Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

CẢM NIỆM THÁNH CẢNH YÊN TỬ (Thích Quảng Liên)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

CẢM NIỆM THÁNH CẢNH YÊN TỬ

* Hoà thượng Thích Quảng Liên

Trang sử vàng son của Phật giáo trong các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… được lịch sử Việt Nam ghi chép và các nhà sử học trong và ngoài nước đều đề cập khâm phục các thiền sư Phật giáo như : Vạn Hạnh, Khuông Việt, Huyền Quang v.v… Các ngài đã đóng góp công sức vào sự nghiệp lo đạo giúp đời, đem tất cả tài năng trí tuệ đạo đức giúp các triều đại. Một mặt vận động chống ngoại xâm giúp nhà vua cải thiện triều chính, nhân dân an cư lạc nghiệp. Còn mặt khác nữa là các ngài không quên sự nghiệp chính là chấn chỉnh Phật giáo, đem đạo vào đời nên tư tưởng Phật giáo được thấm nhuần và thể hiện trên những tác phẩm thi ca.

Phật giáo và dân tộc gắn liền với nhau trong đời sống thường nhật vì Phật giáo dạy con người phải có đức tính hy sinh, xem tính mạng bản thân mình như bèo trôi mặt nước và tài sản cá nhân có rồi không, không vật gì tồn tại mãi mà không theo thời gian biến đổi. Chỉ có tinh thần đạo đức, tính yêu nước mặc dù không thấy hình tướng tính đức đó, song nó tồn tại lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong bài cảm niệm ngắn gọn này, chúng tôi không thể trình bày những thành tích vẻ vang của các vua chúa trong những triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… mà chúng tôi trọng tâm nhấn mạnh triều đại nhà Trần, nhất là vua Trần Nhân Tông, ngài như một Chuyển Luân Pháp Vương hạ thế tiếp nối ánh sáng đạo vàng, đem đuốc trí tuệ của Phật Thích Ca Mầu Ni chiếu sáng nhân dân Việt Nam trên hai phương diện Đạo và Đời, đã tạo nên những trang sử sống động oai hùng cho dân tộc, dùng mưu lược tạo thế đoàn kết nhân dân đánh bại quân Nguyên xâm lược, đem chiến thắng huy hoàng cho đất nước Việt Nam được thanh bình an cư lạc nghiệp.

Vua Trần Nhân Tông không nghĩ thành quả đó là sự nghiệp cao quý nhất như các nhà vua khác, mà ngài còn có chí khí cao thượng hơn là muốn dân tộc Việt Nam nhận thức đạo đức đúng qui luật của cuộc sống con người, là tự mình tạo đời sống tốt đẹp chứ không phải từ đâu ban đến, hay dùng sức mạnh quyền uy tiền bạc dụ dỗ bắt ép .v.v…

Đạo lý nhân quả, triết lý hữu vô, tuỳ cơ ứng biến, tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên, trăm ngàn phương tiện tu dưỡng thân tâm mà Đức Thế Tôn chứng tại cội cây Bồ Đề ở Ấn Độ, truyền bá khắp nhân gian trong nước và nước ngoài. Đức vua Trần Nhân Tông  nhớ lại cuộc sống tu hành của Thái tử Sỉ Đạt Ta (Siddartha) con của Tịnh Phạm (Suddodana), vua nước Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ) cách ngày nay 26 thế kỷ, ngài từ bỏ ngai vàng và tất cả ngọc ngà châu báu, địa vị hoàng cung mà người đời cho là quí trọng, ao ước sở hữu đam mê, để tìm chân lý cứu khổ nhân loại. Thái tử Siddartha đạt được chí nguyện thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, là thầy của trời và người, ngài để lại chân lý từ bi hỉ xả, vô ngã vị tha giác ngộ giải thoát con đường đau khổ, ngọn đuốc đạo vàng chói sáng khắp nơi lưu lại đến ngày nay thiên niên mới thế kỷ 21.

Ba thế kỷ sau ngày Phật nhập Niết Bàn có vua A Sô Ka (A Dục Vương) là hoàng đế Ấn Độ tin tưởng đạo Phật một cách chân thành. Ngài không những khuyên dân chúng qui y Phật, Pháp, Tăng, khuyến khích hỗ trợ Chư Đại Trưởng lão Tăng già kiết tập kinh điển và truyền rộng chân lý Phật Đà khắp nơi, bằng cách thành lập chính phái đoàn truyền giáo, thái tử con vua A Sô Ka  lãnh trách nhiệm hướng dẫn phái đoàn đến các nước phía Nam như Sri LanKa … Các phái đoàn khác đi về phía Bắc như Ti-bét (Tây Tạng), phía Tây như Afghanistan ( A Phu Hãn) và các nước phía Đông như Miến Điện (Myama).v.v… Vua A Sô Ka còn thiết lập nhiều bảo tháp thờ xá lợi Phật và tạo nhiều điều kiện cho dân chúng hướng về đạo Phật, đạo giải thoát. Những ấn tích lịch sử Phật được điêu khắc trên tảng đá, tạo cho nền mỹ thuật Phật Giáo lên cao, lưu lại cảnh Phật tích do vua A Sô Ka từ đức tin dũng mạnh sáng kiến tạo dựng lưu lại đến ngày nay.

Ngoài vua A Sô Ka còn có vua Kanishaska là vị hoàng đế mộ đạo không kém gì vua A Sô Ka, ngoài công việc trị quốc dân an còn đem ánh sáng đạo đức Phật Đà giáo dục nhân dân. Do đó mà người dân trong nước được an bình thịnh vượng. Triết thuyết Đại Thừa bắt đầu triển khai từ triều đại Ka Ni Sắc Ca (Kanishaka) sau 200 năm Tây Nguyên.

Trên đây là hai hoàng đế tại Ấn Độ tiếp nối đuốc tuệ của thế Tôn truyền thừa giáo lý.

Tại Trung Hoa đời Hán có Vua Lương Võ Đế mộng thấy điềm lạ, thấy ánh sao sáng chói nơi trời Tây. Quần thần báo cho vua biết rằng đó là điềm lành, vì được nghe phương Tây nước Thiên Trúc có bậc thánh nhân ra đời, đem chân lý đạo pháp huyền diệu cứu nhân độ thế.

Vua nhà Hán cho quần thần qua nước Thiên Trúc thỉnh kinh về, phiên dịch ra Hán ngữ để giáo huấn quần thần và nhân dân.

Vua A Sô Ka, Kanishaska và Lương Võ Đế đời Hán mặc dù có tinh thần hướng về đạo đức Phật Đà, đem giáo lý truyền đến muôn dân, nhằm mục đích tạo cho nhân dân hiểu rõ chân lý giải thoát, cải ác tùng thiện. Song các vua chúa đó vẫn còn sống trong cuộc sống vương giả thế tục, cũng như bao nhà vua khác sống cuộc sống vật dục, xa hoa, cao lương mỹ vị.

Trái lại vua Trần Nhân Tông có đức tính và hành động đặc thù hơn, được xem như một Chuyển Luân Thánh Vương tái thế. Ngài lên làm vua gặp lúc giặc Nguyên Mông từ phương Bắc đem quân xâm lấn Đại Việt bức bách nhà Trần phải hàng phục dưới lá cờ ngoại bang. Trần Nhân Tông (1279-1293) với tinh thần dũng mạnh vì dân vì nước, chiêu binh mãi mã khích động lòng yêu nước của toàn dân, một lòng đoàn kết chống ngoại xâm. Các vị minh quân của triều nhà Trần rất được lòng dân. Vì thế nên khi vua Trần Nhân Tông phát động phong trào chống giặc Nguyên từ phương Bắc tràn xuống, binh mã đông đảo nhằm chiếm lấy Việt Nam làm thuộc địa, chúng đã bị sức mạnh tinh thần mà vua Trần Nhân Tông phát động sâu rộng trong quần chúng, tạo cho nhân dân tinh thần đoàn kết nhất trí đánh thắng quân Nguyên.

Sự thành công rực rỡ và khúc khải hoàn ca đem lại cho nhân dân niềm phấn khởi vì độc lập tự do dân tộc.

Sau khi chiến thắng  giặc Nguyên phía Bắc, khắc phục giặc Chiêm Thành phía Nam được hoàn tất, vua Trần Nhân Tông nhận thức sâu rộng đạo đức từ bi giải thoát, phụng đạo cứu đời, ngài lìa ngôi vị đế vương nương gót từ bi và đuốc tuệ của Phật Tổ Như Lai tự giác, giác tha, độc thân độc mã vượt núi bằng rừng tìm nơi thanh cảnh tu thiền luyện đạo. Trong lúc ngài ra đi quần thần cũng như hàng trăm cung nữ hầu cận giúp việc trong hoàng cung chạy theo để phò vua, song ngài khuyên tất cả nên trở về hoàng cung chung lo giúp việc triều đình. Ngài một mình cất bước lên non rừng rậm nơi thanh vắng tu hành, nơi thanh vắng tĩnh mịch đó chính là thánh cảnh Yên Tử Trúc Lâm Tam Tổ ngày nay.

Nửa thế kỷ (1950-2001), tôi ao ước được đến chiêm bái thánh cảnh Yên Tử Trúc Lâm Tam Tổ, song vì cơ duyên chưa đến. Mãi đến tháng 4 năm Tân Tỵ nhằm tháng 5 thiên niên mới thế kỷ 21 tôi mới được toại nguyện ước mơ 50 năm đã thành sự thật, tôi được Đại đức Như Trí, thế doanh Nguyễn Thế Trọng, tu sĩ trẻ người Bắc mỗi năm vào Quảng Đức tu viện Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh tu học trong mùa kiết hạ An Cư hướng dẫn tôi lên Trúc Lâm Yên Tử, là một nơi Thánh Tích từ thế kỷ 13 do vua Trần Nhân Tông lìa bỏ ngôi báu đến đây tu tịnh. Đại đức Như Trí từ từ đưa tôi lên núi và giải thích rằng người đến được Bảo Tháp Trần Nhân Tông đỉnh núi Yên Tử phải trải quan 10 núi 9 suối, đường đi gập ghềnh núi đá thiên, hai bên đường leo núi rừng cây sầm uất cành lá che phủ mát mẻ, đường đi khó nhọc rừng núi bao la, song đến nơi chiêm bái Bảo Tháp Thánh Tổ Trần Nhân Tông và các ngọn tháp chung quanh, lòng tôi thanh thoát thấy nhẹ nhàng, mục đích tự nhận thức công phu cao cả chân tu của hoàng đế họ Trần, thật đúng câu “Yên tử khó đến cũng khó về”, khó về là vì lên chiêm ngưỡng thánh cảnh thiên nhiên hùng vĩ cộng với thánh đức tu hành làm Hành Giả không muốn trở về mà muốn ở lại tịnh tu nơi thánh cảnh có một không hai.

Nói đến đây lại nhớ đến thái tử Siddahartha, Ngài là người sắp lên ngôi kế vị Phụ hoàng Suddohana (Tịnh Phạm Vương). Ngài từ giã hoàng cung một mình một ngựa vượt thành ra đi tìm chân lý giải thoát.

Phải chăng vua Trần Nhân Tông là một trong những vị Chuyển Luân Thánh Vương thừa kế Đức Như Lai hiện thân trên lãnh thổ Việt Nam, đem đạo vàng cầm đuốc tuệ nối gót Phật Thích Ca, tự chịu khổ hạnh để đạt mục đích chân tu giải thoát, làm ngọn đuốc chiếu sáng Đại Việt, truyền chân lý giải thoát cứu khổ phụng đạo cứu đời.

Đuốc tuệ Phật Thích Ca chiếu sáng từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ thời đại này đến thời đại khác. Triều Trần nói chung, Thánh đức Trần Nhân Tông nói riêng đã đưa Phật giáo Việt Nam đến đỉnh cao tinh thần giác ngộ, sống nội tâm không màng danh vọng quyền lực, và cũng không nghĩ đến cảnh trần dục lạc. Ngài tạo dựng thánh địa Yên Tử trên đỉnh núi cao làm nơi tu dưỡng cho thánh chúng định tâm tu hành, ngài còn sáng lập môn thiền học Việt Nam với chủ đề thực hành thiền quán theo nếp sống thường lạc ngã tịnh, vô ngã vị tha như Đức Thế Tôn giảng dạy lưu truyền đến ngày nay mà Đức Trần Nhân Tông đem đạo vào đời, tạo cho đời sống con người ngày càng tươi đẹp sáng suốt. Minh Vương Thánh Cảnh Yên Tử là của chung dân tộc Việt Nam, trách nhiệm bổn phận người Việt Nam mọi giới không thể nghĩ tưởng đến tiền nhân mà là một Minh Vương, không vì danh lợi địa vị quyền cao, từ giã đi thực hành chân lý như thái tử Si Đạt Ta, Phật Thích Ca lìa bỏ ngai vàng tìm chân lý giải khổ nhân sinh.

Đức Trần Nhân Tông lưu lại cho đời hậu lai từ hàng trí thức, chính trị gia và các giới hồi ngộ thức tỉnh nhân tâm trở về đường chính. Đường chính truyền thống,  đạo đức dân tộc mà Tổ tông chúng ta tin tưởng phát huy truyền lại.

Cuối cùng, tôi hy vọng tăng ni, Phật tử và các giới có tinh thần đạo đức hướng thiện không bao giờ quên Thánh Đức Trần Nhân Tông chí khí tu hành, và việc làm cho đất nước dân tộc, đạo và đời được huy hoàng viên mãn. Đúng là vị Bồ Tát hoá hiền làm chuyển luân thánh vương hoằng pháp độ sinh trên lãnh thổ Việt Nam yêu quí, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Cập nhật ( 02/12/2008 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

CHUYẾN LÊN YÊN TỬ (GsTs Thái Kim Lan)

TRẦN NHÂN TÔNG VỚI VIỆC THÀNH LẬP GIÁO HỘI (Ts Trần Thuận)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 1.648
  • 2.190
  • 199.618

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học