CHIẾC NÓN LÁ VIỆT * Nguyễn Phong Trong những vật dụng thường ngày của dân ta, chiếc nón đội đầu đang được xem là một thứ thân thuộc và gợi cảm hơn cả. Vị trí mà nó dành được trong đời sống của người Việt chẳng phải chỉ sự thiết yếu cho tiện nghi của con người ở vào xứ thừa ánh nắng , mà quả tình bản thân nó rất gợi cảm, gợi tình. Ca dao co lắm câu tuyệt hay về cái nón : “Ai làm chiếc nón quai thao, để cho anh thấy cô nào cũng xinh.” Lời tán tỉnh tình tứ còn hàm chứa khá nhiều thông tin về chiếc nón: nó là vật thể không thể thiếu của người con gái lúc bước chân ra đường, làm mặn mà thêm cho duyên thiếu nữ, nó làm nơi ẩn dấu nỗi thẹn thò… Cô thôn nữ Việt Ông cha ta khi xưa có những điểm chuẩn để luận về người đẹp, nhưng dù thw61 nào thì cũng phải sát hạch qua khâu đội nón mới có thể khẳng định được mĩ nhân. Chẳng vậy mà trong số Mười thương của ca dao, chiếm hàng thứ sáu là…chiếc nón: Một thương tóc bỏ đuôi gà, Hai thương ăn nói mặn mà có duyên. Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng. Người ta có thể xét đoán tức hạnh, khiếu thẩm mĩ của một con người có thể qua cách đội nón ngỡ hết sức giản dị kia. Khi đến nhà người khác, khách phải ngã nón cầm tay từ ngoài ngõ, như vậy mới ra người lịch thiệp; và chủ nhân phải ân cần đỡ nón từ tay khách để mang vào nhà, rồi treo lên vách một cách trang trọng, thì mới đúng cung cách của một chủ nhà mến khách. Người nết na, đi ra đường lấy việc cất nón chào để tỏ ý khiêm nhường, kính trọng kẻ khác. Hoặc giả có việc đi ngang qua những nơi tôn nghiêm, chốn thờ phụng thiêng liêng, thì dẫu có vướng bận chuyện gì đi nữa, dẫu cho đang gánh nặng tương tư… thì vẫn phải nhớ ngã nón mới đúng phép với cộng đồng, với Thần Phật? Qua đình ngã nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu. Đội nón, dĩ nhiên chẳng phải là chuyện gì hệ trọng, nhưng muốn cho cái nón trở nên một thứ phục trang, một yếu tố để góp thêm vẻ đẹp, thì phải lưu ý đến cái mặc. Kiểu nón phải hài hòa với kiểu quần áo. Ngoài tác dụng che nắng đội mưa, bản thân nó mới có thêm giá trị thẩm mĩ. Ví như cái nón ba tầm chỉ có thể hợp với áo quần mớ bảy mớ ba của vẻ đài các của những cô gái Kinh Bắc, cái nón moc Hà Tỉnh cùng áo cánh nâu non gợi nét mộc mạc , khỏe khoắn giữa một vụng xoáy gió Lào, áo dài Huế thì lại gắn với chiếc nón bài thơ in hình núi Ngự, sông Hương … Vốn từ vựng để chỉ riêng mỗi cái nón đội đầu kể cũng thật phong phú . Tùy chất liệu , tùy hình dáng , địa điểm ra đời mà cái nón mang thêm ý nghĩa khác nhau …là những món phục sức rất đáng giá của các cô gái Bắc Hà ;nón tu lờ của nhà chùa, nón dấu ,nón gõ là thứ quân trang của lính trân thuở xưa ; cái thứ nón móc, nón gai ,nón tơ nón cước, nón lá dừa, nón mây, nón dang… là nón nhắm về chất liệu trong lao động nặng; nón Nghề, nón Ba Đồn, nón Huế, nón nơi làm nón nổi tiếng. Lạicũng có nơi người ta gọi cái nón là cái lịp, nên co câu: Thương nhau chẳng lọ diện đài ,Dẫu rằng tơi lịp hôm mai cũng tình. Tơi là một kiểu áo đi mưa chằm bằng lá cùng loại lá với lịp dùng để đội đầu. Tên gọi này xem ra cũng cổ như sự hiện diện của cái nón trong đời sống người Việt ta vậy . Chằm nón là một nghề thủ công có từ lâu đời .Dĩ nhiên qua mỗi thời cung cách , dụng cụ có thay dổi ít nhiêu. Người thợ làm nón ngoài nưa sinh, mà còn gửi vào đó rất nhiều chất mĩ thuật .Nghề nón thu hút đông đảo lao động, nhưng thích hợp hơn cả là phụ nữ và trẻ em, như trường hợp nghề làm nón Gò Găng của bà con ta ở Bình Định. Đó là tính kiên trì, lòng nhẫn nại, tì mỉ trong việc làm. Ngồi đột từng mũi kim đều tăm tắp hàng ngày, hàng đêm mới xong một chiếc nón, việc ấy chẳng phải dễ dàng. Khi câm một chiếc nón lá trên tay, ta khó lòng mường tượng ra quá trình hình thành của nó. Cái sản phẩm giản dị bằng lá rừng kia đã kết thu bao nhiêu công sức, công đoạn cùng một bàn tay đầy nghệ thuật ; cây lá nón chỉ có ở rừng đại ngàn, tìm được đem về, rút những cọng non hiếm hoi, đập, sấy, phơi rồi ủi tỉ mỉ từng cánh lá. Vành nón chưốt từ nứa cật hoặc tre già thật trơn láng. Tất cả được dụng ráp trên mộtcái khung bằng gỗ hoặc tre. Giữa các lớp lá có dặt lót những tấm hình cắt trổ phong cảnh, đề thờ. Người ta dùng dây khâu (có thể bằng tơ, sợi cước, sợi cây móc, sợi gai…) để kết lại. Khi đã khâu xong, dể giữ cho bền các sắc lá, lại phải dùng dầu bóng phết lên. Thế là thành một chiếc nón Gò Găng hoặc chiếc nón Bài Thơ được dành cho bà hoàng, chúa, nàng tiểu thư thuở xua. Nón muốn hoàn chỉnh, chỉ cần thêm một cái quai, thì cái nón mới hoàn toàn. Chính vì vậy mà các cô, các bà nâng niu cái quai cái nón. Qủa vậy, lắm khi ta rất phân vân để định giá trị cái nón. Quai nón được làm bằng thao, bằng lụa, bằng nhung… mà chủ nhân đã dày công may,…cái quai nón ấy đối với nữ giới là cả một bài tập nữ công thử thavh1 tài hoa cua họ. Ngày nay, người ta không đội nón như xưa nữa. Nhịp điệu cuộc sống thay đổi khiến cách phục sức của con người không thể giữ nguyên. Vào những năm đầu thế kỉ, cô bé trong thơ Nguyễn Nhược Pháp vẫn còn xúng xính trong xiêm y lễ hội đến chùa Hương với guốc cong, quạt xếp, nón quai thao: Khăn nho đuôi gà cao, Em đeo dải yếm đào, Quần lĩnh, áo the mới. (Chùa Hương) Còn những năm cuối thế kỉ này, cái nón lại thừa dần đi trong sự xô bồ của cuộc sống thường nhật. Thế nhưng trong những sinh hoạt Văn hóa, nghệ thuật, thì cơ hồ ngày mỗi xuất hiện nhiều hơn những kiểu nón. Chiếc nón lá Việt Chú Thích 1. Gò Găng là một thị trấn thuộc tỉnh Bình Định. Nơi đây sản xuất loại nón lá đặc biệc. Nón chằm rất công phu và nghệ thuật, gọi là nón Gò Găng. Nón dùng một loại lá ở vùng Gò Găng mới có. Loại chỉ dùng để chằm là mật loại tơ tằm, bên trong nón trang trí nhiêu hoa lá sặc sở. Đặc biệt nón này không dùng đi mưa được. Ngày xưa các bà các cô rất thích dùng nón nầy. |
Cập nhật ( 09/07/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com