Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Tư, Tháng Ba 29, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

CHƯ TĂNG NAM TÔNG KHMER KHÔNG NGỪNG HOẰNG DƯƠNG CHÁNH PHÁP

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Tin tức - Phật sự
A A
0

CHƯ TĂNG NAM TÔNG KHMER KHÔNG NGỪNG HOẰNG DƯƠNG CHÁNH PHÁP

* Thượng tọa Thạch Sok Xane

Đoàn Đại biểu Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Trà Vinh

Hôm nay, trong không khí trang nghiêm thắm tình đạo vị, đoàn kết hòa hợp, Hội Nghị Chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer được long trọng tiến hành. Nhân dịp này, cho phép tôi được thay mặt toàn thể chư tăng, Phật tử Khmer tỉnh Trà Vinh, xin nhiệt liệt chào mừng và trân trọng kính chúc Chư tôn giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni Phật tử, quí vị khách quí, quí vị đại biểu thân tâm thường an lạc, hạnh phúc. Chúc Hội Nghị thành công tốt đẹp.

Là bậc Sa môn với phẩm hạnh Từ – Bi – Hỷ – Xả – Vị tha, vui trong niềm hạnh phúc an lạc của nhân loại, luôn trầm tư mặc tưởng đến những nỗi khổ đau, những điều bất hạnh của chúng sanh, với tinh thần trách nhiệm và hoài bão của người tu Phật, các vị chư Tôn giáo phẩm đã không ngừng phát huy tốt vai trò lãnh đạo qua các kỳ Hội Nghị, nhiệt tâm trong Đạo pháp, luôn gắn bó với xã hội. Chúng tôi xin tán dương công đức của chư vị.

Trà Vinh là tỉnh cùng ngỏ hẹp, kinh tế phát triển còn chậm so với các tỉnh trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng giàu lòng nhân ái, có 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa đoàn kết hòa hợp giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Dân số trên một triệu người, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số, sống tập trung thành phum srok, trong địa bàn 8 Huyện, Thị xã. Phật giáo sớm được truyền thụ vào lòng dân tộc và đã trở thành tôn giáo thuần túy chính thống của mình. Vì thế, từ các sinh hoạt đời thường cho đến các lễ hội, lễ tang, việc cưới hỏi, giáo dục học hành, phong tục tập quán của dân tộc đều in đậm nét Phật giáo. Toàn tỉnh Trà Vinh có 141 ngôi chùa Khmer theo hệ phái Mahanikaya. Tổng số chư Tăng hiện nay là 3.192 vị, trong đó có 47 vị Hòa thượng, 141vị Thượng tọa, 254 vị Đại đức, 1245 vị Tỳ khưu, 1505 vị Sadi và có 2820 cư sĩ trong Ban Quản trị chùa.  

Về tu học và hành đạo, chư Tăng và Phật tử Khmer luôn lấy Giới luật làm nền tảng tu học, lấy Định để thanh lọc tâm, lấy Tuệ làm ngọn đuốc soi đường, lấy Bát Chánh Đạo làm phương hướng thực hành, vì lợi ích và sự an lạc của chúng sanh mà phục vụ, với phương châm: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.

Ngoài việc chăm lo tu học và hành đạo, Trụ trì và Ban Quản trị các chùa luôn giữ gìn, duy trì và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, chư Tăng Khmer không ngừng học tập nhằm trang bị kiến thức cho mình về Phật học và Thế học. Phật học – để hoàn thiện bản thân góp phần hoằng dương chánh pháp, Thế học – góp phần cho sự phát triển xã hội.

Là một thành viên trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Nam tông Khmer luôn phát huy truyền thống đoàn kết hòa hợp với các hệ phái khác, có cùng quan điểm và là bạn đồng hành với các tôn giáo khác, làm tốt đời đẹp đạo.

Về lĩnh vực giáo dục đào tạo, hiện nay tỉnh hội Phật giáo Trà Vinh nói chung và Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng đã tổ chức sắp xếp hoàn chỉnh chương trình Phật học từ lớp cơ bản cho đến bậc sơ cấp, trung cấp phật học Pali – Khmer, có đội ngũ giáo viên Achar tự nguyện giảng dạy. Tăng sinh và học viên theo học các lớp sơ cấp, trung cấp Pali – Khmer đồng thời được học thêm chương trình Bổ túc Văn Hóa, đều đạt được kết quả tốt.

Việc xây dựng trùng tu sửa chửa chùa luôn được quan tâm, nhất là lối kiến trúc cổ điển mang bản sắc văn hóa dân tộc luôn được duy trì và phát huy. Tất cả 141ngôi chùa có phương tiện nghe nhìn, khuôn viên chùa được sắp xếp khang trang, làm Phật cảnh, trồng nhiều cây xanh hoa kiểng, một số chùa được chọn làm điểm du lịch sinh thái.

Thực hiện nếp sống văn minh gia đình văn hóa, trên địa bàn tỉnh có nhiều gia đình phật tử được công nhận gia đình văn hóa, khóm ấp văn hóa, phum srok văn hóa, có 35 ngôi chùa và văn phòng HĐKSSYN Tỉnh được công nhận cơ sở tôn giáo cơ quan văn minh, một ngôi chùa được Bộ văn hóa công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Các lễ hội dân tộc như: Chol Chnam Thmây –Donta –Ok om bok luôn được Đảng và nhà Nước quan tâm.

Về từ thiện xã hội, toàn tỉnh thành lập được 287 tổ tang tế do chùa tổ chức, hỗ trợ mỗi đám tang, giúp đỡ tiền thuốc cho bệnh nhân nghèo, phát gạo cho người nghèo, vận động cứu trợ đồng bào bị thiên tai, xét cấp học bổng cho tăng sinh nghèo đang học các trường Đại học trong và ngoài nước, hỗ trợ con em Khmer nghèo hiếu học..v.v.. Hằng năm, đều có tổ chức chúc thọ các vị Hòa thượng, cụ ông cụ bà vào dịp Chol Chnam Thmay. Ngoài ra, các vị trụ trì, Ban Quản trị các chùa còn tích cực tham gia các công trình phúc lợi địa phương. Đảm bảo tốt việc giảng dạy, học tập của chư tăng và con em phật tử trong tỉnh.

Theo sự suy nghĩ của chúng tôi, trong Hội Nghị Chuyên Đề PGNTK lần thứ II tại Thành phố Cần Thơ, chúng tôi có đề nghị về cơ cấu Ban đặc trách PGNTK, nhưng từ đó đến nay điều này vẫn chưa thực hiện được.

·        Đề Nghị

Chúng tôi xin đề nghị được mở trường đào tạo nghiệp vụ sư phạm Trung cấp chuyên nghiệp tại chùa Kompong phường 1, thị xã Trà Vinh cho Tăng sinh sau khi tốt nghiệp trường Trung Cấp Phật Học Pali Khmer và tốt nghiệp Trung Học Bổ Túc Văn Hóa. Chương trình học do Tỉnh Hội kết hợp với sở Giáo dục Đào tạo Trà Vinh đề ra.

Chúng tôi tin tưởng rằng với phương hướng hoạt động Phật sự, thông qua nghị quyết Hội Nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ III này, sẽ đạt nhiều thành tựu tốt đẹp. Trước khi dứt lời, chúng tôi kính chúc chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa trong HĐTS và Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành, quí vị Đại biểu,quí vị Phật tử, luôn luôn dồi dào sức khỏe, nhiều nghị lực và trí tuệ để cùng nhau phụng sự Đạo pháp –Dân tộc –Chủ nghĩa xã hội.

Xin chân thành cảm ơn quý vị đã quan tâm lắng nghe bài tham luận của chúng tôi.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Cập nhật ( 17/10/2008 )

Related Posts

Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

2 ngày trước
0
Quang cảnh khoá tu

Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

2 ngày trước
0

Bạc Liêu: Lớp Giáo lý Phật học tại chùa Phong Lợi chủ đề “Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”

3 ngày trước
0
Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

3 ngày trước
0
sdfcas

Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

6 ngày trước
0
Đạo tràng chụp ảnh lưu  niệm

Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

7 ngày trước
0
Next Post

CÔNG TÁC PHẬT SỰ NAM TÔNG KHMER TỈNH TRÀ VINH TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2008

ĐOÀN KẾT HÒA HỢP XÂY DỰNG GIÁO HỘI KIÊN GIANG VỮNG MẠNH

Bài viết xem nhiều

  • Chư Tôn đức quang lâm điện Dược Sư

    Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 3
  • 647
  • 1.744
  • 200.361

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học