CẦN MỘT CƠ CHẾ HOẰNG PHÁP VỮNG CHẮC * Thích Nữ Diệu Thuận Trên tinh thần “hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài” là một phương châm hoạt động của người xuất gia. Đứng trước một xã hội hiện đại, đầy biến động thì nền tảng giáo lý của Đức Phật với tinh thần tự độ, độ tha. Bằng một nền giáo dục vừa thông thường, vừa cao sâu mà chân chính, người Tăng Ni lúc nào cũng có nhiệm vụ dạy cho mọi người được sáng suốt, có một nhân cách đạo đức hoàn hảo. Với sự phát triển mạnh mẽ và sự hội nhập các nền văn hóa khác nhau trong xã hội hiện đại, nhu cầu đổi mới trong Phật giáo ngày càng cao, tạo áp lực lớn lên cơ chế, tổ chức và đường lối của Giáo hội. Những hoạt động của hàng ngũ xuất gia cũng như cư sĩ Phật tử không còn giới hạn trong phạm vi tụng kinh, niệm Phật, đại nhu cầu Phật giáo không còn thỏa mãn với nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo như cầu an, cầu siêu mà còn cần phải tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội như văn hóa, giáo dục, xây dựng đời sống mới cho khu dân cư ..v.v… với nhu cầu đa dạng như vậy, cần phải có một cơ chế hoằng pháp vững mạnh, Giáo Hội và Ban Hoằng pháp phải có một chính sách vĩ mô, mục tiêu hoằng pháp cần phải được định hướng rõ nét, để đáp ứng nhu cầu mới. Thiết nghĩ, đối tượng của Ban hoằng pháp có hai phần chính là: Một là đối tượng trực tiếp như các đạo tràng tu học cố định; Bát quan trai, các khóa giảng định kỳ tại các tự viện trong Tỉnh, các buổi giảng trong khóa an cư kiết hạ, các khóa bồi dưỡng trụ trì.v.v… Hai là những đối tượng gián tiếp là những đối tượng chưa phải là Phật tử và các Phật tử ít có cơ hội nghe thuyết pháp. Ngoài ra, còn một đối tượng nữa cần rất nhiều sự quan tâm, đó là đối tượng thanh thiếu niên Phật tử. Cần có một mô hình và chương trình truyền bá chánh pháp cho tầng lớp thanh thiếu niên Phật tử, cung cấp cho họ kỷ năng và nghệ thuật sống hạnh phúc cũng như nhận thức về giá trị thực của đời người theo tinh thần Phật giáo mà phấn đấu trong tương lai tránh xa những tệ nạn xã hội. Nhiệm vụ của Ban hoằng pháp là: – Củng cố lòng tin vào chánh pháp và nhận thức chánh kiến cho Phật tử. – Nâng cao trình độ Phật học và lý tưởng giải thoát cho Phật tử. – Tạo sức hút để tăng trưởng tín đồ và mở rộng ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội. Để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ trên cần phải hoàn thiện và đa dạng hóa các phương tiện truyền thông, phổ biến nhất là thuyết giảng trên các pháp tòa, cần phải có nội dung chất lượng, thiết thực và các phương tiện truyền thông khác như phổ biến kinh, sách báo Phật giáo, băng đĩa, thuyết giảng qua mạng Internet ..v.v… Cần định hướng mục tiêu trước mắt và lâu dài của BHP qua các phương tiện truyền thông ấy. Vận dụng nhuần nhuyễn các phương tiện đó để có khả năng chuyển tải cao nhất đạo lý Phật giáo vào đời sống hằng ngày của người Phật tử cũng như đời sống xã hội. Cần kích thích sự tìm tòi học hỏi ở họ, tuy nhiên nếu không có gì mới thì phong trào học Phật rất dễ bão hòa, khó phát triển. Cần có một ban chuyên nghiên cứu về nhu cầu, xu hướng của con người hiện đại, cần có những cuộc điều tra xã hội học để thẩm định nhu cầu thực của tín đồ Phật tử, xây dựng nhiều phong trào liên tiếp nhau với các chủ đề khác nhau để tạo sinh khí cho chương trình hoằng pháp. Đồng thời thiết lập một cơ chế liên thông để thống nhất đường lối, thông suốt chủ trương của Đảng và Giáo hội. Một số nơi vùng sâu, xa cần phải được quan tâm nhiều hơn, vận động các tự viện mở đạo tràng tu học, tạo điều kiện cho quần chúng Phật tử được nghe pháp, làm sao để BHP gần với quần chúng Phật tử hơn, nắm bắt được nhu cầu tu học của họ hơn, tạo thành một mối liên hệ mật thiết giữa đạo và đời tuy hai mà một. Đó là những vấn đề mà nếu có được một cơ chế liên thông, cụ thể là các cuộc họp liên nghành, liên tịch sẽ được giải quyết dễ dàng. Về nguồn nhân sự gồm; Lãnh đạo, quản lý và giảng sư, về vấn đề như sự lãnh đạo cần phải năng động hơn và có tầm nhìn chiến lược hơn, không nên cơ cấu nhân sự cho đủ số và kiêm nhiệm quá nhiều chức năng. Cần có chính sách bồi dưỡng và kích thích khả năng sáng tạo ở nơi họ. Cần phải củng cố đội ngũ giảng sư, phân loại về trình độ và năng khiếu mà cung ứng cho thích họp đạt được hiệu quả cao trong hoằng pháp, với phương châm: “ chổ nào chúng sanh cần ta đến, chổ nào đạo pháp cần ta đi”. Thiết nghĩ, vấn đề tài chánh cho chương trình hoằng pháp thì không khó, vì như đã nói “ hoằng pháp là việc nhà” của mọi người con Phật. Chỉ có điều, nếu hiệu quả hoằng pháp không cao thì khó kích thích tấm lòng hướng về phụng sự đạo pháp của Phật tử, trên cơ sở một cơ chế hoằng pháp hoàn chỉnh, cần thành lập một Ban bảo trợ để điều hành ngân quỹ hoằng pháp. Chúng con nghĩ rằng chỉ cần có một cơ chế, tổ chức hoằng pháp mạnh mẽ và hiệu quả thì vấn đề tài chánh sẽ được giải quyết. Trong thời gian qua, BHP tỉnh nhà cho thấy sự liên kết và quản lý còn rất lõng lẽo, cần phải củng cố và thiết lập kế hoạch nhiều hơn trong tương lai hầu mang được giáo pháp giác ngộ giải thoát của Phật đà đến từng ngõ ngách vùng sâu, xa, hẻo lánh của tỉnh nói chung và huyện nhà nói riêng. Động viên hoặc có chương trình tập huấn cùng kêu gọi trụ trì các tòng lâm, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường tạo điều kiện mở các Lớp giáo lý, khóa tu Phật thất, Bát quan trai hay Tu an lạc một ngày cho Thanh thiếu niên Phật tử, BTS cần tổ chức các khóa tu mùa hè cho tuổi trẻ và Phật thất cho trung niên với các hình thức quy mô nhiều hoạt động bổ ích cho đời sống tu tập cũng như xã hội của tín đồ Phật tử. Để tiền năng BHP sớm thành hiện thực, chúng ta hãy ngay bây giờ có những bước cải cách mang tính đột phá, nhất là cần có một cơ chế hoằng pháp hữu hiệu. Một khi cơ chế hoằng pháp đã được hoàn thiện, chúng ta sẽ có thể cho những gì chúng ta có, và cái chúng ta có phải là cái mà người ta cần. |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com