CÂY ĐẠI THỤ CỦA NỀN NHẠC LỄ CỔ TRUYỀN BẠC LIÊU Bạc Liêu là một vùng đất được khai phá muộn màng. Trong quá trình khẩn hoang vào phía Mặt khác, vào thời nhà Nguyễn ở Đàng Trong, nhạc lễ cung đình phát triển khá mạnh. Khi mở mang bờ cõi, nhạc lễ cung đình đã theo chân những quan nhạc, những nghệ nhân du nhập vào đất Nam Bộ. Tại vùng đất mới, tất cả các dòng nhạc này đã tiếp thu những tinh hoa của âm nhạc địa phương, canh tân và kết hợp với những sáng tác mới để cho ra đời loại hình nhạc lễ cổ truyền Nam Bộ. Đến cuối thế kỷ XIX, ở Bạc Liêu nhạc lễ cổ truyền vẫn chưa phát triển, có xu hướng dần bị lãng quên và còn mang tính gia truyền, tự phát, chủ yếu phục vụ cho nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo như cúng kiến ở các đình chùa; tang ma, giỗ chạp tại gia thất hay tổ chức hát cúng tại đình làng. Sang đầu thế kỷ XX, khi nhạc lễ cổ truyền đang dần bị mai một thì xuất hiện nhân vật kỳ tài, được coi là “tổ sư” của cổ nhạc Bạc Liêu là Sư Nguyệt Chiếu. Ông có công hiệu đính và chỉnh tu các bản Bắc lớn làm nền tảng cho nhạc lễ cổ truyền Nam Bộ. Người đ cộng tác rất đắc lực với Nhạc Khị trên con đường nghệ thuật trong việc hình thành và phát triển phong trào đờn ca tài tử và đào tạo đội ngũ các nghệ sỹ kế thừa. Một trong những môn đệ của Sư Nguyệt Chiếu thành công nhất về nhạc lễ cổ truyền là Thượng tọa Thích Thiện Thành. Năm 1930, thầy Huệ Viên ở chùa Châu Viên chuyển về trụ trì chùa Vĩnh Hòa và thầy Thiện Thành cũng được sư phụ cho theo về cùng. Thầy Thiện Thành có nhiều dịp tiếp xúc với Sư Nguyệt Chiếu và được Sư truyền cho nhạc lễ kinh sư. Vừa học đạo, vừa học nhạc lễ, chẳng bao lâu với năng khiếu và sự dầy công luyện tập, thầy Thiện Thành đã trở thành một nhân vật có tiếng trong làng nhạc lễ Bạc Liêu. Sau khi sư thầy Nguyệt Chiếu viên tịch (năm 1947), thầy Thiện Thành chú tâm vào hoạt động nhạc lễ và trở thành một vị kinh sư, Trưởng ban nghi lễ, một nghệ sỹ tài năng về nhạc lễ cổ truyền Phật giáo Bạc Liêu. Thầy Thiện Thành đã thành lập ra ban nhạc Chùa chuyên hoạt động về nhạc lễ phục vụ ở các lễ hội, đình đám, đàn tế,… Người học trò thành công thứ hai của Sư Nguyệt Chiếu là Lư Hòa Nghĩa (Năm Nghĩa) lại thiên về Đờn ca tài tử. Ngay từ ngày còn niên thiếu, Năm Nghĩa đã có năng khiếu về cổ nhạc. Ông được trời phú cho giọng ca rất mùi, rất trầm ấm, ông lại được Sư Nguyệt Chiếu nhận làm học trò và truyền dạy Đờn ca tài tử. Ông học hành tiến bộ rất nhanh, chỉ mới 5 năm theo thầy, ông đã ca thật hay và đờn cũng giỏi. Ông đã chuyển thể điệu bài Dạ cổ hoài lang từ nhịp 4 lên thành nhịp 8 (trước kia bài Dạ cổ hoài lang ban đầu là nhịp 2, sau đó được nhạc sĩ Trịnh Thiên Tư cải tiến sang nhịp 4). Và vào năm 1934, bản Dạ cổ nhịp 8 gồm 20 câu đã ra đời và được nhạc sỹ Năm Nghĩa đặt tên bài ca là “Văng vẳng tiếng chuông chùa”. Với bài ca đó, nhạc sỹ Năm Nghĩa được hoan nghênh, cổ vũ nồng nhiệt của các nhạc sỹ, nghệ sỹ, bạn bè. Trong lễ giỗ tổ cổ nhạc Bạc Liêu năm 1935, nhạc sỹ Trịnh Thiên Tư đã đề nghị gọi bản Dạ cổ hoài lang nhịp 8 là Vọng cổ và từ đó dân mộ điệu khắp nơi đã gọi bài ca là Vọng cổ Bạc Liêu. Tiếng tăm của Năm Nghĩa càng cao thì vị trí bài Văng vẳng tiếng chuông chùa càng lớn. Điệu Vọng cổ Bạc Liêu được xem như đại diện của các bài ca cổ ở miền nam. Mọi người đua nhau sáng tác, bản vọng cổ từ nhịp 8 đã phát triển thành nhịp 16, 32 như hiện nay. Sau khi Sư Nguyệt Chiếu viên tịch, những học trò của Sư đã tiếp tục sự nghiệp của thầy trấn hưng và phát triển nhạc lễ cổ truyền. Lúc đó có Hòa thượng Huệ Viên và Hòa thượng Phổ Chí ở chùa Long Phước vẫn giữ được nghi lễ thiền môn, còn Giàn cả thì có Thượng tọa Trí Chánh (Thích Thiện Thành) và thầy Nhơn Hiền. Những năm 50 – 70 có ban nhạc nổi tiếng như ban nhạc Sáu Lầu (Cao Văn Lầu) thiên về Đờn ca tài tử và có cả hoạt động nhạc lễ; ban nhạc Năm Ngọt chuyên phục vụ các đám tiệc, ban nhạc Chùa (của thầy Thiện Thành) chuyên về nhạc lễ kinh sư. Ngày nay, hoạt động nhạc lễ và Đờn ca tài tử ở Bạc Liêu phát triển rất rộng rãi, hầu như không có đám cúng đình nào hoặc đám tang nào mà không có nhạc lễ, tương tự như vậy từ vùng nông thôn hẻo lánh hay tại khu vực đô thị, hầu như cuộc liên hoan, hội nghị, tiệc tùng nào cũng có bóng dáng của đờn ca tài tử. Hiện nay, Bạc Liêu có khoảng trên dưới 90 đội, nhóm, câu lạc bộ Đờn ca tài tử hoạt động dưới hình thức xã hội hóa. Năm 2007, Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu đã thành lập Ban nghi lễ nhằm khơi dậy phong trào nhạc lễ trong tỉnh. Còn về nhạc cổ truyền thì có Ban nhạc của Lê Minh Thắng (TXBL), Nguyễn Văn Ngào (Cái Dầy), và nhiều gánh nhạc nhỏ khác ở rãi rác trong địa bàn tỉnh. Nhưng đa số các gánh nhạc chỉ phục vụ đám tang, đám giỗ, chỉ có gánh nhạc của Lê Minh Thắng là chuyên về kinh sư. Để tạo thêm nguồn lực đẩy nhanh việc bảo tồn và phát huy các hoạt động của nhạc lễ, Đờn ca tài tử và thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa VIII về “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” tỉnh Bạc Liêu đã thành lập nhiều câu lạc bộ Đờn ca tài tử, câu lạc bộ cổ nhạc, tổ chức các cuộc thi, hội diễn về Đờn ca tài tử nhằm không ngừng phát huy phong trào văn hóa – văn nghệ của tỉnh nhà, đồng thời tiến hành tổng kiểm kê và lập hồ sơ từng bước đề nghị công nhận các di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có nhạc lễ và Đờn ca tài tử. Có thể nói, Sư Nguyệt Chiếu là một nhân vật lịch sử văn hóa tích cực đã có những đóng góp quan trọng trong việc chấn hưng và phát triển nền văn hóa truyền thống ở Bạc Liêu nói riêng và miền đất Nam Bộ nói chung, là một trong những người tiên phong xây dựng phong trào nhạc lễ cổ truyền và đờn ca tài tử những thập niên đầu thế kỷ XX. Ông còn là người đã thực hiện việc đào tạo ra một lực lượng nghệ nhân, nghệ sỹ kế thừa lớn nhất ở Nam Bộ cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngày 27/9/2007, Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức rất thnh cơng hội thảo khoa học “Sư Nguyệt Chiếu với sự nghiệp nhạc lễ cổ truyền Nam Bộ” đ đánh giá đúng đắn công lao của Sư Nguyệt Chiếu trong việc xây dựng, bảo tồn và phát huy đối với hai bộ môn nghệ thuật truyền thống ở Nam Bộ là Nhạc lễ cổ truyền và Đờn ca tài tử. Bên cạnh đó, cuộc hội thảo cũng đưa ra những ý kiến đề xuất là nên tuyển chọn và đào tạo lớp người kế tục,… Đồng chí Quảng Trọng Ninh thay mặt Tỉnh ủy, Ủy ban Nân dân tỉnh, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bạc Liêu phát biểu “Xuất phát từ kết quả hội thảo, tôi muốn lưu ý với các ngành chức năng như: Sở Văn hóa Thông tin, Bảo tàng tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Khoa học Lịch sử, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh cần quan tâm, có kế họach và biện pháp thật cụ thể để tiếp tục làm như thế nào đó nhằm khai thác, phát huy và bảo tồn cho được lọai hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của vùng đất Nam bộ này. Thực tế cho thấy chùa Vĩnh Đức tọa lạc tại phường 1, là nơi dừng chân sau cùng của Sư Nguyệt Chiếu hiện còn đang lưu giữ, thờ cúng rất nhiều hình ảnh, kỷ vật của các bậc tiền nhân đã có nhiều công lao đóng góp vào quá tình hình thành, phát triển bộ môn nhạc lễ và đờn ca tài tử của vùng đất Nam bộ nói chung và Bạc Liêu nói riêng”. Lời chỉ đạo này không những phù hợp với chủ trương của Đảng, với chính sách của Nhà nước mà còn rất sát với thực tế nên theo thiển nghĩ không riêng gì Bảo tàng tỉnh phải có trách nhiệm mà các ban ngành kể trên luôn cả Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh cũng có bổn phận và sớm đề ra kế hoạch nhằm khai thác, phát huy và bảo tồn cho được loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu – những sản phẩm tinh thần quí báu của Sư Nguyệt Chiếu và các nghệ nhân, nghệ sĩ tiền bối đã để lại. Trần Văn Hạnh Giám đốc Bảo Tàng Bạc Liêu |
Cập nhật ( 15/07/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com