Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Chơn lý là gì (Thích Chánh Đức)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

CHƠN LÝ LÀ GÌ

* Thích Chánh Đức

CHÂN  là có thật, LÝ là lẽ. Chân lý là cái lý lẽ có thật của hiện tượng vạn hữu của cuộc đời này… ví dụ:

Sanh, lão, bệnh, tử của kiếp người, nó thành một cái lẽ thật không có một thế lực nào hoán cải cho khác được. Đó là một chân lý.

          Sanh, trụ, dị, diệt là quá trình vận động của hiện tượng vạn vật không ai ngăn chặn được, không có một thế lực nào làm cho khác hơn được. Đó là một chân lý.

Thành, trụ, hoại, không của vũ trụ vạn hữu, không có ai có thể làm cho nó đổi khác hơn được. Đó là một chân lý.

Vì tất cả những điều đó là “lẽ thật”, nói một cách khác: đó là “quy luật” tất nhiên của hiện tượng vạn pháp.

Như Lai Thế Tôn chỉ là một con người có trí tuệ nhận thức tột cùng chân lý ấy và sống hợp, sống đúng với chân lý, với quy luật của hiện tượng vạn pháp ấy mà thôi.

Để xác định rõ vấn đề, ta hãy đọc những lời của Đức Phật dạy cho ông Tu Bồ Đề.

“Bạch Thế Tôn! Quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của Phật Như Lai không có được gì ư?” Ông Tu Bồ Đề thưa.

Phật bảo: “Đúng vậy, đúng vậy! Tu Bồ Đề, quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Như Lai thật chẳng có một tí ti gì, gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vậy thôi”.

“Tu Bồ Đề! Tại vì Như Lai có cái nhận thức bình đẳng đối với hiện tượng vạn pháp quá thấp, cũng không đánh giá vạn pháp quá cao. Nhận thức hiện tượng vạn pháp Như Lai không có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh và tướng thọ giả. Như Lai hằng sống trong thiện pháp nên gọi là Như Lai. “Tu nhất thiết thiện pháp và Như Lai được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vậy thôi.”

“Tu Bồ Đề! Nói là “thiện pháp” kỳ thật chẳng có “thiện pháp” gì mà gọi là “thiện pháp”, vậy thôi!

Quá ý tứ, đoạn Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật đó, người đệ tử Phật thấy rằng: hiện tượng vạn pháp vốn tồn tại khách quan. Đánh giá thấp cao điều là biểu hiện của nhận thức mê lầm. Không nhận chân được thực tướng của sự vật hiện tượng. Xóa đi cái quan niệm chấp chặt, đánh giá hiện tượng vạn pháp qua Ngã, Nhân, Chúng sanh và thọ yểu thì quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác tự có, mà không do ai ban cho, cũng không từ đâu đem đến cho bất cứ một Đức Phật nào. Làm được vậy, gọi là Như Lai. “Tu tất cả thiện pháp” kỳ thật Như Lai chẳng có tu “thiện pháp” gì. Như Lai không nghĩ sai, nói sai, làm sai chân lý nên gọi là “thiện pháp”, vậy thôi!

Với hiện tượng vạn pháp, Như Lai xử dụng cách: Như Thị Tri, Như Thị Kiến, Như Thị Tín Giải, không sanh tướng phân biệt so bì của ý thức “biến kế chấp”. Người phàm phu cho là Như Lai chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, kỳ thật Như Lai chẳng đắc một tí ti nào.

QUÁ TRÌNH CẢI ĐẠO VÀ XÂY DỰNG…

Đã là con người thì ai cũng có cái tốt và cái xấu. Người ta đánh giá phẩm chất tốt hay xấu của con người, phần lớn tùy phong tục tập quán và luật pháp của một xã hội. Tuy nhiên cái tiêu chuẩn cơ bản của vấn đề tốt xấu, tội phước, thiện ác là: Ai làm những điều ích nước lợi nhà, đem lại những điều an vui hạnh phúc cho nhân quần xã hội, cho cả loài người thì người ta gọi đó là hành vi “thiện”, là con người tốt. Nếu ai đạt đến tột đỉnh của đặc tính tốt của hành vi “thiện” thì người ta gọi đó là bậc thánh nhân, hay là một vị Phật, một bậc chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Trái lại, là hạng người bất thiện, đó có nhiều tham vọng thấp hèn. Hậu quả tất nhiên là họ trở thành hạng người mà người trí xa lánh, xã hội rẽ khinh và luật pháp nghiêm trị, vì thế người ta có thể xác định: tốt xấu do người, tội phước do người, thiện ác do người, phàm thánh do người, chúng sanh hay Phật cũng do con người quyết định.

Với nền giáo lý Phật: Phàm phu, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật, tất cả là con người. Vui khổ khác nhau, là do mê ngộ khác nhau, giải thoát giác ngộ khác nhau là tùy thuộc ở vô minh phiền não trừ diệt được nhiều hay ít.

Qua kinh điển Phật, ta có thể tìm thấy rõ những tác động của tâm sở hữu pháp sau đây, khiến cho con người mê mờ chân lý và tự ràng buộc, tự làm đau khổ lấy mình. Nhóm thứ nhất có tên là Căn Bản Phiền Não hay cũng gọi là Thập Sử.

Vì nó thường sai sử chúng sanh làm cho chúng sanh luôn luôn triền miên trong đau khổ.

1. Tham

2. Sân

3. Si

4. Mạn

5. Nghi

6. Thân kiến

7. Biên kiến

8. Tà kiến

9. Kiến thủ

10. Giới cấm thủ

 

1. THAM.貪

Phạm: Abhhidhyà, Lobha, Ràga

Pàli: Abhijjhà. Ràga. Gọi là tham dục, tham ái, tham trước.

2. SÂN 瞋

Hán âm: Đề tì sa – chỉ cho sự tức giận mắt trợn…

Phạm: Pratigha hoặc Dvesa.

Pàli: Patigha hoặc Dosa. Gọi là Sân khuể, Sận nộ, Khuể nộ, đỏ mặt, tía tai.

3. SI 痴

Phạm: Moha – Mùdha.

Đồng nghĩa: vô minh – ngu si, tên một tâm sở, là tác dụng tinh thần của sự ngu muội vô tri, không rõ sự lý…

4. MẠN 慢

Phạm: Pàli: gọi chung là Màha. Tức là tâm tự phụ, so sánh sự cao thấp, hơn kém, tốt xấu v.v… giữa mình với người khác rồi cậy mình hơn mà khinh miệt người khác.

5. NGHI 儀

Phạm: Vikititsà

Pàli: Vicikicchà. Tên của tâm sở, đối với lý mê ngộ, nhân quả còn nghi ngờ, do sự không quyết định…

6. THÂN KIÊN 身見

Phạm:

Một trong ngũ kiến. Tà kiến mê chấp cho rằng thân mình là có thật. Phiên âm theo tiếng Phạn là Tát-ca-da-đạt-lỵ-sắt-chí. Tát-bà-đa. Tông dịch là hữu thân kiến; kinh bộ Tông dịch là Hoài thân kiến, lại dịch là Ngụy thân kiến. Đại thừa dịch là Di chuyển thân kiến, bất thực di chuyển thân kiến; thường nói gọn là Thân kiến, đó điều là căn cứ theo pháp sở duyên mà gọi là thân kiến. Nếu theo mê tình năng duyên thì gọi là ngã kiến. (tà kiến về cái ta).

7. BIÊN KIẾN  邊 見

Phạm:

Một trong 5 kiến. Hoặc là đoạn kiến, hoặc là thường kiến. Ác kiến là chỉ lệch về một phía, nên gọi là Biên kiến. Còn chỉ khởi thân kiến. Các án kiến như Đoạn kiến, Ngũ kiến.

8. TÀ KIẾN 邪 見

Phạm: Mithyà – drsti.

Pàli. Micchà – ditthi.

Thấy biết sai lầm, chủ yếu chỉ cho hạng người phủ nhận đạo lý nhân quả Tứ đế, là một trong 8 hạnh tà, 1 trong 10 điều ác, 1 trong 10 tùy miên, 1 trong 5 kiến chấp.

Tức tà kiến cho rằng ở đời không có bất cứ nguyên nhân nào đưa đến kết quả, cũng chẳng có kết quả nào do nguyên nhân sinh ra, tất cả chỉ là tình cờ, vì thế ác chẳng đáng sợ mà thiện cũng chẳng đáng ham…

9. KIẾN THỦ 見 取 

Phạm:

Một trong tứ thủ. Giữ thiên kiến chấp nê về thân (Thân kiến), về bên này bên khác (Biên kiến), nói chung là những ý kiến phi lý.

10. GIỚI CẤM THỦ 戒 禁 取

Chấp chặt những giới pháp phi lý như giới trâu, giới chó v.v… mà cho đó là cái nhân sinh lên cõi trời, cái nhân của đạo giải thoát. Đó là tà kiến mê chấp các giới cấm phi lý.

Nhóm thứ hai có tên là Chi mạc phiền não hay gọi là Tùy phiền não, vì chúng tùy thuộc Căn bản phiền não mà sanh khởi. Những phiền não Chi mạc này gồm có 20 món:

1. Phẫn

2. Hận

3. Phú

4. Não

5. Tật

6. Xan

7. Cuống

8. Siểm

9. Ác

10. Kiêu

11. Vô tàm

12. Vô quí

13. Trạo cử

14. Hôn trầm

15. Bất tín

16. Giải đãi

17. Phóng dật

18. Thất niệm

19. Tán loạn

20. Bất chánh tri.

 

1. Phẫn: Krohda (thuật ngữ). Một loại địa pháp tiểu phiền não; cũng là một trong 20 tùy phiền não; tên gọi của tâm sở. Trước những đối cảnh không thuận với tự tâm mà nảy sinh sự phẩn nộ tức giận.

2. Hận: Upanàha. (thuật ngữ). Tên của tâm sở. Một trong 75 pháp, một trong 100 pháp. Tức tác dụng tinh thần do kết oán phiền não.

3. Phú: Mraksa (thuật ngữ). Một trong các địa pháp tiểu phiền não, cũng là 1 trong 20 tùy phiền não. Đây là tên gọi của tâm sở, chỉ vào tác dụng tinh thần sợ danh dự bị sa sút, nên ẩn dấu tội mà mình gây ra.

4. Não: Pradàsa (thuật ngữ). Làm bực bội phiền não…

5. Tật: Trsyà (thuật ngữ). Ganh ghét vì thấy người ta hơn mình.

6. Xan: Màtsarya (thuật ngữ). Tham lam, ích kỷ.

7. Cuống: sàthya (thuật ngữ). Gian lận, dối gạt, lừa lọc.

8. Siểm: Màyà (thuật ngữ). Giả dối, nói mình có những đức tính tốt mà thật ra thì không có.

9. Ác (hại): Vihimsà (thuật ngữ), tâm trạng muốn hành động ác hại.

10. Kiêu: Mada (thuật ngữ). Tự phụ

11. Vô tàm: Àhrìkya (thuật ngữ). Không tôn kính, không biết hỗ thẹn về việc tội lỗi mình đã làm.

12. Vô quý: Anapatràpya – Anapatrapà (thuật ngữ). Tâm không biết sợ trước tội quả, không biết hỗ thẹn đối với người khác khi phạm tội.

13. Trạo cử: Auddhatya (thuật ngữ). Xao động không yên.

14. Hôn trầm: Styàna (thuật ngữ). Tâm chìm đắm, lừ đừ, thiếu linh động nhạy bén.

15. Bất tín: Àsraddhyà (thuật ngữ)

16. Giải đãi: Kausìdyà (thuật ngữ). Tâm trạng không tinh tấn, biếng nhác.

17. Phóng dật: Pramàda (thuật ngữ)

18. Thất niệm: Musitasmrtità (thuật ngữ). Chóng quên, không chú tâm.

19. Tán loạn: Viksepa (thuật ngữ)

20. Bất chánh tri: Asamprajanya (thuật ngữ). Hiểu biết sai.

Đó là những điều mà mọi người đệ tử Phật cần phải “cải tạo” chuyển hóa chúng từ số lượng đến chất lượng, với một mức độ nào đó và dựa trên chất lượng được cải tạo chuyển hóa mà ước định qủa vị với một danh ngôn tương đối có mức độ như: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm… Đến khi nào thành Phật là quả vị cải tạo hoàn toàn, chuyển hóa sạch hết mà ta đã loại trừ chất tạp nhiễm phiền não vô minh, thì người ta gọi đó là quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Song song với quá trình cải tạo chuyển hóa vô minh. Người hành giả đệ tử Phật còn phải xây dựng cho mình ý thức thường ở trong trạng thái chân chính. Đó là:

1. Chánh kiến

2. Chánh tư duy

3. Chánh ngữ

4. Chánh nghiệp

5. Chánh mệnh (mạng)

6. Chánh tinh tiến (tấn)

7.Chánh niệm

8. Chánh định

1. CHÁNH KIẾN 正 見

Phạm: Samyag – dŗţţi.

Pàli: Sammà – diţţhi.

Trí tuệ hữu lậu biết rõ nhân quả thế gian và xuất thế gian, xét thấu tánh tướng của các pháp một cách như thực, gọi là chánh kiến. Là một trong bát chánh đạo, một trong mười thiện.

2. CHÁNH TƯ DUY 正 思 惟 (thuật ngữ)

Phạm: Samyak – Samkalpa.

Pàli: Sammà – Sannkppa.

Là một trong bát chánh đạo. Tức suy xét đạo lý chân thực, cũng tức xa lìa những ý niệm tà bậy, như tham lam, giận dữ và ác hại mà sanh khởi những ý niệm không tham, không giận, không hại v.v…

3. CHÁNH NGỮ  正 語 (thuật ngữ)

Phạm: Samyag – Vàc

Pàli: Sammà – Vàcà.

Còn nói là Chánh môn, Đế ngữ. Là một trong 8 chánh đạo, tức xa lìa tất cả lời nói hư dối không thực, như nói dối, nói hai lưỡi, nói thô ác thêu dệt v.v…

4. CHÁNH NGHIỆP 正 業 (thuật ngữ)

Phạm: Sammà – Kam – manta.

Là hành động việc làm chân chính, là một trong tám chánh đạo, 3 nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh, lìa bỏ tà vọng. Thực hành chánh nghiệp là biết quan tâm kiểm soát hành động, việc làm của mình. Chỉ thực hiện những điều có ý nghĩa. Mang lại lợi lạc cho bản thân và người khác, cũng như không gây hại cho bất cứ ai.

5. CHÁNH MỆNH 正 命 (Mạng) (thuật ngữ)

Phạm: Samyag – àjìva.

Pàli: Sammà – àjìva.

Còn gọi là Đế thụ, Chánh mệnh đạo chi, 1 trong 8 đạo chính. Đệ tử Phật y theo chánh pháp khiến cho ba nghiệp thân, khẩu, ý trong sạch; xa lìa 5 phương pháp mưu sinh xấu ác, như chú thuật, bói toán v.v…

6. CHÁNH TINH TIẾN 正 精 進 (Thuật ngữ)

Phạm: Sammà – Và – Yàma.

Là nỗ lực, gắng sức theo đúng hướng chân chánh. Thực hành chánh tinh tấn tức đối nghịch và triệt tiêu sự lười nhác, thụ động. Tuy nhiên, để sự nỗ lực, gắng sức của ta có thể hướng theo con đường chân chánh, cần phải có một sự hiểu biết sâu xa về chánh pháp và nhận rõ, phân biệt được những việc nên làm và không nên làm

7. CHÁNH NIỆM  正 念 (Thuật ngữ)

Phạm: Samyk – smrti

Pàli: Sammà Sati

Một trong bát chánh đạo, lìa tà phân biệt và niệm thực tính của pháp. Luận khởi tín: “Nếu tâm tán loạn thì nên thu lại trụ ở chánh niệm”. Quán kinh sớ của Ngài Tuệ Viễn: “Xả tướng nhập thực, gọi là chánh niệm”.

8. CHÁNH ĐỊNH 正 定 (Thuật ngữ)

Phạm: Sammà – Samàdhi.

Một trong bát chánh đạo. Còn là cách nói tắt của chánh định tụ. Là tập trung tâm ý một cách chân chánh. Chánh định cũng được hiểu là sự thực hành thiền định nhằm đến mục đích chân chánh, cụ thể là để đạt đến những trạng thái tâm thức xuất thế.

Gọi chúng là tám con đường chính mà thuật ngữ gọi là Bát Chánh Đạo. Là chất liệu tinh túy của xây dựng cho con người trở nên thánh thiện. Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ cũng là những chất liệu kiên cố và quyết để cho con người xây dựng nên quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Những nhận thức sai lầm một số người đệ tử Phật trên bước đường tìm đến quả Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Trong toàn bộ kinh điển, đạo lý nhân quả và vấn đề TRÍ HÀNH được xem là vấn đề then chốt.  Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được tiêu biểu cho TRÍ, Ngài Đại Hạnh Phổ Hiền Vương Bồ Tát tiêu biểu cho HÀNH. Trí mà không hành ví như có mắt mà cụt chân. Hành mà thiếu trí ví như đôi chân đi khẻo mà mù đôi mắt vậy! chỉ có khi nào TRÍ – HÀNH hợp nhất mới đem lại kết quả mong muốn cho người con Phật. Khi kiểm điểm lại những ngày tháng trôi qua, sự TRÍ – HÀNH của mình còn rời rạc, Huyền Giác Thiền Sư than thở viết rằng:

“Ngô tảo niên lai tích học vấn

Diệc tằng thảo sớ tầm kinh luận

Phân biệt danh tướng bất tri hữu

Khước bị Như Lai khổ hà trách.

Sổ tra trân bảo hữu hà ích

Nhập hải toán sa đồ tự bì

Tùng lai tắng đắng giác hư hành

Đa niên uổng tác phong trần khách”

Trí Hành chưa hợp nhất, kết quả còn thăm thẳm xa xôi.

Trí sai Hành quấy dẫn nhiều người cùng làm như vậy thì thiệt thòi cho những người đệ tử Phật từ thế kỷ này sang thế kỷ khác.

Là những người xuất gia có chí lớn xuất trần là chúng Trung Tôn, là trưởng tử Như Lai. Luôn phải có trách nhiệm hướng dẫn tinh thần cho người Phật tử tại gia, truyền bá chánh pháp của Phật Đà khắp mọi nẽo vạn đường… Trái lại, chúng ta không thể lơ là, thờ ơ, hoặc hời hợt nói suông để mặc tình cho tà giáo ngoại đạo lung lạc chánh pháp của Như Lai, bôi nhọ giáo lý xuyên tạc kinh điển bằng mọi hình thức khác nhau như là: Quá lỗi thời, hoặc nào là mượn dưới danh nghĩa đủ điều… khác nào mượn danh Đạo tạo đời, hoặc bài biện những nghi lễ nặc mùi vụ lợi để cho người đệ tử Phật thật thà, chất phát, rồi tiền mất tật mang, để cho đạo Phật, người đệ tử Phật, phải mang tiếng là hạng người mê tín dị đoan, là hạng ký sinh trùng trong xã hội.

Viết đến đây tôi lại nhớ đến bài Sám Ngã Niệm (nghĩa, do Tổ Thiên Thai Huệ Đăng dịch như sau:

Ta từ kiếp trước không lường

Mất chơn bổn tánh nên duyên cõi trần

Thay hồn đổi xác mấy lần vào ra.

Chết đi sống lại xoay vần

Phước lành mới đặng thân ta

Gặp chơn giáo pháp xuất gia tu hành

Cạo đầu mặc áo làm lành

Cớ sao phá giới lòng đành dạ ưng?

Giết loài cầm thú không chừng

Ham ăn cá thịt dưỡng thân nhơ này

Thấy người lấy đã liền tay

Của trong Tam bảo ăn rày tham lam

Làm theo tà mị không nhàn

Đắm dâm thèm rượu mê man chơi bời

Hủy Tăng bán Phật khinh người

Nghịch cha cãi mẹ dễ lời thầy răng

Thấy người tài đức áp đằng

Khua môi đánh lưỡi bủng khuân lẫy lừng

Ở chùa tụng niệm bần thần

Ra đi đám tiệc, việc làm tinh chuyên

Bề ngoài hình dạng tướng thiền

Trong lòng hủy huyệt đảo điên khi người

Ăn no biếng nhác ngủ chơi

Cuộc đời ham hố người đời ghê thay

Thây trôi bể cả ai rày biết đâu

Việc làm không chút chấp thâu

Ba đường tội hết dễ dầu dung tha!

Ngưỡng cầu Đức Phật Di Đà…

Muốn được quả giải thoát giác ngộ, phải tu nhân giải thoát Giác ngộ. Phủ nhận lý nhân quả, không còn là một đệ tử Phật. Chúng ta cần phải nói thẳng với Phật tử chúng ta rằng:

– Muốn có giải thoát giác ngộ, không thể có mâm cao. Lễ đầy hiến dâng cho Phật.

– Muốn có giải thoát giác ngộ, không thể có ở sư rãi nước và chú nguyện ở quý thầy.

– Muốn có giải thoát giác ngộ, không thể có ở những buổi trai tăng làm tiền nhiều phẩm vật.

– Muốn có giải thoát giác ngộ,  không thể có ở những hành động đua tranh tạo tượng Phật lớn, xây cất chùa to.

Theo giáo lý nhà Phật, tất cả mọi người, không phân biệt giai cấp, không luận giàu nghèo… đều có thể đạt đến giải thoát giác ngộ thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, bằng khả năng nghị lực của chính mình. Con người có khả năng hành động cải tạo những tư tưởng có tánh hắc ám vô minh… có khả năng xây dựng cho mình một nhận thức trong sáng. Đề cao cảnh giác với bọn giặc cướp: Thập sử, Thập triền. Mà ta hãy thân cận với những bạn hữu thuần lương: Tứ nhiếp, Lục độ, thất Bồ Đề phần… và thẳng nẽo mà ung dung đi trên con đường Bát chánh đạo… làm được vậy thì sự giải thoát là của chung của nhân loại, ai cũng có quyền xây dựng nên và tự thừa hưởng lấy Quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, không phải là cái để dành riêng cho bất cứ ai, hay cho một Đức Phật, hay đấng Như Lai nào cả.

Cập nhật ( 27/11/2011 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Tư tưởng nhập thế của Thiện Chiếu (Nguyễn Ngọc Phan)

Tìm hiểu giới luật trong đạo Phật (Trịnh Nguyên Phước)

Bài viết xem nhiều

  • Đạo tràng chụp ảnh lưu  niệm

    Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trao tặng 200 phần quà cho người khuyết tật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

6 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 7
  • 2.379
  • 3.318
  • 187.698

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học