Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, 22 Tháng Chín, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Chất dân gian trong Quốc âm thi tập (Lê Xuân)

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

CHẤT DÂN GIAN TRONG “QUỐC ÂM THI TẬP” CỦA NGUYỄN TRÃI

* Lê Xuân

Nguyễn Đồng Tuân, người bạn đồng khoa với Nguyễn Trãi có nhận định: “Gió tây hây hẩy gác vàng… người như một ông tiên ngồi trong tòa ngọc. Cái tài làm hay làm đẹp cho nước từ xưa chưa có bao giờ. Đó là cái tài về võ để trị đời giúp nước. đó là cái hay của văn phong, đức độ sáng tựa sao Khuê của Ức Trai tiên sinh. Trong kho tàng văn học nước nhà, có thể nói Nguyễn Trãi là người đã góp phần làm phong phú ngôn ngữ dân tộc. Khẳng định của giá trị văn học chữ Nôm. Với 254 bài trong Quốc âm thi tập, có nhiều câu, nhiều bài thắm đượm chất dân gian.

          Văn học dân gian bao giờ cũng là miếng đất tươi tốt màu mỡ cho văn học viết phát triển. Nó là một phần của nền văn hiến dân tộc. Các nhà thơ, nhà văn trước Nguyễn Trãi như Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Nhữ Bật… đã khơi dòng văn học dân gian chảy suốt. Tới Nguyễn Trãi thì dòng văn chương ấy được mở rộng và “cuồn cuộn nước triều đông”. Những người bạn đồng hương, đồng khoa của ông và sau vẫn tiếp tục dẫn dòng sông văn học tới muôn nơi trên mọi miền đất nước, như các ông Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Nguyễn Nghiễm, Triệu Thái Bình, trần Mật Liêu… Vườn hoa văn học cứ thế thắm sắc, ngát hương. Với nguyễn Trãi” văn học là cuộc đời”, bởi vì “văn chương của ông gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế” (Phan Huy Chú), “Văn chương của ông khi còn ẩn náu thì đủ để nuôi trí mình, khi đã hiển đạt thì đủ để đem dùng cho đời, khi còn giấu kín mình thì có thể khuây khỏa cho bản thân, lúc ra làm nghiệp đời thì có thể làm được nghiệp lớn” (Ngô Thế Vinh – thế kỷ XIX).

          Thơ văn của Nguyễn Trãi nói chung và Quốc âm thi tập nói riêng, bài nào cũng thấm đượm tinh thần dân tộc và mang một hoài bảo lớn của tấm lòng “tiên ưu hậu lạc”. Là một người sinh ra và lớn lên đã chứng kiến nhiều sự điên đảo của xã hội Trần, Hồ, Lê… với bao vui, buồn, tủi, nhục. Hồn thơ trong Quốc âm thi tập luôn gắn với hồn thơ dân tộc. Mỗi hình tượng thơ, ngôn ngữ thơ, thể loại thơ. Nguyễn Trãi điều có những sáng tạo in dấu ấn đậm chất dân gian. Các nhà thơ xưa chịu ảnh hưởng Nho học thường sa vào ngâm vịnh phong, hoa, tuyết, nguyệt, lệ thuộc nhiều vào điển cố, điển tích của văn học Trung Quốc. Còn Nguyễn Trãi chẳng những tiếp thu sáng tạo mà còn có cái nhìn mới. Đề tài, con người, cảnh vật Quốc âm thi tập rất gần gũi, thân quen: một cây chuối đang độ trẻ trung, nguyên trinh, một cây xoan đầy hoa khoe sắc, một rừng cây luôn mở cửa đợi chim về, một ao sen chờ trăng lên in bóng, một áng chiều tà, một vần trăng xao xuyến, một luồng gió thổi nơi rừng thông, một tiếng suối như cung đàn cầm…Từ con mèo, con chó, con ngựa, tới ao rau muốn, dậu mồng tơi, trái núc nác, củ ấu, lãnh mùng, khóm vầu, bụi tre… tất cả đều ùa vào thơ ông như chính sự sống vốn có. Những cảnh tình, mãnh đời, đạo vợ chồng, tình phụ tử, bằng hữu… luôn ẩn chứa sau mỗi hình tượng thơ. Nguyễn Trãi đã xử lý các đề tài, hình ảnh, điển cố điển tích tưởng đã trở thành ước lệ, bằng cách vào đó những cái hồn của những tục ngữ, ca dao, của những tiếng mẹ đẻ, và ông đã việt hóa nhưng phần vay mượn của Hán học.

          Từ câu: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (ngĩa là: lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ – Phạm Văn Chính). Nguyễn Trãi đã diễn đạt ý đó bằng hai câu ở bài Ngôn chi – bài 18:

          Ta ắt lòng bằng Văn Chinh nữa

          Vui sơ chẳng quản đeo âu

          Từ câu “Nhân tâm chi bất đồng như kỳ diện yên (nghĩa là: lòng người khác nhau hiện ra ở nét mặt – Tả truyện), và từ câu tục ngữ Việt Nam: “Nhìn mặt mà bắt hình dong…” Nguyễn Trãi đã viết: “Lòng người tựa mặt ai ai khác. Sự thế bằng cờ bước bước nghèo” (Mạn thuật – bài 10). Từ một ngạn ngữ Hán học: “Bần cư trung thị vô nhân vấn. Phú tại sơn lâm hữu khách tầm” (nghĩa là người nghèo ở giữa chợ không ai hỏi, người giàu ở tận núi rừng cũng có người tìm tới), Nguyễn Trãi đã diễn đạt ở bốn bài thơ với những ý khác nhau:

          “Của nhiều, sơn dã đem nhau đến

          Khó ở kinh thành ít kẻ han”

(bảo kính cảnh giới – bài 6)

          “Giàu người họp, khó người tan

          Hai ấy hằng lề sự thế gian”

          (bài 12)

          “Phú quí thì nhiều kẻ đến chen

          Uốn đòi thế thái tính chưa quen”

          (bài 13)

          “Yêu trọng người dưng là của cải     

          Thương vì thân thích nghĩa chân tay” (bài 18)

          Với những triết lý về lẽ sống ấy, Nguyễn Trãi phê phán những ai xem “của nặng hơn người” – những kẻ lấy tiền bạc làm thước đo mọi hệ, xem thường nghĩa tình thân thích. Đó cũng là một khía cạnh của triết lý nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi hằng ôm ấp.

Điểm lớn hơn về cả mặt hình thức ở thơ quốc âm của Nguyễn Trãi là việc xây dựng sáng tạo ngôn ngữ văn học dân tộc. Nhiều quán ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao được ông sử dụng khá linh hoạt như: “đôi ba khóm”, “sừng qua tai”, “Quanh co ruột ốc”, “nên thợ nên thầy”, “no ăn no mặc”… Đó là ngôn ngữ của quần chúng nhân dân lao động đã được ông gọt giũa, cách điệu hóa, nâng lên để diễn đạt những ý tưởng cô đúc, nhuần nhị. Ta thử làm một bản so sánh ngắn về một số câu thơ giàu chất dân gian:

Tục ngữ, ca dao

– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

– Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

– Ở gần nhà giàu đau răng ăn cám

Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn

– Tay làm hàm nhai. Tay quai miệng trễ.

– Miệng ăn núi lở.

– Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.

– Của làm ra để trên gác

Của cờ bạc để ngoài sân

Của phù vân để ngoài ngõ.

– Không thầy đố mầy làm nên

– Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho

– Nói dai, nói dài, nói dại

– Bớt tiền thì bớt cù lao

Bớt ăn, bớt uống, thì tao bớt làm

– Trăm năm bia đá thì mòn

Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

– Cò ngao tranh thực, ngư ông thủ lợi

– Ăn lấy chắc , mặc lấy bền

– Con sâu bỏ rầu nồi canh

– Xảy đàn tan nghé

– Đất bụt mà ném chim trời

Chim thì bay mất, đất rơi xuống chùa

– Bể sâu còn có kẻ dò

Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng

– Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc khó hay đỡ đần

– Con một mẹ hoa một chùm

Yêu nhau nên phải học đùm lấy nhau

– Quá mù ra mưa, quá chua ra úng…

          Chính vì sử dụng tài tình ngôn ngữ văn học dân gian nên những âu thơ Nôm của Nguyễn Trãi có giá trị gợi thanh, gợi hình rất sinh động, “Thơ của ông là tấm kính hội tụ những ánh hào quang của quá khứ” (Đinh Gia Khánh).

          Nguyễn Trãi không bị gò bó bởi luật thơ Đường, mà thơ Nôm của ông luôn có luật phá thể, thay nhịp, nhiều câu 5 chữ, 6 chữ xen vào những câu 7 chữ nhằm diễn đạt một nội dung tự do, phong phú, hợp với cảm xúc chân thành hồn nhiên, nhưng vẫn giữ được sự hàm súc sâu sắc, Bài Thuật hứng – số 8 là một điển hình:

          “Hễ kẻ làm quan đã có duyên

          Tới lui mặc phận tự nhiên

          Thân xưa hương hỏa chăng còn ước

          Chí cũ công danh đã phỉ nguyền”

          Quốc âm thi tập

          – Đen gần mực, đỏ gần son

– Ở bầu thì dáng ắt nên tròn

Xấu tốt thì đều rắp khuôn (Bài 21)

– Ngoài năm mươi tuổi ngoài chưng thế

Ắt đã tròn bằng nước ở bầu (Bài 4)

– Lận đận nhà giàu lo bửa cám

Bạn bè kẻ trộm phải ăn đòn. (Bài 21)

– Tay ai thì lại làm nuôi miệng

Làm biếng ngồi ăn lỡ núi non

(Dạy con trai – bài 192)

– Có con mới biết ơn cha nặng

Dừng lộc thì hay nghĩa chúa nhiều (Bài 37)

– Bất nhân vô số nhà hào phú

Của ấy nào ai từng được chầy (Bài 44)

– Nên thợ nên thầy, vì có học

No ăn no mặc bởi hay làm. (Bài 46)

– Nếu có ăn thời có lo

Chẳng bằng cài cửa ngáy pho pho (Bài 19)

– Nhiều thốt đã đành nhiều sự lỗi

Ít ăn thì lại ít người làm (bài 47)

– Nhọc nhằn ai chớ còn than thở

Ăn có dừng thì việc có dừng (bài 54)

– Bể truyền bia miệng kiếp nào mòn

Cao thấp còn cùng xem việc mất còn (bài 55)

Cơm ăn dầu có dưa muối

Áo mặc nài chỉ gấm thêu (Ngôn chí – bài 3)

– Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn

Nên có sâu thì bỏ canh (bài 9)

– Chúa đàn nẽo  khẻo tan con nghé

Hòn đất hầu làm mất cánh chim (bài 25)

– Dễ hay ruột bể sâu cạn

Khôn biết lòng người ngắn dài (Ngôn chí – bài 6)

– Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn

Lòng người quanh tựa nước non quanh (bài 9)

– Chân tay dầu đứt bề khôn nối

Xống áo chẳng còn mô dễ xin (bài 15)

– Ở ngọt thì hơn nhiều kẻ trọng

Quá chua liền úng có ai màng…

“Trẻ hòa xin lấy phúc

Già được lọn là tiên

Cho về cho ở đều ơn chúa

Lọ phải chon chăn đến cửa quyền”

Nhịp thơ có khi 2/4, 3/4,  4/3, 3/3… Vần trong những bài thơ cũng rất phóng túng, phần lớn là cước vận (vần chân), thể yêu vận (vần lưng) ít. Lối diễn đạt theo kiểu: “phú”, “tỷ”, “hứng” của ca dao được Nguyễn Trãi kết hợp hài hòa ở nhiều bài thơ. Côn Sơn ca là một bài tiêu biểu. Ở đây chất dân gian hòa quyện trong chất bác học, trí tuệ:

          Côn Sơn có suối nước trong

          Tai nghe suối chảy như cung đàn cầm”

          …

          Cơm rau nước lả nuôi thân

          Muôn chung nghìn quý có cần quyền chi…”

          Qua khảo sát 254 bài của Quốc âm thi tập, ta thấy tỷ lệ những bài thơ được Nguyễn Trãi vận dụng tục ngữ ca dao dân ca để sáng tạo khoảng 9,8%. Những bài ấy cùng với “Ức Trai thi tập”, “Bình ngô đại cáo”./.

Cập nhật ( 28/01/2010 )

Related Posts

Đoàn trao quà tại ấp Tường Thắng A
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Bửu Linh và chùa Quan Âm trao 155 phần quà và 04 chiếc xe lăn

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
16 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Khởi công xây dựng cầu nông thôn tại xã Phong Thạnh Tây thị xã Giá Rai

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
17 giờ trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
20 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Giác Hoa trao 200 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
2 ngày trước
0
Next Post

Vài điều lý thú về phép so sánh (TS Nguyễn Thế Truyền)

Sơ lược lịch sữ báo chí Phật giáo Việt Nam (Trần Kiêm Đạt)

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
21/09/2023
0

Chiều ngày 20/9/2023 (06/8/Quý Mão), TT. Thích Giác Tâm - Trụ trì chùa Thiền Quang, ấp 18, xã Vĩnh Bình,...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Cosdon trao quà định kỳ tháng 9

15/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khởi công xây dựng cầu nông thôn tại xã Phong Thạnh Tây thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Bửu Linh và chùa Quan Âm trao 155 phần quà và 04 chiếc xe lăn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khánh thành cầu Phúc Lộc Thọ 1 (cầu An Sinh số 6) tại xã An Phúc huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

1 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 ngày trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

09/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
17/7
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/8
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 6
  • 559
  • 320.015

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN