CHIẾC CẦU NỐI NHỮNG BỜ VUI * Lê Nguyễn Trước khi những con tem bưu chính đầu tiên ra đời, thư từ đã trở thành một phương tiện thông dụng của cư dân tại châu Âu. Thời đó, cước phí chuyển thư được trả bằng tiền, do người gửi thư hay người nhận thư thanh toán. Năm 1838, một người Anh khá nổi tiếng tại Luân Đôn là Rowland Hill đã tình cờ chứng kiến một sự kiện độc đáo trên lãnh vực thư tín. Bữa nọ, ông đang ngồi trong một quán nước thì người bưu tá đến trao cho cô gái giúp việc tại đây một phong thư. Sau khi quan sát kỹ bì thư, cô gái trả lại cho người bưu tá và không đồng ý thanh toán cước phí. R.Hill xin phép được trả thay nhưng co gái cương quyết từ chối. Điều này khiến ông đâm ra nghi hoặc và cố tìm hiểu những bí ẩn trong cách xủ sự của cô. Cuối cùng ông vỡ lẽ ra là cô và anh tình nhân đã thông tin với nhau qua một dấu hiệu riêng trên bì thư, sau khi nắm bắt nội dung những dấu hiệu đó, cô gái trả thư lại để khỏi tốn cước phí. Sự khám phá tình cờ này gợi cho R.Hill viết một tập sách mỏng nhan đề Post – office reform (Cái cách bưu chính), đưa ra khuyến cáo: cần phải thu trước tiến cước phí thư tín thông qua hình thức một mảnh giấy có đóng dấu xác nhận trên bì thư. Sáng kiến được sự ủng hộ của giới thương gia và nghị viện Anh. Một cuộc thi được tổ chcứ trên toàn nước Anh để cụ thể hóa những sữa đổi cơ bản trong ngành bưu chính: thống nhất giá biểu và thu trước cước phí. Hình vẽ của một người thợ khắc huân chương là W.Wyon dựa vào phương thức “giấy nhãn dán dính được” vào chung kết với một sáng kiến khác, trong đó có sáng kiến về một loại phong bì in sẵn hình ảnh có đóng dấu của Mulready, một nghệ sĩ lớn đương thời. Cuối cùng sáng kiến của Wyon được chọn. Tuy nhiên, vấn đề mỹ thuật chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của cơ quan phát hành những con tem bưu chính đầu tiên. Điầu làm cho họ đau đầu chính là vấn đề kỹ thuật. Chất keo phết sau lưng con tem làm bằng hồ bột của củ khoai tây quả là một bất tiện cho người sử dụng. Ngoài ra, R.Hill và ngành ngân khố nước Anh phão giải tỏa nổi ám ảnh về trường hợp kẻ xấu có thể in ra những con tem thư giả mạo. Họ áp dụng nhiều biện pháp như dùng giấy in tem có hình in bòng như trong giấy bạc, rất khó làm giả và mỗi họa tiết có một loại mã gồm 2 từ… dấu đóng lên tem làm bằng một loại mực đặc biệt không xóa được. Ngày 6/5/1840, cả nước Anh thực sự bước vào một cuộc cách mạng bưu chính. Công chúng được mời dán vào bì thư một lọai nhãn màu đen in hình nữ hoàng Anh Chỉ trong một thời gian ngắn, phương thức “con tem 1 xu” của xứ sở sương mù đã được nhiều chính phủ khác mạnh dạn áp dụng: Brasil và một số tổng ở Thụy Sĩ vào năm 1843, Mỹ năm 1847, Bỉ và Pháp năm 1849. Tại Pháp, sáng kiến này đã được đệ trình từ lâu nhưng Quốc hội đã bác bỏ vào năm 1845. Phải đợi đến sau Cách mạng tháng 1848, tân Giám đốc bưu chính Etienne Arago mới mạnh dạn đưa tem thư vào cuộc sống thường nhật của người dân Pháp. Ở Việt Đến đầu thập niên 1860, khi chưa hoàn thành kế hoạch đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp đã nghĩ đến công tác bưu chính và điện báo. Ngày 11/4/1860, đại tá hải quân Darìes cho thiết lập văn phòng bưu chính đầu tiên của Pháp tại Nam kỳ với chức năng chủ yếu là chuyển giao công văn giữa các tổ chức hành chánh và quân sự của Pháp. Về sau, do nhu cầu liên lạc giữa các đạo qưân triển khai cả một vùng rộng lớn gồm 3 tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, họ ưu tiên thiết lập đường dây điện báo Sài Gòn – Biên Hòa dài 28 km, khánh thành ngày 27/3/1862. Phải đợi đến đầu năm 1863, công tác bưu chính mới thực sự mang một ý nghĩa tích cực trong việc phục vụ lợi ích công cộng – dù cho điều này cũng cần được hiểu theo một nghĩa hạn hẹp là lợi ích của các kiều dân Pháp và một thiểu số công chức bản xứ làm việc cho Pháp. Nghị định số 15 nagỳ 13/1/1863 của hải quân trung tướng Bonard, thống đốc Nam kỳ, qui định những nét căn bản đầu tiên cho việc gửi và nhận thư từ trong ngoài địa phận Sài Gòn. Sở bưu chính Sài Gòn hoạt động theo phương thức tổ chức của cơ quan bưu chính chính quốc. Một người bưu tá duy nhất có nhiệm vụ đi phát thư tận nhà cư dân, mỗi ngày 2 bận, bận thứ nhất từ 9 đến 10 giờ sáng, bận thứ hai từ 4 đến 5 giờ chiều. Mỗi khi tàu chở thư cập cảng Sài Gòn, một viên bưu tá trên tàu có nhiệm vụ đưa toàn bộ thư từ lên bờ và giao ngay cho sở bưu chính. Các thường dân có thể đến nhận thư tại sở bưu chính hay chờ được phát tận nhà. Một bố cáo cùng ngày 13/1/1863 của G.Goubaux, Giám đốc bưu chính lâm thời thông báo giờ mở cửa của sở, sáng từ 7 giờ đến 9 giờ, chiều từ 3 đến 5 giờ trừ chủ nhật và ngày lễ. Những văn kiện cơ bản này đã dự liệu việc dán tem thư tại cơ quan bưu chính, nhưng phải đến ngày 30/5/1863 công chúng mới được chính thức thông báo về sự ra đời của những con tem thư đầu tiên tại Việt “1/ Kể từ ngày 1 tháng 6 tới đây, các thư từ, báo chí, ấn bản mọi loại gửi tới trong hoặc ngoài thuộc địa sẽ được dán bằng tem bưu chính thuộc địa. 2/ Tem bưu chính thuộc địa có 4 loại và thể hiện 4 giá biểu sau: 1er. Tem màu cam 0,04 (quan) 2è. Tem màu nâu xám 0,10 3è. Tem màu lục 0,05 4è. Tem màu xám 0,01 3/ Việc dán tem diễn ra mỗi ngày trừ chủ nhật và ngày lễ tại cơ sở ở Sài Gòn và trong tất cả những cơ sở bưu chính thiết lập do quyết định ngày 30/5 hiện hành…”. (Bulletin officiel de la Cochinchine francise 1863, tr.352) Những con tem đầu tiên dạng vuông vức có in hình chim đại bàng. Chính quyền thực dân thống nhất một giá biểu cho thư gửi trong nội thành, thư gửi từ Sài Gòn đi các tỉnh và ngược lại, hoặc thư gửi từ tỉnh này sang tỉnh khác, chỉ khác nhau theo trọng lượng, chẳng hạn: Đến năm 1864, công chúng đã sử dụng rộng rãi tem thư do chính quyền thuộc địa phát hành trong phạm vi các địa phương đã lọt vào tay quân Pháp: Sài Gòn, Biên Hòa, Cần Giuộc, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Tân An, Tây Ninh, Gò Công…Một bức thư đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho mất 21 tiếng, còn Sài Gòn đi Gò Công mất 16 tiếng. Trong thời gian này, tổ chức trạm của triuề Nguyễn tại Điều cần lưu ý là trong thời gian mấy thập niên đầu, tem thư chỉ sử dụng chủ yếu trong phạm vi thuộc địa Trong thế chiến thứ nhất (1914 – 1918), chính quyền thuộc địa tăng giá biểu trên các tem đang lưu hành để hỗ trợ hoạt động của Hội chữ thập đỏ Pháp và các trẻ em mồi côi vì chiến tranh. Về phương diện kỹ thuật, 2 yếu tố mà thực dân Pháp chú trọng trong việc phát hành tem thư là chống giả mạo và có giá trị mỹ thuật. Để đáp ứng yêu cầu này, trong suốt 50 năm đầu, họ cho in tem thư tại nhà in Vaugirrd ở Paris, về sau mới giao cho nhà in Viễn Đông ở Hà Nội. Năm 1927, lần đầu tiên người ta được thấy đợt tem mới phát hành với sự tham gia của các họa sĩ Việt Đến nay, sau hơn 130 năm, con tm bưu chính đã in dấu ấn của bao nhiêu thăng trầm trên đất nước Việt Chú Thích: -Thư cân nặng đến 10 gram dán tem 0,10 quan Pháp -Thư từ 10 đến 20 gram dán tem 0,20 quan Pháp -Thư từ 20 đến 100 gram dán tem 0,40 quan Pháp -Thư từ 100 đến 200 gram dán tem 0,80 quan Pháp -Thư từ 200 đến 300 gram dán tem 1,20 quan Pháp Tài Liệu Tham Khảo: – Bulletin officiel de la Cochinchine francaise (BOCF) các năm 1863 – 1866. – Jen Bouchot – La naissance et les premìeres années de SaiGon, ville francaise – – Bulletin des Amis du vieux Húe No 1 – 1944. – Tạp chí Indochine thập niên 1940. – Tạp chí L’histoire No 136 – 9/1990. |
Cập nhật ( 01/04/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com