Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, 1 Tháng Mười Hai, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Cần biết về bệnh Sởi và cách phòng bệnh

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

Cần biết về bệnh Sởi và cách phòng bệnh

* Phòng TT-CĐT, Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế

Trước thông tin về bệnh sởi xuất hiện tại một số tỉnh thành phố ở trẻ em khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Vậy thực trạng tình hình bệnh sởi hiện nay như thế nào? Yếu tố nguy cơ gia tăng số ca bệnh? Cách phòng bệnh sởi hiệu quả?

Câu 1: Hiện nay có nhiều thông tin về bệnh sởi xuất hiện tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, vậy tình hình thực tế bệnh sởi hiện nay như thế nào? Yếu tố nguy cơ gia tăng số ca bệnh trong thời gian qua?

             Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch vào những tháng đông- xuân. Phương thức lây truyền bệnh bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Bệnh sởi có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được >95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng. Dịch thường có tính chu kỳ từ 3-5 năm. Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có cảm nhiễm với bệnh sởi. Bệnh sởi là loại bệnh lành tính, nhưng có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh nên trẻ mắc bệnh rất dễ mắc các căn bệnh kèm theo như khác như viêm phổi, tiêu chảy…. và có thể diễn biến nặng hoặc tử vong do những căn bệnh cơ hội này. Việt Nam triển khai thành công chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1984 đến năm 2012: tỷ lệ mắc bệnh sởi giảm 830 lần. 

             Theo kết quả giám sát của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Bệnh sởi xuất hiện trở lại cuối năm 2013 sau 3 năm không có dịch: tại Hà Nội phân bố rải rác tại 36 phường của 9 quận (Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Ba Đình, Long Biên, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Hà Đông). Không chỉ tại Hà Nội, từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh sởi còn xảy ra ở Lào Cai, Sơn La, Yên Bái và Thành phố Hồ Chí Minh trong đó chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. 

        Cũng theo điều tra dịch tễ cho thấy khoảng 80% bệnh nhân chưa được tiêm phòng. Bệnh xảy ra ở những trẻ chưa được tiêm, hoặc đã được tiêm một mũi lúc 9 tháng tuổi, hoặc đã được tiêm mà vì một lý do nào đó trẻ không có đáp ứng miễn dịch tốt, hoặc trẻ nhỏ sinh ra từ những bà mẹ mà trước đó chưa được tiêm vắcxin sởi hay chưa từng mắc sởi. Khi tích lũy đủ lớn số trẻ chưa có miễn dịch thì dịch sẽ xảy ra. Bên cạnh đó các tỉnh miền núi phía Bắc có nguy cơ cao xuất hiện dịch do giáp với Trung Quốc là quốc gia đang có dịch sốt phát ban nghi sởi lưu hành. Vấn đề tiêm phòng ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng và giao thông không thuận lợi, điều tra nhanh các ca bệnh tại tỉnh Yên Bái cho thấy chỉ có khoảng 20% được tiêm vắc xin đầy đủ. Do đó, trong thời gian tới dịch có thể xuất hiện rải rác tại các tỉnh miền núi và các tỉnh vùng sâu, vùng xa.

        Tuy nhiên trước tình hình hiện nay chuyên gia dịch tễ học khẳng định, tình hình bệnh sởi hiện không có gì đáng lo ngại vì vắcxin sởi đã được triển khai từ nhiều năm nay với tỷ lệ cao. Do đó đa số trẻ đã có miễn dịch. Trong thời gian qua dịch xảy với quy mô nhỏ, tản phát, rải rác ở một số tỉnh và đã được kiểm soát sau một thời gian ngắn. 

Câu 2: Cách phòng bệnh sởi hiệu quả?

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

       Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.

         Không có vắc xin nào có hiệu qủa bảo vệ 100%. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%.

        Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng thì có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.

            Các bà mẹ phải thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của cán bộ y tế khi đưa trẻ đi tiêm chủng.

Khi trẻ mắc bệnh: 

        Trẻ cần tăng cường dinh dưỡng đầy đủ để phòng suy dinh dưỡng; tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ tránh mắc bệnh cơ hội. Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan trong cộng đồng. Cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có sốt phát ban và kèm theo ho. 

Cập nhật ( 07/07/2014 )

Related Posts

Hoa đăng nguyện cầu phúc báu
Lưu trữ

Bạc Liêu: Lễ hội Ok Om Bok tại chùa Soryaram (Cái Giá Giữa) năm 2023

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
3 ngày trước
0
Chưa được phân loại

Tin vắn – Đạo tràng “Trì chú Đại bi” tại chùa Giác Viên

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
4 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Khoá tu Một ngày an lạc tại chùa Vĩnh Thái An

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
4 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Khóa tu cuối năm tại chùa Phước Bửu

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
4 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Đức an vị tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
4 ngày trước
0
Next Post

Những điều cần biết về bệnh sởi và khuyến cáo phòng bệnh

Bưởi giúp giảm béo (Việt Linh)

Tin vắn

Chưa được phân loại

Tin vắn – Đạo tràng “Trì chú Đại bi” tại chùa Giác Viên

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
27/11/2023
0

Vào mỗi dịp trăng tròn hàng tháng, quý Phật tử vân tập chùa Giác Viên, phường Láng Tròn, Tx. Giá...

Xem tiếp

Tin vắn – Khoá tu Một ngày an lạc tại chùa Vĩnh Thái An

27/11/2023
0

Tin vắn – Khóa tu cuối năm tại chùa Phước Bửu

27/11/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của từ Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • PHI VÂN NHÀ BÁO NHÀ VĂN CỦA ĐỒNG QUÊ NAM BỘ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ngôn ngữ văn hóa trong địa danh Bạc Liêu (ThS Hồ Xuân Tuyên)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hát Lý Và Những Điệu Lý Nam Bộ (Nguyễn Hữu Hiệp)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: Kính mừng Đại lễ Dâng y Kathina PL.2567 – DL.2023

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Kính mừng ngày Vía Đức Phật Dược Sư

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Công tác chuẩn bị Lễ vía Bồ Tát Quán Thế Âm tại chùa Long Phước, Tp. Bạc Liêu

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước Tp Bạc Liêu – Lễ vía Bồ Tát Quán Thế Âm

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức Lễ vía Bồ Tát Quán Thế Âm – Pháp hội Đại bi 2 ngày 15-16/9 âm lịch

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

12/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
19/10
2
20
3
21
4
22
5
23
6
24
7
25
8
26
9
27
10
28
11
29
12
30
13
1/11
14
2
15
3
16
4
17
5
18
6
19
7
20
8
21
9
22
10
23
11
24
12
25
13
26
14
27
15
28
16
29
17
30
18
31
19
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 178
  • 294
  • 349.774

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 785999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 7850556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN