Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Tư, 27 Tháng Chín, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

CHỮ HIẾU TRONG PHẬT GIÁO

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

CHỮ HIẾU TRONG PHẬT GIÁO

* Phan Minh Đức

Trong Phật giáo, hiếu đạo được đề cập đến một cách trọn vẹn và hoàn hảo. Đức Phật dạy: "Điều thiện tối cao không gì hơn hiếu, điều ác cùng cực không gì hơn bất hiếu" (Kinh Nhẫn nhục), " Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức thờ Phật" (Kinh Đại tập), "Quả đất người đời cho là nặng, mẹ hiền ơn nặng quá hơn nhiều; Núi Tu di người đời cho là cao, cha hiền ơn cao quá hơn nhiều" (Kinh Tâm Địa quán), (Nếu có người vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ đến ngàn muôn năm, cha mẹ ăn uống, ngồi nằm, bệnh hoạn, cho đến đại tiểu tiện trên vai, người ấy vẫn không đền được ơn cha mẹ.

 

Hiếu thảo là truyền thống đạo đức quý báu của người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung .

Chữ hiếu trong dân gian Việt Nam

Người Việt Nam khi nói đến chữ Hiếu, liền nghĩ đến việc "thờ cha, kính mẹ", như bài ca dao vở lòng mà ai cũng thuộc: "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"; hoặc trong Quốc văn Giáo khoa thư ngày trước:

" Cha sinh mẹ dưỡng, dù lao lấy lượng nào đong.

Thờ cha mẹ ở hết lòng, ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường".

Nhưng thờ kính cha mẹ như thế nào? Đó là: mến yêu, cung kính, đỡ đần cho cha mẹ, vui vẽ vâng lời.

Làm con phải biết phận con,

mến yêu cung kính mới tròn thảo ngay,

việc làm nặng nhẹ đỡ tay,

khi sai khi bảo mặt mày hân hoan,

lời thưa tiếng nói dịu dàng,

cứng đầu cứng cổ dọc ngang thì đừng.

(Ca dao)

Chăm sóc, phụng dưỡng: sớm thăm tối viếng:

Mẹ già ở túp lều tranh,

sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.

(Ca dao)

Quạt nồng ấp lạnh:

Thức khuya dậy sớm cho cần,

quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.

(Ca dao)

Nuôi dưỡng cha mẹ:

Dây bầu dây mướp cùng leo,

sớm hôm nuôi mẹ, giàu nghèo sá chi.

(Ca dao)…

Đó là quan niệm dân gian về chữ Hiếu.

Chữ Hiếu trong Nho giáo

Nho giáo, nền tảng luân lý đạo đức của người Việt Nam và Trung Quốc ngày xưa, có hẳn một quyển sách riêng dạy vè đạo hiếu gọi là Hiếu kinh. Sau đây là một số lời dạy của bậc hiền triết Nho gia về đạo hiếu: Đệ tử của Đức Khổng Tử, thấy Tăng Tử, nói: "Hiếu giả bách chi tiên" ( Hiếu là nết đứng đầu trăm nết); thầy Mạnh Tử dạy về hành động hiếu: "Hiếu tử chi sự thân: cư tắc trí kỳ kính; dưỡng tắc trí kỳ lạc, bệnh tắc trí kỳ ưu, tang trắc trí kỳ ai, tế tắc trí kỳ nghiêm" (Việc phụng sự cha mẹ của người con hiếu là: cư xữ hết lòng kính trọng, dưỡng nuôi cố làm đẹp lòng, bệnh đau tận tâm lo lắng, tang ma hết sức xót thương, tế lễ nghiêm trang hết mực)…Kinh thi cũng dạy: "Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã. Ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hạo thiên võng cực" ( Cha sinh ta, mẹ nuôi ta. Hỡi ơi cha mẹ nuôi ta khó nhọc, muốn báo ơn sâu, như vói trên trời cao chẳng đặng)…

Chữ hiếu trong đạo Phật – chữ Hiếu siêu việt

Trong Phật giáo, hiếu đạo được đề cập đến một cách trọn vẹn và hoàn hảo. Đức Phật dạy: "Điều thiện tối cao không gì hơn hiếu, điều ác cùng cực không gì hơn bất hiếu" (Kinh Nhẫn nhục), " Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức thờ Phật" (Kinh Đại tập), "Quả đất người đời cho là nặng, mẹ hiền ơn nặng quá hơn nhiều; Núi Tu di người đời cho là cao, cha hiền ơn cao quá hơn nhiều" (Kinh Tâm Địa quán), (Nếu có người vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ đến ngàn muôn năm, cha mẹ ăn uống, ngồi nằm, bệnh hoạn, cho đến đại tiểu tiện trên vai, người ấy vẫn không đền được ơn cha mẹ. Phải biết ơn nặng của cha mẹ: cưu mang sinh sản, bồng ẳm, nuôi nấng dạy dỗ, tùy thời săn sóc, không sái thời tiết, không kể tháng ngày.

Vì thế ơn cha mẹ rất khó đền đáp" (Kinh Tăng Nhất A Hàm)…Chữ Hiếu trong đạo Phật mang tính siêu việt hơn những quan niệm hiếu thảo thông thường, hành động hiếu thảo không chỉ là mến yêu, cung kính vâng lời, phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống và thờ phụng, tưởng nhớ cha mẹ khi đã qua đời, mà còn hướng cha mẹ đến với điều thiện điều lành, xa lánh điều xấu điều ác, và bản thân người con phải sống tốt để cha mẹ vui lòng, Đức Phật đã dạy mỗi người con làm cách nào để đáp đền công ơn cha mẹ một cách đầy đủ, trọn vẹn : "Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy, giữ Ngũ giới.

Dù cha mẹ buổi sớm mai thọ trì Tam quy ngũ giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng của cha mẹ cũng gọi là tạm đền" ( kinh Hiếu tử), "Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường với của cải vật chất, tiền bạc thời không bao giờ đủ để trả ơn cha mẹ. Nhưng những ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn cha mẹ trở về con đường lành, con đường chơn chánh, sáng suốt, như thế mới đủ trả ơn cho cha mẹ" (Kinh Tăng Chi Bộ). Đối với đạo Phật, những việc làm xuất phát từ lòng hiếu thảo mang lại lợi ích thiết thực cho cha mẹ trong hiện tại và tương lai mới là hành động hiếu.

Theo Phật giáo, con người không chỉ có kiếp sống hiện tại mà còn có kiếp sống vị lai. Do đó người con hiếu thảo cân phải chăm lo cho cha mẹ cả đời sống sau khi từ giả cõi đời này. Người con hiếu trong đạo Phật luôn ưu tư: Sau khi chết cha mẹ sẽ đi về đâu? Làm sao để cho cha mẹ có niềm vui an lạc hạnh phúc trong đời sống hiện tại và đời sống sau khi chết? Việc hướng cha mẹ theo con đường chơn chánh, giúp cha mẹ gieo trồng những nhân duyên lành cho đời này và đời sau, chăm lo ttrau dồi công đức phước báu chính là việc làm thiết thực để đền đáp công ơn cha mẹ.

Truyền thống hiếu đạo lưu truyền đời đời. Ngày nay chữ Hiếu cũng không khác mấy so với ngày xưa, vì cũng xuất phát từ tấm lòng tri ân và báo ân (biết ơn và đền đáp ơn) cha mẹ. Tuy nhiên do hoàn cảnh và điều kiện hiện nay không giống như ngày xưa, cho nên cách thể hiện lòng hiếu thảo của người con thời nay có khác người xưa.

Trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, cuộc sống luôn vội vàng bận rộn , vì thế con cháu thường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện bổn phận đối với ông bà cha mẹ, chẳng hạn như không có nhiều thời gian gần gũi chăm nom chăm sóc ông bà cha mẹ (có trường hợp phải thuê người chăm sóc, con cháu không có thời gian thường xuyên tự tay chăm sóc, có trường hợp gởi ông bà, cha mẹ vào viện dưỡng lão) vì hoàn cảnh sống làm việc mà phải xa cách ông bà cha mẹ, để ông bà cha mẹ không cảm thây cô đơn buồn tủi, cân nên để ông bà cha mẹ tham dự vào việc dạy dỗ con cháu làm ông bà cha mẹ còn cảm thấy mình còn hữu ích, và cũng để ông bà cha mẹ có thời gian gần gũi con cháu.

Khi ở xa ông à cha mẹ, nên thường xuyên gởi thư hay gọi điện thoại thăm hỏi sức khỏe và đời sống ông bà cha mẹ. Lúc về già có người thích sống với con cái, có người thích sống ở viện dưỡng lão với những người già khác để sớm bầu bạn, hoặc sống ở mot cảnh chùa thanh tĩnh nào đó, vì thế nên tùy tâm nguyện của cha mẹ ông bà mà con cháu nên làm theo để ông bà cha mẹ vui lòng.

Đó là hiếu khi cha mẹ còn sống. Sau khi cha mẹ qua đời, lòng hiếu thảo được thể hiện qua việc phụng thờ và tưởng nhớ. Tấm lòng người xưa đối với ông bà cha mẹ đã khuất thể hiện qua câu:"Kính như tại", có nghĩa là kính như đang còn sống. Phụng thờ và tưởng nhớ là để nhắc nhở cho nhau công đức ân nghĩa sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ. Hằng năm cúng giỗ để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn. Đối với xã hội ngày nay, có người cho rằng những việc làm này không thiết thực nhưng thật sự có gia trị lớn về mặt tinh thần.

Tóm lại, Hiếu là bổn phận làm con mà cũng là đạo làm người. Hành động này thể hiện qua hai phương diện: phương diện vật chất và phương diện tinh thần. Về phương diện vật chất, tùy điều kiện, hoàn cảnh mà nuôi dưỡng, chăm lo chăm sóc cho cha mẹ: cơm nước quần áo thuốc men khi đau ốm…Về phương diện tinh thần, luôn có lòng kính yêu cha mẹ, sống tốt biết lo cho gia đình, bản thân, trở thành người hữu ích cho xã hội để cha mẹ an tâm và tự hào, không làm cho cha mẹ buồn lòng, không làm cho cha mẹ tủi hổ vì những việc sai trái, tội lỗi. Người con chí hiếu thực hành hiếu đạo theo lời Phật dạy. Ngoài những việc làm trên còn cần phải biết hướng cha mẹ tu thân, hành thiện, quy y Phật pháp để xây dựng hạnh phúc cho đời này và đời sau.

Lòng hiếu thảo chẳng những có ý nghĩa về mặt văn hóa đạo đức mà còn tác dụng giáo dục. Người biết hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ của mình là tấm gương sáng cho con cháu sau này noi theo, đó là truyền thống "uống nước nhớ nguồn" quý báu. Đức Phật còn dạy rằng, lòng hiếu thảo cũng chính là nhân lành, là hạnh của bậc Thánh: "Ta tự nhớ trong nhiều kiếp quá khứ, từ tâm hiếu thuận cúng đường cha mẹ, do công đức như vậy nên lên các tầng trời thì làm vị thiên đế, xuống trần gian thì làm Thánh vương"(Kinh Hiền Ngu) 

Related Posts

Lưu trữ

Bạc Liêu: Phân Ban Ni giới Phật giáo tỉnh bàn giao “Mái ấm bình an” số 02 tại huyện Phước Long

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
12 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] “Vầng trăng yêu thương” nơi chùa Giác Viên

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
12 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa mang Trung thu về cho các em Trường Tiểu học Hoàng Quân

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
13 giờ trước
0
Ảnh do chùa Bửu Linh cung cấp
Lưu trữ

Tin vắn – Tết Trung thu tại chùa Bửu Linh

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
13 giờ trước
0
Nhiều phần quà được trao trong đêm hội
Lưu trữ

Bạc Liêu: Ấm áp “Đêm hội trăng rằm” tại chùa Phong Lợi

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
2 ngày trước
0
Next Post

CHUYỂN NGHIỆP

MONG ƯỚC ĐIỀU LÀNH

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
21/09/2023
0

Chiều ngày 20/9/2023 (06/8/Quý Mão), TT. Thích Giác Tâm - Trụ trì chùa Thiền Quang, ấp 18, xã Vĩnh Bình,...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Cosdon trao quà định kỳ tháng 9

15/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Phân Ban Ni giới Phật giáo tỉnh bàn giao “Mái ấm bình an” số 02 tại huyện Phước Long

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: [Video] “Vầng trăng yêu thương” nơi chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: [Video] Vẹn tròn hiếu đạo mùa Vu lan PL.2567

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ấm áp “Đêm hội trăng rằm” tại chùa Phong Lợi

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

7 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

1 tuần trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

09/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
17/7
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/8
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 3
  • 88
  • 631
  • 322.850

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN