Chiếu dời đô – Một mẫu mực về việc trù liệu cho sự phát triển vững bền kinh đô Thăng Long – Đại Việt Những thu hoạch về điều trù liệu xây dựng Kinh đô Thăng Long vào 999 năm Thăng Long – Hà Nội, khi cả nước đang vào giai đoạn chuẩn bị trực tiếp cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Kinh sư – Thủ đô “lắng hồn núi sông” Tổ quốc Việt Nam hẳn không chỉ là để là bài văn tụng ca Người. Các nguồn tài liệu cũ, như Đại Việt ký toàn thư, Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh… cho biết : Mùa xuân năm 1010, sau cái tết đầu tiên ở ngôi Đức Vua tại kinh thành Hoa Lư (Hoa Lau), Lý Công Uẩn về thăm hương Cổ Pháp, cho các bô lão trong hương tiền, lụa; viếng đền vị anh hùng làng Dóng và tặng thần danh hiệu Xung thiên thần vương (Thần vương xông lên trời)… Tiếp đến cho sứ giả Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo . Sau những sự kiện trên, Lý Công Uẩn tự tay viết chiếu về việc chuyển kinh đô: Thiên Đô Chiếu (Chiếu dời Đô). “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần đời đô; nhà Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”(1). Hàm chứa trong 214 chữ (chữ Hán), vua Lý Công Uẩn gửi gắm điều gì trong bài thủ chiếu? Bài thủ chiếu mở đầu bằng “Tich” – ngày xưa, xưa,. . Tư duy Việt Thế kỷ thứ X ở Việt Nam khép lại với những cố gắng không mệt mỏi của các thế hệ để vượt qua 1000 năm thuộc địa trực tiếp của các đế chế phương Bắc, đã phải trực tiếp giữ vững độc lập, chủ quyền của quốc gia dân tộc bằng những Bạch Đằng (năm 938), Chi Lăng (năm 981) Thế nhưng bây giờ – năm 1010, trí tuệ cao nhất, tiêu biểu nhất, người đứng đầu vương triều Lý lại dẫn kinh nghiệm từ chính Phương Bắc! Đó là sự sao chép, giáo điều hay bị áp đặt? Qua các thời kỳ lịch sử, các trung tâm văn minh lớn của châu Á – là thế giới đối với Việt Nam hàng ngàn năm, là một hấp dẫn, ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam ngay từ thời cổ đại. Trong quan hệ biện chứng với tư cách một quốc gia độc lập, không có một vấn đề gì, nhất là vấn đề chiến lược, trí tuệ và kinh nghiệm nào lại tách rời, cô lập, đơn tuyến với những tác động kinh tế, chính trị, xã hội đương thời. Sự du nhập, tiếp xúc với văn minh Trung Quốc – dưới nhiều hình thức là nguyên nhân dẫn đến những chuyển biến kinh tế, xã hội Việt Giờ đây, khi thoát khỏi ách đô hộ, giành được quyền độc lập, sự tiếp xúc và tiếp biến văn hoá đã chuyển sang tự nguyện, nhà Lý – Đại Việt có điều kiện, chủ động để thâu hoá kinh nghiệm Trung Hoa. Nói cách khác, việc rút kinh nghiệm phương Bắc của Lý Công Uẩn – và rộng ra là của trí tuệ lớn, đương thời, trong chuyện dời kinh đô không phải là việc lựa chọn nhất thời, nông nổi, mà là một sự thẩm định, cân nhắc kỹ càng, khách quan. Nhưng không chỉ có dựa vào kinh nghiệm phương Bắc, Lý Công Uẩn đối chiếu với kinh nghiệm lịch sử – mà chính thế hệ cha ông ở kinh thành Hoa Lư (từ 968 đến 1009) trong đó có chính ông trải nghiệm lại là tri thức thực tiễn nóng hổi Nếu kinh nghiệm Trung Hoa – tri thức thế giới đương thời, là tri thức sách vở, thì thực tiễn Hoa Lư – Đại Cồ Việt thế kỷ X (từ 968), với Lý Công Uẩn, cả hai bài học kinh nghiệm, kiểm định lịch sử ấy, là nền cho phép ông xây dựng, xác định tiền đề, nguyên tắc tối thượng của việc xây dựng kinh đô của quốc gia là: – “Kinh đô ở nơi trung tâm” thể hiện của “mưu toan nghiệp lớn” là đồng nghĩa với “tính kế muôn đời cho con cháu”. – Là kết hợp “Trên vâng mệnh trời” với “dưới theo ý dân”, đồng nghĩa và cụ thể “là không theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời”. – Là nhằm tới đích “vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh” là đối nghịch với “triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi”. Nhưng Lý Công Uẩn không chỉ nhấn mạnh, chỉ mở đầu bằng Tích (chuyện xưa) – là kiểu tư duy lịch đại (diachronic) – mà nhờ đó, con người có cách đo, lường, rút kinh nghiệm sâu sắc cái đã qua – là một cách tiết kiệm nhất trong số những tiết kiệm của năng lực con người, ông đã chỉ ra vùng ven sông Nhĩ – Nhị, Kim Ngưu, Tô Lịch hiện thời, nơi: – Thứ nhất: đã được lịch sử thẩm định: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương” (Cao Biền). – Thứ hai: vùng đất này “ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng”. – Thứ ba: vị thế tự nhiên, thẩm định của lich sử – dù rất quan trọng, nhưng, căn bản hơn cả chính là đáp ứng được tiêu chuẩn cuối cùng là: “Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”. Như vậy là, không phải chỉ nhấn mạnh bài học của quá khứ mà thiếu đi tư duy đồng đại (synchronic ). Đến đầu thế kỷ XXI nhân loại bàn nhiều đến sự phát triển bền vững, sau khi đã trả giá cho quá nhiều sai lầm trên quá trình vận động của mình về sự nhắm mắt, trực kiến về kết quả nhãn tiền .. Lịch đại và đồng đại là hai mặt của quá trình tồn tại- vận động- phát triển(2). Nếu thiếu đi tư duy đồng đại thì không có sự vận động, phát triển. Ngược lại thiếu đi tư duy lịch đại, không rút kinh nghiệm, thiếu sự định hướng, thì sự vận động đó không thể bền vững, thậm chí có tác dụng ngược lại – kìm chế, phá hoại sự phát triển, là bóc ngắn cắn dài, hy sinh tương lai cho cái trước mắt, hy sinh thế hệ cháu con, làm rối loạn sự phát triển. Khi nhắc lại kinh nghiệm Phương Bắc cổ đại và bài học thời Đinh, Lê, hai lần Lý Công Uẩn dùng đến “kỷ tư” (tự tiện, riêng mình), cũng chính là hai lần Vua lần lượt tự phản biện với chính tiền đề, lý lẽ của mình đưa ra với tư duy lịch đại và đồng đại, kế thừa – phát triển, tránh chủ quan. Ông đã đi đến một nhận định, một kết luận: “Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”. Nhưng, trước khi đặt dấu chấm cho thủ chiếu của mình, đấng quân vương – người lãnh đạo cao nhất, tuyệt đối của chế độ quân chủ thời Lý, vẫn thêm một lần hạ bút “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” Chỉ có như thế, Đức vua Lý Công Uẩn mới thật thanh thản! Sau đoạn này, thấy Sử cũ ghi: Bề tôi đều nói: “Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo”. Vua cả mừng. Như vậy, Thủ chiếu của vua Lý Công Uẩn về việc chuyển Kinh đô, sản phẩm của một chiều sâu trí lực, đối chiếu so sánh, kết hợp cả kinh nghiệm của ngoài nước và trong nước, của quá khứ và hiện tại, sự đồng thuận trên và dưới, giữa triều đình và dân chúng về việc xây dựng một kinh đô mới. Sự thống nhất và hài hoà những yếu tố đó chính là mẫu mực của lý trí về sự phát triển bền vững mà Đức Vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra 999 năm trước. Mùa thu, tháng 7 năm 1010, cùng theo sử cũ: “Vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La”. Trong vòng hơn một hội (60 năm) đầu tiên của Vương triều Lý, hàng loạt chủ trương, dự án xây dựng kinh thành Thăng Long theo tinh thần mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho cháu con đã được thế hệ Lý Công Uẩn và con cháu trực tiếp tổ chức triển khai: – Đổi tên thành gọi là thành Thăng Long (Rồng bay lên) như một tuyên ngôn, một định hướng cao nhất thể hiện thế, lực và định hướng lâu dài cho sự phát triển của kinh đô – quốc gia Đại Việt trên tảng nền sâu sắc của nguồn cội bản sắc Vịêt Nam (con cháu Rồng – Tiên – Nhiệt đới gió mùa, nông nghiệp lúa nước, nắng lắm, mưa nhiều…). – Xây dựng các cung điện trong kinh thành Thăng Long: Điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, Điện Tập Hiền, Điện Giảng Võ; cửa Phi Long cung Nghêng Xuân, cửa Đan Phượng… Rồi: năm 1012, làm Cung Long Đức ở ngoài thành cho Hoàng Thái tử Phật Mã làm Khai Thiên Vương ở, ý muốn Thái tử hiểu biết mọi việc của dân. Năm 1028, phong tước vương cho thần núi Đồng Cổ, dựng miếu để tuế thời cúng tế và làm lễ thề “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết”. Các quan từ Cửa Đông đi vào, đến trước thần vị cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy làm lệ thường. Năm 1029: đặt Điện Quang Vũ, hai bên tả hữu thềm rồng đặt lầu chuông đối nhau để dân chúng ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông lên. Năm 1030, làm Điện Thiên Khánh ở trước Điện Trường Xuân để làm chỗ nghe chính sự. Năm 1035 Mùa thu, tháng 7, mở chợ Tây Nhai và dãy phố dài ở chợ ấy. Xuống chiếu bắc cầu Thái Hòa ở sông Tô Lịch. Năm 1037 dựng đền thờ Hoằng Thánh Đại Vương (trước đây Vua thấy phủ Đô hộ để nhiều án ngờ, quan sĩ sư không xét đoán được, muốn tỏ rõ sự linh thiêng sáng suốt để tiệt hết kẻ gian trá, bèn tắm gội, đốt hương khấn Thiên Đế. Đêm ấy vua chiêm bao thấy sứ giả mặc áo đỏ bưng sắc chỉ của thượng đế ban cho Phạm Cự Lạng làm chức Đô hộ phủ ngọc tụng minh chủ. Vua hỏi sứ trời rằng: “Người ấy là ai? Hiện đang giữ chức gì của ta?” Sứ giả nói: “Người ấy làm Thái úy triều Lê Đại Hành”. Nói xong thì biến mất. Vua tỉnh dậy, gọi các quan vào hỏi việc ấy, phong cho tước vương, sai Hữu ty dựng đền ở phía tây cửa Năm 1044, đặt trạm Hoài Viễn ở bờ sông Gia Lâm làm quán nghỉ trọ cho người nước ngoài khi đến chầu. Năm 1046, lập Đàn xã tắc ở ngoài cửa Trường Quảng, bốn mùa cầu đảo cho mùa màng. Năm1052, đúc chuông lớn để ở Long Trì, cho dân ai có oan ức gì không bày tỏ được thì đánh chuông ấy để tâu lên. Năm 1057 xây Bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên cao vài chục trượng, theo kiểu 12 tầng (tức là tháp Báo Thiên). Năm 1070, Mùa thu, tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối , vẽ tượng Thất thập nhị hiền , bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái tử đến học ở đây. Chính thức hoá vị thế cuả giáo dục – đào tạo Nho học ở đất Thăng Long- Đại Việt… Hơn một lần, người Việt Nam – những cháu con của Lý Công Uẩn – người khai lập vương triều Lý, ngẫm ngợi, nghĩ suy về bài chiếu tự tay Vua viết (Thủ chiếu) chủ trương về chuyện dời đô (mà về sau quen gọi là Thiên đô chiếu)(3) của Người. Những thu hoạch về điều trù liệu xây dựng Kinh đô Thăng Long vào 999 năm Thăng Long – Hà Nội, khi cả nước đang vào giai đoạn chuẩn bị trực tiếp cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Kinh sư – Thủ đô “lắng hồn núi sông” Tổ quốc Việt Nam hẳn không chỉ là để là bài văn tụng ca Người!./. (1) Tạm dịch Chiếu dời Đô – nguyên văn chữ Hán. (2) Theo Trần Quốc Vượng. Vài suy nghĩ tản mạn nhân đọc lại bài chiếu về việc dời đô của vị vua sáng nghiệp nhà Lý, viết mùa hè năm 1999, in trong Trên mảnh đấy ngàn năm văn vật, Nxb H, 2000, tr.238-252. (3) Trần Quốc Vượng, Vài suy nghĩ tản mạn nhân đọc lại bài chiếu về việc dời đô của vị vua sáng nghiệp nhà Lý, viết mùa hè năm 1999, in trong Trên mảnh đấy ngàn năm văn vật, Nxb Hà Nội .2000. tr 238-252. Đầu đề bài chiếu này vốn không có tên. Các tác giả, nhà nghiên cứu về sau gọi là tỉ đô Thăng Long chiếu (Hoàng Việt văn tuyển) hay là Thiên đô chiếu (Văn học đời Lý, Hợp tuyển thơ văn, Thơ văn Lý Trần tập I… cũng không phải là nguyên tác |
Cập nhật ( 10/05/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com