Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

CẦN TÔN VINH XỨNG TẦM

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

CẦN TÔN VINH XỨNG TẦM

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA SƯ NGUYỆT CHIẾU CHO NỀN NHẠC LỄ CỔ TRUYỀN NAM BỘ

Nhìn cuộc đời lắm thăng trầm của Sư Nguyệt Chiếu, chúng ta không thể không thán phục vì những đóng góp của ông đối với nền nghệ thuật Việt Nam khi để lại cho đời những “công trình nghiên cứu” hữu ích về nhạc lễ cổ truyền Nam bộ. Và có lẽ cần cũng phải nói thêm rằng Bạc Liêu có thêm một sự may mắn khi “sỡ hữu” được một bậc danh sư như thế, bởi ông vốn xuất thân từ trong gia đình vốn dĩ không phải là người Bạc Liêu (cha mẹ là người ở Sóc Trăng đến Bạc Liêu lập nghiệp và sinh ra ông). Một cậu bé nổi tiếng thông minh, lên 10 tuổi đã biết đọc viết chữ Hán lại được “di truyền” và học hỏi từ người cha thông thạo nhạc lễ cũng đủ dể dự báo rằng sẽ làm nên chuyện khi con người ấy trưởng thành!

 

Có lẽ, phải nói rằng bên cạnh cái tài năng sẵn có, sư Nguyệt Chiếu còn có một yếu tố khác, phải gọi là cái “duyên” nữa đối với dòng nhạc lễ, nên khi xuất gia ông mới gặp được người bạn “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” là Nhạc Khị, để từ đó đôi bạn này bắt tay vào việc nghiên cứu nhạc lễ. Bắt đầu từ những công trình canh tân, sáng tác và chỉnh tu cổ nhạc, sư Nguyệt Chiếu và Nhạc Khị đã trở thành những người đặt nền móng để mở đầu cho sự hình thành trường phái cổ nhạc Bạc Liêu; và sau nữa là có công trong việc tạo dựng nhiều phong trào: đờn ca tài tử, ca ra bộ, phục hưng nhạc lễ cổ truyền…Việc đặt tên bản Dạ cổ hoài lang cho nhạc sỹ Cao Văn Lầu cũng cho thấy cái “duyên” của Sư Nguyệt Chiếu đối với nghiệp cầm ca, nên không lạ khi nhiều người đã lầm tưởng Dạ cổ hoài lang là chính do sư Nguyệt Chiếu sáng tác.

 

Không thể phủ nhận công lao của sư Nguyệt Chiếu trong việc góp phần đào tạo một lớp đệ tử mà sau này đều nằm trong danh sách những nhân tài ca cổ ở Nam bộ, đó là những tên tuổi quen thuộc như: Năm Nghĩa, Sanh Xía, Chín Quy… và sau nữa là nhiều người trở thành diễn viên nổi tiếng của sân khấu cải lương. Trong đó có tên tuổi của Năm Nghĩa, người đã biến đổi giai điệu Dạ cổ hoài lang thành điệu Vọng cổ qua bài Văng vẳng tiếng chuông chùa, mở ra kỷ nguyên Vọng cổ. Vì vậy không sai khi ông Trần Phước Thuận khẳng định rằng “Nếu Nhạc Khị đã đào tạo được Cao Văn Lầu, một ngôi sao sáng của cổ nhạc thì Sư Nguyệt Chiếu cũng đào tạo được Lư Hòa Nghĩa, một thiên tài của nghệ thuật của cải lương Việt Nam” lời phát biểu này thật phù hợp với thực tế và đã khiến người nghe có một cái nhìn mới về nghệ sĩ Năm Nghĩa, một nhân tài của đất Bạc Liêu, người đã có công đầu trong việc hình thành và phát triển bản Vọng cổ.

 

Nhắc đến Bạc Liêu, hay có dịp ghé thăm Bạc Liêu, du khách vẫn thường được nghe giới thiệu về giai thoại công từ Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu, hay một nhạc sỹ Cao Văn Lầu với tích nhớ vợ hiền làm nên bài ca não lòng Dạ cổ hoài lang, hay một vườn nhãn, sân chim, bãi biển Bạc Liêu… Không sai, Bạc Liêu tự hào là mảnh đất đã sinh ra hoặc làm cái nôi nuôi dưỡng những con người tài hoa, những con người đã tạo nên đặc trưng riêng của Bạc Liêu khong thể lẫn với ai và ở đâu. Nhưng thật là một thiếu sót nếu trong những nhân tài ấy, những con người đã có công đóng góp làm nên một bản sắc văn hóa Bạc Liêu mà lại không nhắc đến công lao của Sư Nguyệt Chiếu. Chính con người với cuộc đời đầy sóng gió, và một bậc danh sư đã dày công nghiên cứu, học hỏi này đã có nhiều công lao to lớn trong việc góp phần đào tạo và xây dựng một lực lượng lớn nghệ nhân- nghệ sỹ đờn ca tài tử, cải lương, nhạc lễ cổ truyền; góp phần xây dựng phong trào đờn ca tài tử, chấn hưng nhạc lễ Phật giáo ở Nam bộ, chỉnh tu và hệ thống các bản bắc lớn cho nhạc lễ và phổ biến rộng rãi các bản đờn ca tài tử trong quần chúng; các học trò nhờ sự dạy dỗ đúng đắn của ông mà có khả năng làm cho bản Vọng cổ phát triển như ngày nay.

 

Sư Nguyệt Chiếu thật sự là một nhân vật lịch sử văn hóa đã có những đóng góp quan trọng trong việc bản tồn và phát huy văn hóa truyền thống ở tỉnh Bạc Liêu- là một trong những người tiên phong xây dựng phong trào đờn ca tài tử và nhạc lễ cổ truyền Nam bộ trong nửa đầu thế kỷ XX. Chính vì thế, không chỉ tổ chức lễ giổ tổ hàng năm của ông thành một nghi lễ chính thống ở địa phương, mà Bạc Liêu còn phải tính đến chuyện sưu tầm, tập hợp những tài liệu có liên quan về cuộc đời và những đóng góp của ông đối với dòng nhạc lễ cổ truyền Nam bộ nói chung, bộ môn đờn ca tài tử nói riêng… để từ đó có những công trình khoa học mang tính chuyên môn, chuyên sâu hơn để ghi nhận, tôn vinh xứng tầm cũng như có biện pháp bảo tồn, truyền bá sâu rộng hơn nữa những đóng góp của ông, để thế hệ con cháu đời sau còn nhớ đến tên tuổi của một bậc danh sư –Sư Nguyệt Chiếu- người có công lớn trong nền văn hóa-văn nghệ Việt Nam nói chung, không riêng của Bạc Liêu.  

Cẩm Thúy

Cập nhật ( 09/11/2008 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

3 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

3 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

3 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

2 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

MỘT CUỘC HỘI THẢO RẤT CÓ Ý NGHĨA

CÂY ĐẠI THỤ CỦA NỀN NHẠC LỄ CỔ TRUYỀN BẠC LIÊU

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tông Thiên Thai giáo quán (Tắc Hành)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 110
  • 724
  • 204.045

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học