* Ngọc Minh Phật giáo được nhân loại tôn vinh là tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất. Cụ thể vì giáo lý Phật giáo thực hiện để phục vụ con người, giúp con người có được cuộc sống hạnh phúc và an lạc. Giáo lý Phật giáo đã thể hiện một nếp sống đạo đức cho từng cá nhân mỗi người cũng nhu xã hội đã và đang thực hành giáo lý Phật giáo, vì thế đạo đức Phật giáo không thể thiếu trong cuộc sống con người. Theo Tâm Lý Học đạo đức có thể được định nghĩa theo các khía cạnh sau:
Nghĩa hẹp: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân – cá nhân và quan hệ cá nhân và cộng đồng. Nghĩa rộng hơn: Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên. Nghĩa rộng: Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình. Phật giáo luôn thể hiện lành mạnh trong sáng bằng chánh tri kiến giúp con người phân biệt được thiện và bất thiện, nguyên nhân căn bản của thiện là tâm đã vắng lặng tham, sân, si; nguyên nhân căn bản của ác là sống động trong lòng tâm tham, tâm sân, và tâm si. Giáo lý Phật giáo đã chỉ rỏ nhân thiện và bất thiện cho đời này và đời sau, việc làm thiện sẽ được hưởng quả vui vẻ, hạnh phúc cho cả hiện tại và tương lai, kết quả của việc làm ác đem lại bất hạnh cho hiện tại và tương lai. Tướng của thiện và ác cũng được phân tích rõ ràng trong năm giới của người tại gia, thiện là không sát sanh còn bất thiện là thường sát sanh gây đau khổ cho chúng sanh, hay thiện còn thể hiện ở lòng từ bi, bình đẳng tôn trọng sự sống của chúng sanh nên thường phóng sanh và bố thí cúng dường, còn bất thiện thì bỏn xẻn, tham lam, trộm cắp, thiện còn thể hiện qua cuộc sống chánh hạnh, bất thiện thể hiện sống buôn lung tà hạnh v.v…Phật giáo không giải thích cái gì xa hiện thực của cuộc sống, giáo lý Phật xoáy sâu vào vấn đề thiện hay bất thiện trong tâm con người và được phân tích rõ ràng minh bạch. Phật giáo đã mang lại niền hạnh phúc cho con người với tư tưởng lành mạnh, tu sửa hành vi bỏ ác làm lành, sống bình đẳng, tư duy mọi sự việc, biết thay đổi nhận thức mới mẽ, làm mới lại tâm hồn, dùng chánh kiến để đập nát vô minh dầy đặc của bao ngày sống trong u tối. Phật giáo khuyên khích con người sống hiện tại không khới gợi quá khứ, cũng không mơ mọng tương lai, hiện tại của người học Phật là sống thanh tịnh, chơn chánh, làm những việc có lợi cho mình và cho người, tâm vắng lặng không bị giao động khi lục căn tiếp xúc với lục trần, bỏ tham, sân, si, sống bằng tâm hoan hỷ, ly tham, ly dục, cuộc sống hiện tại tốt sẽ là hạnh phúc mỹ mãn của tương lai. Tính liên tục nhất quán của nội dung đạo đức Phật giáo được xem như là một đặc trưng của đạo đức Phật giáo. Nội dung của năm giới, mười điều thiện vẫn là căn bản không bị lỗi thời với thời gian, mặc dù Phật giáo đã phát triển qua một thời gian dài và trở thành một tôn giáo thế giới, có mặt ở hầu hết các nước trên hành tinh này. Phật giáo còn chủ trương vô thường, vô thường là một giáo lý rất quan trọng trong hệ thống giáo lý Phật giáo, kể cả Nam truyền hay Bắc truyền đều giúp con người hiểu sự vận hành của vạn vật và nguồn gốc của con người. Trong kinh Pháp Cú (bản kinh Pāli) nói: “Trong bầu trời không có biển cả mênh mông, không có hang động núi lớn, một nơi như thế không thể có sự sống, nơi mà con người có thể trú ẩn và không ai có thể vượt qua sự chế ngự bởi cái chết”. Kinh sách Phật giáo chỉ cho con người thấy rõ hai mặt đối lấp giữa sự sống và cái chết. Chết là vô thường, là sự thay đổi đột ngột làm xáo động tinh thần của người chết cũng như người đang hiện hữu trong cuộc sống, sự thay đổi được Phật giáo gọi là luân hồi vào sanh ra tử, cái vô thường này là một trong những nỗi thống khổ nhất của con người mà giới Phật giáo thường đề cập đến bằng ngôn ngữ chuyên môn của triết lý Phật giáo, đó là sự thay đổi liên quan đến cái chết ngụ ý sự vô thường của vạn vật. Tuy vậy, nhưng nói đến cái vô thường chúng ta đừng quên nói đến cái chân thường, nhờ vô thường mà người xấu có thể tu tập thay đổi thành người tốt, nhờ vô thường mà con người tu sửa từ phàm phu đi đến thánh nhơn, từ thánh nhơn đi đến quả vị Phật. Phật giáo luôn hướng dẫn con người biết đi từ cái vô thường đến cái chân thường, từ cái động đi đến cái tịch tịnh của niết bàn. Giáo lý vô thường của Phật giáo giúp con người biết từ bỏ tâm tham sắc, sống biết tỉnh giác, thường dùng trí tuệ soi rọi để nhận ra cái giá trị siêu việt mà hiện thực cuộc sống và trở thành khuôn mẩu ứng xử tốt đẹp nhất của con người, không kể là thời đại nào hay sống trên đất nước nào. Khi Phật thành đạo gốc Bồ Đề Bốn chính năm qua khắp chợ quê Giảng truyền Phật pháp nhiều ngôn ngữ Nhân sanh lìa khổ đắc an nhàn Hào quang Ấn Độ truyền lan mãi Lan tỏa Á châu đến Năm châu Pháp âm giải thoát khắp toàn cầu Gieo mầm trí tuệ phá tăm tối Chánh pháp đánh tan mọi cái tôi Đem về bình đẳng khắp muôn loài Pháp truyền bốn chính năm xuôi ngược Rốt ráo giúp người chứng ngộ thôi. Đức Phật tuy đản sanh ở Ấn Độ như giáo lý của Phật lại lan tỏa khắp năm châu bốn biển mục đích chỉ để phục vụ cho nhân loại thấy được tự tánh của vạn pháp là vô thường, vô ngã, giúp con người thấy đước tri kiến Phật, thấy được Phật tâm, hiểu được mỗi con người là một vị Phật trong tương lai, Phật chính là ta và ta cũng chính là Phật trong những lần tâm bừng sáng, và sống trong chánh định. Nền đạo đức của Phật giáo đưa con người đến chổ hoàn thiện nội tâm, nền đạo đức Phật giáo là một chân lý có giá trị bất hủ, đức Phật là một người thầy cũng là nhà đạo đức học vĩ đại nhất của nhân loại. Một đặc trưng nữa của đạo đức Phật giáo đó là dựa trên quy luật nhân quả nghiệp báo, quy luật này rất mang tính khách quan, quy luật nhân quả nghiệp báo đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi người từng cá nhân riêng cũng như đối với cộng đồng và xã hội. Phật dạy nghiệp là hành động được lập đi lập lại nhiều lần thành thói quen. Nghiệp báo là kết quả hay quả báo của hành động, tương ứng với hành động tức nghiệp tạo ra nó. Bởi thế tục ngữ Việt Nam có câu “ở hiền gặp lành, ở ác gặp bảo tang tành như tro” hay “gieo gió gặt bão”, “trồng chanh thì hái quả chanh” Đó là quy luật mà con người không thể không chấp nhận, nếu có ai đó không chấp nhận đi nữa thì bản thân và lý luận của người đó cũng không thể bẻ gẩy được cái quy luật đó. Phật giáo xem quy luật này là chìa khóa tâm linh, để lý giải tất cả mọi sự vật và hiện tượng diễn biến trong tự nhiên và xã hội. Phật giáo chủ trương con người là chủ nhân của nghiệp, nhưng đừng quên rằng con người cũng là thừa tự của nghiệp, nghĩa là chính con người hành động bằng ý chí tự do của mình, bời thế con người phải chịu hậu quả của hành động tạo tác của mình. Nhưng có một điều ta phải hiểu con người là thừa tự của nghiệp nhưng không vì thế mà con người phải là nô lệ của nghiệp. Con người có thể tu và phấn đấu cải thiện bản thân nỗ lực phát huy đạo đức tối đa không cho việc ác sanh khởi, và các việc ác đã sanh rồi không cho tái phạm như vậy có thể chuyển nghiệp quá khứ, hạn chế nghiệp quá khứ, tạo nghiệp thiện ở hiện tại và duy trì nó trong tương lai. Phật giáo bao giờ cũng khẳng định khả năng của con người là vô tận, có ý chí phấn đấu con người sẽ được thay đổi mới hoàn toàn. Chúng ta phải hiểu rắng biết sống đúng đắn sẽ tạo cho mỗi người một ý thức trách nhiệm rất cao đối với cá nhân mình và xã hội. Căn cứ theo luật Nhân quả nghiệp báo của Phật giáo, tất cả mọi hành động cách đối nhân xử thế từ lời nói, ý nghĩ việc làm của chúng ta, đều liên quan đến bản thân trong hiện tại và vị lai, bên cạnh đó còn tác động đến xã hội, tạo ra cái mà Phật giáo gọi là biệt nghiệp đối với mỗi cá nhân và tạo ra cộng nghiệp đối với cộng đồng và xã hội. Mỗi việc làm, mỗi lời nói, mỗi ý nghĩ của chúng ta đều có tác động ít hay nhiều đến bản thân mình, mà còn liên quan đến người đang sống chung quanh chúng ta. Không dừng lại ở đó Phật giáo còn một đặc sắc nữa là ý nghĩa thực tiễn, sống động của những nguyên lý đạo đức Phật giáo, chúng ta phải sống hằng ngày trong khuôn mẩu ứng xử bằng cách sống của người trí, phải biểu hiện với nhau thường xuyên bằng những hành động đạo đức, lời nói đạo đức cho tới ý nghĩ và việc làm không xa rời đạo đức. Hàng Tăng, Ni, và Phật tử sống và thực hành đúng chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, nhờ vậy bản thân của từng cá nhân riêng cho tới cộng đồng chung đều được tỏa sáng và tươi đẹp hẳn lên. Phật giáo có mặt trong đời sống trước dạy hàng Tăng, Ni, Phật tử rồi đến xã hội phải thực hành nếp sống đạo đức bằng những quan hệ ứng xử mẩu mực của mọi người với nhau trong xã hội. Khi mỗi người đã nhận chân ra đặc trưng của đạo đức Phật giáo là gì và giá trị của đạo đức đó như thế nào rồi, thì chắc chắn rằng sẽ vẩy tay chào những nỗi khổ niền đau và an lạc, hạnh phúc sẽ đón nhận với bất cứ ai đã và đang thực hành theo nếp sống đạo đức Phật giáo. |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com