là Sêreyvongsacheyaram, phiên dịch là Khải Tông, nhân gian gọi là chùa Đìa Muồn bởi chùa tọa lạc trên bờ kênh mà hai bên có rất nhiều cây muồn hoang dại. 2.Giai đọan chiến tranh. Đến cuối năm 1959, chùa Đìa Muồn nằm trong khu căn cứ địa cách mạng nên bị nhiều khủng bố. Năm 1960, Đại đức Lâm Nuôl thay cho Đại đức Danh Muôth; tại chùa lúc bấy giờ có mở lớp đào tạo cán bộ nòng cốt trong giới tu sĩ Khmer để cung ứng cho các chùa trong tỉnh xây dựng cơ sở cách mạng , năm 1961 Đại đức là ủy viên Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng (MTDTGP) tỉnh SócTrăng( lúc đó Bạc Liêu là đơn vị hành chánh thuộc tỉnh Sóc Trăng).Suốt thời gian đãm nhận trụ trì (1960-1964), chùa vừa là trạm liên lạc, nơi hội họp, nuôi chứa cán bộ; các vị Hòa thượng Sơn Vong, Phó Chủ Tịch MTDTGP khu tây nam bộ (TNB); Hòa Thượng Tăng Nê, Phó Chủ Tịch UBMT Liên Việt; Đại Đức Thạch Som, Phó Chủ tịch MTDTGP TNB, Hội trưởng Hội ĐKSSYN TNB; Maha Sơn Thông, Trưởng ban Khmer vận TNB; Huỳnh Cương, Phó Chủ tịch UBMTTDGPMNVN và một số lãnh đạo ở trung ương cục như Trịnh Thới Cang, Sáu Tùng…đã có thời gian dừng chân và làm việc tại đây. Do những hoạt động như trênnên chùa bị bao vây lục soát, các vị sư Achar bị bắt cùng với số thanh niên bị tình nghi là cộng sản trong chùa. Đến năm 1965, Đại đức Danh Xêm làm tăng trưởng chùa, Ngài tiếp tục gầy dựng lại cơ sở cách mạng, mở lớp dạy giáo lý Pali-Vini cho chư tăng, dạy song ngữ cho con em đồng bào Phật tử, động viên thanh niên và các nhà sư đã hòan tục gia nhập bộ đội, móc nối kêu gọi binh sĩ phía bên kia trở về với cách mạng. Chùa Đìa Muồn lúc bấy giờ là trung tâm văn hóa của khu vực, là nơi đào tạo cán bộ, ban Tuyên huấn, tạp chí Khmer đặt cơ sở tại đây, đoàn nghệ thuật Khmer Sóc Trăng tập vợt tại chùa là lưu diễn nhiều nơi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Giai đoạn nầy chùa có nhiều nhà sư là cán bộ cốt cán cho cách mạng như sư Cao Đức, Kim Sa Muôl… Năm 1968, chùa bị phi cơ và pháo binh tàn phá, 42 căn nhà trong xóm Đìa Muồn bị thiêu hủy, có 2 nhà sư bị thương nặng và 3 Phật tử bị chết. Năm 1969, chùa bị lục soát trong một trận càn có lực lượng Mỹ đi theo đã bắt hết 35 cán bộ trong các hầm bí mật, đây là lực lượng do nhà chùa tổ chức vận động giới thiệu tham gia, họ đã bi tra tấn và tù đày.Trước khi Hiệp định Paris được ký kết, ĐĐ Thạch Xêm đưa thanh niên vào chùa tu trên 200 người để chống lại chủ trương bắt lính của nhà cầm quyền, có 7 người phía bên kia buông súng vào chùa tu học nhưng thực chất là tham gia vào lực lượng du kích địa phương. Năm 1973, bộ binh và 13 xe thiết giáp tấn công chùa gây nhiều tổn thất; năm 1974, Đại Đức Danh Xiêm và Đại Đức Lý SoMouth vận động được 13 lính trở về cùng buôn làng, họ cũng đã cung cấp một số đạn dược phương tiên cho cách mạng chuẩn bị chiến dịch giải phóng miền Nam. 3.Giai đọan hòa bình. Sau 30-4, Thượng Tọa Lý SaMouth làm tăng trưởng chùa Đìa Muồn, Ngài vận động đồng bào Phật tử thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; mở lớp dạy phổ cập cho các em học sinh, bắt tay vào việc xây dựng nông thôn mới qua kế họach đem ánh sáng văn hóa đến buôn làng; xây cầu bồi lộ, cất nhà tình thương, làm nhà tình nghĩa, thực hiện công tác xóa đói giãm nghèo, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho bà con, tạo công ăn việc làm cho dân nghèo… và khu vực Đìa Muồn bây giờ đã phồn thịnh nhộn nhịp với làng nghề truyền thống và được công nhận danh hiệu ấp văn hóa. Thượng Tọa Lý SaMouth vào chùa năm 11 tuổi, làm thị giả cho Đại Đức Lâm Nuôl và có nhiều quan hệ với cách mạng. Thượng Tọa hiện là Phó Ban Trị Sự THPG Bạc Liêu phụ trách hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer từ năm 2000 đến nay, tại Đại Hội Đại biểu PG toàn quốc lần thứ VI, Thượng Tọa Lý SaMouth được tấn phong giáo phẩm Hòa Thượng. HT cũng là Hội trưởng Hội ĐKSSYN, là đại biểu HĐND và UBMTTQVN tỉnh BL; do quá trình cống hiến phục vụ đạo pháp dân tộc, HT được nhà nước trao tăng huân chương, nhiều bằng khen các cấp và bằng tuyên dương công đức của T.Ư giáo hội.Trong cương vị lãnh đạo PG tại địa phương, ở ngội nhà chung giáo hội,HT cùng với chư tôn giáophẩm BTS THPG BL thắt chặt tình đòan kết giửa các hệ phái, cùng đồng bào PT ra sức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu PG tỉnh BL lần thứ III ( nhiệm kỳ 2007-2012), góp phần xây dựng một quê hương BL giàu đẹp, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Chùa hiện có 6 vị tăng, 2 đang theo học trung cấp Pali, một học đại học sư phạm Tp HCM. Chùa cũng có lớp sơ cấp Pali cho chư tăng các chùa trong khu vực theo học. Hơn 20 năm bị tàn phá do chiến tranh, 30 năm mãi lo cho đồng bào địa phương, đến năm 1997 chánh điện mới được khởi công xây dựng lại và bây giờ chỉ mới hoànthành 70%, kinh phí hơn 1,3 tỉ đồng mà chùa còn nợ vật tư hơn trăm triệu, một số các công trình khác như sala, nhà tăng, khà khách, nhà trù có lẽ phải chậm lại. Dự kiến năm 2009 sẽ khánh thành chánh điện, HT Lý SaMouth cũng đã có thông bạch kêu gọi sự trợ duyên của chư tôn giáo phẩm và đồng bào PT xa gần giúp đỡ cho chánh chiện chùa Đìa Muồn sớm hoàn thành, mọi sự ủng hộ xin liên lạc: HT Lý SaMouth, ĐT: 0781.215740; Mobil: 0913.982226. |
Cập nhật ( 29/07/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com