Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Tư, 27 Tháng Chín, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Chữ Nôm và việc học chữ Nôm (Tống Phước Khải)

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

CHỮ NÔM & VIỆC HỌC CHỮ NÔM

* Tống Phước Khải

SỰ RA ĐỜI CỦA CHỮ NÔM

Chưa có tư liệu nào chứng minh một cách thuyết phục về thời điểm ra đời của chữ Nôm. Trong phạm vi bài viết này chỉ bàn về những khía cạnh mang tính ứng dụng vào việc học tập.  Chúng ta tạm phân tiếng Việt thời xưa ra làm 2 loại: tiếng kinh điển (Hán) và tiếng bình dân (Nôm).

1.Tiếng kinh điển do nền giáo dục Nho học từ Trung Quốc truyền bá vào.

– Âm có nguồn gốc từ âm Hán, gọi là âm Hán Việt (có người cho rằng đây là âm Trung Quốc cổ).

 

– Chữ viết là chữ Hán.

2.Tiếng bình dân được sử dụng chủ yếu trong giao tiếp lời nói. Tiếng bình dân cũng có những chữ lấy từ tiếng kinh điển.

– Âm là âm bình dân của người Việt.

– Chữ viết không có.

Nhu cầu ghi tiếng bình dân thành văn bản đã dẫn đến sự ra đời của một loại chữ viết mới được gọi là chữ Nôm.

 

ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỮ NÔM

– Một chữ Nôm được viết bằng một hay nhiều chữ Hán (hoặc thành phần của chữ Hán).

– Người viết được chữ Nôm phải biết cả tiếng bình dân lẫn tiếng kinh điển.
– Mục đích người viết chữ Nôm là làm sao diễn đạt ra tiếng bình dân từ các chữ Hán.

– Người đọc được chữ Nôm cũng phải biết tiếng bình dân lẫn tiếng kinh điển.

 

Do thời xưa chữ Nôm không được tiêu chuẩn hoá cho nên tự ai nấy diễn đạt chữ viết theo riêng mình, làm cho một chữ bình dân có thể có nhiều chữ viết Nôm khác nhau. Điều này gây ra sự phức tạp trong chữ Nôm.

Sau đây là vài ví dụ về cách thức diễn đạt của người xưa:
1-
Dùng hai chữ Hán, một chữ có nghĩa kinh điển giống hoặc gần (gợi ý) với nghĩa bình dân, chữ kia có âm kinh điển giống hoặc gần giống âm của tiếng bình dân.

Ví dụ:

Chữ này không có trong tiếng kinh điển nên phải phân tích thành chữ 雲 âm "vân" nghĩa "mây" và chữ  迷 âm "mê" nghĩa "mê muội". Đối chiếu với tiếng bình dân thì chữ 雲 dùng để diễn đạt nghĩa, chữ 迷 dùng để diễn đạt âm là hợp lý nhất. Do đó chữ này được đọc là MÂY.

2-
Dùng một chữ Hán có nghĩa và âm kinh điển giống như nghĩa và âm bình dân (đối với loại này, tiếng bình dân lấy từ tiếng kinh điển nên cả hai tiếng hoàn toàn giống nhau về âm và nghĩa).

Ví dụ:

Chữ này có trong tiếng kinh điển âm là "phúc" (hoặc "phước"). Đối chiếu với tiếng bình dân thì cũng có chữ âm là "phúc" (hoặc "phước") có cùng nghĩa. Do đó chữ này được đọc là PHÚC (hoặc PHƯỚC).

3-
Dùng một chữ Hán có âm kinh điển giống như âm bình dân (loại này người viết chữ chỉ chú trọng về âm, không chú trọng về nghĩa).

Chữ này có trong tiếng kinh điển âm là "ngã" nghĩa là "tôi". Đối chiếu tiếng bình dân thì chỉ có chữ "ngã" với nghĩa "té ngã" là thích hợp. Do đó chữ này được đọc là NGÃ.

 

Nếu gọi N là nghĩa chữ Hán, A là âm chữ Hán, dấu ‘ tượng trưng cho gần giống (hoặc gợi ý) thì ta có thể ghi thành ký hiệu cho các ví dụ ở trường hợp 1, 2, 3 như sau:
1- [N + A’]
2- [NA]
3- [A]

 

4-
Ngoài ra còn có nhiều hình thức khác. Trên cơ bản, chúng ta dựa theo lối phân tích ở trên thì có thể đọc và hiểu được chữ Nôm.

Đối với những tư liệu thơ văn xưa được truyền khẩu đến các thế hệ sau, nếu người đọc đã thuộc lòng thì rất dễ phân tích khi xem bản chữ Nôm. Tuy nhiên, có những chữ Nôm cần phải căn cứ vào ngữ cảnh, vần điệu của câu thơ v.v. thì mới có thể đoán được âm và không phải lúc nào người đọc chữ Nôm cũng đọc được chính xác âm mà người viết muốn diễn đạt. Nếu sự diễn đạt của người viết quá tồi hoặc âm bình dân của chữ đó đến nay không còn được sử dụng thì người đọc sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cho đến nay, vẫn còn những chữ Nôm mà âm của nó chưa được người đọc thống nhất.

 

SỰ TÀN LỤI CỦA CHỮ NÔM

Năm 1654, giáo sĩ Bồ Đào Nha tên là Alexandre De Rhodes sang truyền đạo tại Việt Nam. Ông đã tổng hợp từ các quyển từ điển phiên âm tiếng Việt bằng chữ Latin của những người trước đó và cho xuất bản quyển từ điển Việt Bồ La dùng cho mục đích truyền đạo. Nội dung từ điển là chữ phiên âm tiếng Việt được giải nghĩa tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Latin. Trong từ điển còn có phần bàn về ngữ pháp tiếng Việt. Thứ chữ phiên âm này sau đó được người Việt tiếp tục phát triển thành chữ chính thức của Việt Nam, được gọi là chữ Quốc Ngữ. Chữ Quốc Ngữ rất dễ học, chỉ tốn một vài tháng học tập là có thể đọc được các văn bản Quốc Ngữ. Trong khi đó chữ Hán và Nôm rất khó học, người ta bỏ ra cả đời học tập cũng khó lòng học hết. Vì lý do đó, chữ Quốc Ngữ đã dần dần trở thành thứ chữ phổ biến còn chữ Hán và Nôm không còn vị thế của nó như trước kia.

 

HỌC CHỮ NÔM TỪ CÁC THƯ TỊCH CỔ

Học chữ Hán và Nôm giúp chúng ta khai thác được kho tàng Hán Nôm vô giá của ông cha ta để lại, đọc được những tinh túy trong chất thơ văn Hán Nôm xưa đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ đặc điểm của tiếng Việt. Ngoài ra đó còn là tinh thần trở về nguồn cội mà mỗi người con đất Việt như chúng ta cần phải thể hiện.

Người học chữ Nôm dĩ nhiên phải là người đã có một vốn chữ Hán cơ bản. Khi chuyển sang học chữ Nôm thì chỉ việc sử dụng các tư liệu Nôm xưa, căn cứ theo đó mà phân tích, tổng hợp như đã nêu ở phần trên. Sau đó tự đặt câu dựa trên vốn chữ đã biết và viết câu dưới dạng chữ Nôm. Luyện tập nhiều thì chắc chắn có thể thông suốt được.

Dưới đây, là một bài học minh họa được trích từ sách "Tự học chữ Nôm" đang được Hanosoft biên soạn. Các bài học được soạn dựa trên nhiều tư liệu chữ Nôm khác nhau như: Thiên tự văn Việt Nam, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Quốc Âm thi tập v.v.

Trong bài học này mỗi cặp chữ trong câu thơ chứa một chữ kinh điển (Hán) và một chữ bình dân (Nôm). Cả hai phần nhiều đều có cùng nghĩa. Tuy nhiên, do phải tuân theo vần điệu nên có những cặp chữ nghĩa không tương đồng tuyệt đối. Người đọc có thể xem phần giải thích ở bên phải để đối chiếu. 

 

Trời = Nghĩa(天thiên)+Nghĩa(上thượng) [N+N’]
Đất = Nghĩa(
土thổ)+Âm(怛đát) [N+A’]
Mây = Nghĩa(
雲vân)+Âm(迷mê) [N+A’]
trời: heaven ; đất: ground ; mây: cloud

Mưa = Nghĩa(水thủy)+Âm(眉mi) [N+A’]
Gió = Nghĩa(
風phong)+Âm(愈dũ) [N+A’]
Ngày = Nghĩa(
日nhật)+Âm(碍ngại) [N+A’]
Đêm = Nghĩa(
月nguyệt)+Âm(店điếm) [N’+A’]
mưa: rain ; gió: wind ; ngày: day ; đêm: night

Sao =  Nghĩa (星tinh) + Âm (牢lao) [N + A’]
Móc = Nghĩa (
雨vũ) + Âm (沐mộc) [N’ + A’]
Điềm = Nghĩa Âm (
恬điềm) [NA]
sao: star ; móc: mist ; điềm: auspices

Lành = Nghĩa(善thiện)+Âm(令lệnh) [N’+ A’]
Phúc = Nghĩa Âm (
福phúc) [NA]
Thêm = Nghĩa Âm (
添thiêm) [NA’]
Nhiều = Nghĩa (
多đa) + Âm (僥nhiêu) [N+A’]
lành: good luck ; phúc: happiness ; thêm: add ; nhiều: many, much

Vui = Âm (盃bôi) [A’]
Thịnh = Nghĩa Âm (
盛thịnh) [NA]
Đều = Nghĩa Âm (
調điều) [NA’]
vui: happy ; thịnh: prosperous ; đều: even, equal

Man = Nghĩa Âm (蠻man) [NA]
Địch = Nghĩa Âm (
狄địch) [NA]
Theo = Nghĩa (
足túc) + Âm (燒thiêu) [N’+A’]
Về = Âm (
衛vệ) [A’]
man, địch: barbarian ; tòng: follow ; về:return, back

Khôn = Âm (
坤khôn) [A]
Khéo = Âm (
窖kháo) [A’]
Quê =  Âm (
圭khuê) [A’]
khôn: smart ; khéo: skillful ; quê:agrestic

Tờ = Âm (
詞từ) [A’]
Vẻ = Nghĩa (
文văn) + Âm (尾vĩ) [N’+A’]
Nghề = Nghĩa Âm (
藝nghệ) [NA’]
Thơ = Âm (
疎sơ) [A’]
tờ: sheet, leaf ; vẻ: appearance ; nghề: job ; thơ: poem

 

TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO HÁN NÔM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, số lượng sinh viên theo học ngành Hán Nôm rất ít. Một trường đại học tư thục hay dân lập nào có hoài bão mở ngành đào tạo này cũng phải từ bỏ ý định. Lý do đơn giản là tổng học phí của ngành này không đủ trang trải cho việc đào tạo. Trong khi đó số lượng theo học ngành Trung Quốc học, Nhật Bản học hay Hàn Quốc học rất đông bởi vì nhu cầu của thị trường việc làm của các ngành này cao và sinh viên cho rằng khi ra trường sẽ xin được một chỗ đứng trong công ty hoặc xí nghiệp nào đó. Đây là lẽ tất yếu trong sinh hoạt cuộc sống của con người. Thiết nghĩ chúng ta cần phải có sự đổi mới trong chương trình đào tạo để nhằm vừa trang bị kiến thức Hán Nôm cho sinh viên vừa đáp ứng được việc sử dụng kiến thức đó trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Giả sử chúng ta có thể mở ra ngành đào tạo Đông Á Hán ngữ, trong chương trình học chứa các học phần ngôn ngữ của các nước sử dụng chữ Hán như: Hán ngữ hiện đại & cổ đại, Nôm, Kanji, Hanja. Do chữ viết có sự tương đương nên sinh viên khi thạo một thứ thì có thể dễ dàng nắm bắt được các thứ còn lại. Sau đó tùy theo nguyện vọng mà trong giai đoạn chuyên ngành, sinh viên chọn một phân ngành chính cho mình. Sinh viên học ngành này có thể thông thạo 2 hoặc 3 ngoại ngữ và không buộc phải kèm theo một tấm chứng chỉ A ngoại ngữ hai khi tốt nghiệp. Như vậy lợi thế khi học ngành này là sinh viên có thể đọc được tư liệu Hán Nôm, hiểu được tường tận việc sử dụng chữ Hán ở khu vực Đông Á và thông thạo các thứ tiếng của các nước trong khu vực này nhằm có thể đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường việc làm.

Cập nhật ( 24/01/2011 )

Related Posts

Lưu trữ

Bạc Liêu: Phân Ban Ni giới Phật giáo tỉnh bàn giao “Mái ấm bình an” số 02 tại huyện Phước Long

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
12 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] “Vầng trăng yêu thương” nơi chùa Giác Viên

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
12 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa mang Trung thu về cho các em Trường Tiểu học Hoàng Quân

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
13 giờ trước
0
Ảnh do chùa Bửu Linh cung cấp
Lưu trữ

Tin vắn – Tết Trung thu tại chùa Bửu Linh

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
13 giờ trước
0
Nhiều phần quà được trao trong đêm hội
Lưu trữ

Bạc Liêu: Ấm áp “Đêm hội trăng rằm” tại chùa Phong Lợi

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
2 ngày trước
0
Next Post

Trò chơi dân gian của người Khmer Nam bộ (Đặng Hoàng Thám)

Hoàng – Mai – Lưu và ca khúc Giải phóng Miền Nam (TS Trần Thuận)

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
21/09/2023
0

Chiều ngày 20/9/2023 (06/8/Quý Mão), TT. Thích Giác Tâm - Trụ trì chùa Thiền Quang, ấp 18, xã Vĩnh Bình,...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Cosdon trao quà định kỳ tháng 9

15/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Phân Ban Ni giới Phật giáo tỉnh bàn giao “Mái ấm bình an” số 02 tại huyện Phước Long

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: [Video] “Vầng trăng yêu thương” nơi chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: [Video] Vẹn tròn hiếu đạo mùa Vu lan PL.2567

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ấm áp “Đêm hội trăng rằm” tại chùa Phong Lợi

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

7 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

1 tuần trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

09/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
17/7
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/8
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 87
  • 631
  • 322.849

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN