* Trong thời gian 20 năm trị vì (1820 – 1840), Minh Mạng được coi là vị vua tài giỏi nhất triều Nguyễn. Thời Minh Mạng đạt được nhiều thành tựu cả trên lĩnh vực kinh tế và văn hóa xã hội. Chính Minh Mạng hoàn thiện việc phân chia địa giới hành chính của đất nước, thực hiện khuyến nông, sử dụng hiền tài…. Làm cho Việt 1. Về tình trạng văn bản Chỉ dụ này của vua Minh Mạng còn gần như nguyên vẹn, chỉ bị rách một vài lỗ mọt và rách góc phải dài 8cm tính Nội dung của chỉ dụ nguyên vẹn, tất cả có 14 hàng với 160 chữ, phần chính văn gồm 12 hàng, 2 hàng cuối ghi niên đại và hai chữ thủ bút, khoảng cách giữa hai hàng này là 3cm. Giấy viết chỉ dụ mỏng, màu vàng. 2. Về hoa văn trang trí, chữ viết và ấn triện Trang trí xung quanh khung viền nội dung chỉ dụ là dây hoa lá và bát bửu màu đen. Đặc biệt ở chỉ dụ này, bên phải được trang trí một ô hình chữ nhật, rộng 11cm Từ hàng chữ cuối cùng của phần chính văn đến dòng ghi niên đại rộng 13cm để trống không trang trí giống với ô bên trái từ hai chữ ngự bút…..đến đường viền cuối cùng của khung trang trí cũng 13cm và để trống với màu vàng của giấy. Toàn bộ chữ viết trên chỉ dụ là màu đỏ. Cuối hai chữ ngự bút đóng dấu triện Ngự tiền chi bảo…………., bốn chữ trong dấu triện được xếp thành hai hàng, khắc 3. Nội dung Phiên âm Bản nhật dạ gian phong vũ tụ phát, phả giác hàn lãnh. Niệm tùy giá thủy trình chi biền binh lộ túc tuần vệ, tuy nhĩ đẳng chức phận đương nhiên, nhi cần lao diệc khả tưởng lục. Trừ vãng nhật dĩ giáng chỉ chiếu thường thưởng cấp ngoại, trứ gia ân thưởng Thống chế mỗi viên ngân ngũ lạng, Chính vệ mỗi viên tứ lạng, Phó vệ, Chánh quản cơ mỗi viên tam lạng, Phó quản cơ, Cẩm Y Thị trung Cai đội mỗi viên nhị lạng. Kỳ dư Cai đội, Phó đội, Chánh đội trưởng, Đội trưởng, Suất đội giả mỗi viên nhất lạng. Cai đội tòng quân, Chánh đội trưởng, Đội trưởng suất thập giả mỗi viên tiền nhất quan, binh đinh mỗi danh nhị mạch. Dụng thị Trẫm ái tuất nhĩ biền binh chí ý. Minh Mệnh tam niên thập nhị nguyệt sơ cửu nhật. Ngự bút Dịch nghĩa Đêm nay mưa gió dồn dập, cảm thấy khá rét buốt. Nghĩ đến quan binh hộ giá trên đường thủy, đêm hôm canh giữ, tuy là chức phận đương nhiên của các ngươi; nhưng vất vả cũng đáng khen thưởng. Trừ (Thánh) chỉ trước đây ban xuống Ngày mồng chín tháng mười hai năm Minh Mệnh thứ ba (1922). Ngự bút (4) 4. Một vài nhận xét – Chỉ dụ này quý hiếm không chỉ vì nó là một số rất ít văn bản thuộc loại chiếu chỉ do tự tay vua Minh Mệnh viết. – Trong rất nhiều chỉ dụ quan trọng được ban dưới một triều vua, không phải chỉ dụ nào cũng được vua đích thân viết ra. Dụ này nhân vua rước Trong Đại Nam thực lục chính biên, Đệ nhị kỷ, vào tháng 12 năm Minh Mệnh thứ ba (Nhâm Ngọ) có chép: “Ngày Mậu Thân, vua rước Hoàng Thái hậu yết lăng Thiên Thụ, ban thưởng tiền bạc cho những người tuần phòng canh giữ từ Thống chế trở xuống với mức độ khác nhau. Dụ rằng: Đêm nay mưa gió dồn dập, cảm thấy khá rét buốt. Nghĩ đến quan binh hộ giá trên đường thủy, đêm hôm canh giữ, tuy là chức phận đương nhiên, nhưng vất vả cũng đáng khen thưởng. Đặc cách gia thưởng ngoài lệ thường.” Ngày Mậu Thân là ngày 8 tháng 12 âm lịch, tức chỉ dụ này được ban ra ngay ngày hôm sau. – Chỉ dụ này có kích thước nhỏ nhất mà chúng tôi từng thấy, bởi các chỉ dụ mà chúng tôi được tiếp xúc kích thước cũng gần tương đương với các sắc phong, thậm chí bề rộng còn lớn hơn. – Ấn triện đóng trên chỉ dụ là dấu Ngự tiền chi bảo, lần đầu chúng tôi được thấy trên một văn bản, điều khác là dấu triện thường thấy đều được khắc – Cách đóng dấu triện trên chỉ dụ này hoàn toàn khác so với cách đóng dấu triện trên các sắc phong thời Nguyễn, thường bắt đầu sau niên hiệu của vua ở dòng niên đại. Ở đây, dấu Ngự tiền chi bảo được đóng cuối cùng của văn bản. – Theo nhà nghiên cứu về ấn chương Nguyễn Công Việt thì “vị trí đóng dấu trên các văn bản phiến, tấu, chỉ dụ thì dấu Ngự tiền chi bảo được đóng ở phần trên dòng ghi niên hiệu năm tháng “.(5) Tuy nhiên, trên thực tế chỉ dụ này dấu Ngự Tiền chi bảo lại được đóng ở cuối văn bản của dụ ban thưởng, sau hai chữ ngự bút. Có thể vì chỉ dụ này do vua ngự bút nên dấu triện không được đóng bình thường như các văn bản cùng loại. – Chữ viết chỉ dụ này cũng đặc biệt và là thủ bút của vua Minh Mạng quyết đoán đến cỡ nào để dẫn đến những quyết sách sáng suốt, cứng rắn trong đường lối trị nước của mình. Chữ viết màu đỏ không giống với các loại sắc phong thường thấy. – Nội dung của chỉ dụ ban thưởng cho quan, lính thủy binh khí biết họ phục vụ hết mình không kể khó khăn, thể hiện tình thương của vua Minh Mạng, một bậc chí tôn ở trên ngôi cao mà vẫn nghĩ đến những người lính đang phải chịu “đêm hôm mưa gió, rét buốt”. Điều này cho thấy Minh Mạng không phải là vị vua quá hà khắc, một “Nêro của Việt Nam” như một số người trước đây đã nhận xét, mà chỉ là cách ứng xử bắt buộc của một quân vương trước trách nhiệm đối với đất nước. Qua chỉ dụ này cũng cho thấy vua Minh Mạng để ý đến cả những việc rất nhỏ, nhưng có thể ảnh hưởng tới lòng quân rất lớn. Có lẽ đó cũng là một lý do để ông đưa được đất nước đạt đến sự cường thịnh bậc nhất dưới thời Nguyễn. Chỉ dụ mà chúng tôi đề cập ở trên hiện đang lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Chú thích (1) Thập là đơn vị quân lính gồm 10 người. (2) Binh Đinh: chỉ những người tạp dịch trong quân đội để phục vụ quan binh. (3) Đơn vị tiền tệ. (4) Ngự bút là chữ viết của vua (5) Tóm tắt Bài viết giới thiệu chỉ dụ ngự bút của vua Minh Mạng thứ 3 (1822). Đây là một chỉ dụ quý hiếm không chỉ vì do tự tay của vua Minh Mạng viết, mà nó còn là một trong số rất ít văn bản thuộc loại chiếu chỉ của các vua triều Nguyễn ban hành còn lại đến ngày nay. Nội dung của chỉ dụ ban thưởng cho các quan binh đã vất vả hộ giá khi vua rước Chúng tôi giới thiệu chỉ dụ này để giúp bạn đọc có thêm tài lệu tham khảo khi nghiên cứu về ấn triện cũng như văn bản được ban hành dưới thời các vua nhà Nguyễn. |
Cập nhật ( 04/04/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com