Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

CẢM NGHĨ VỀ HỘI THẢO “SƯ NGUYỆT CHIẾU VỚI NHẠC LỄ CỔ TRUYỀN NAM BỘ”

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Tin tức - Phật sự
A A
0

CẢM NGHĨ VỀ HỘI THẢO “SƯ NGUYỆT CHIẾU VỚI NHẠC LỄ CỔ TRUYỀN NAM BỘ” TẠI BẠC LIÊU

* Tiến sĩ Nguyễn Nhã

Cách đây hơn 40 năm, tại Hội trường Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn do tôi đứng ra tổ chức, nhân kỷ miệm 50 năm Cải Lương, diễn giả Hồ Hữu Tường nói về sự ra đời của Cải lương, tôi chỉ nghe nói tới Cao Văn Lầu,  người sáng tác bài Dạ Cổ Hoài Lang và Ông Tống Hữu Định (Vĩnh Long), một trong những người có công khởi xướng ca ra bộ, đặt nền tảng cho cải lương, cải cách nghệ thuật hát bội cổ xưa. Tôi cũng từng nghe nhạc sư Vĩnh Bảo cho rằng cải lương từ hát bội rồi cải cách mà thành.

Tôi vốn là người nghiên cứu lịch sử, chủ biên Tập San Sử Địa (1966-1975) tại Sài Gòn và giảng dạy về văn hoá Việt Nam tại các trường cao đẳng, đại học, nên rất quan tâm  và yêu mến nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc như nghệ thuật đờn ca tài tử,  sân khấu cải lương. Theo nhạc sư Vĩnh Bảo, đờn ca tài tử chính gốc thường có không khí trổ tài ngón đàn, nên đàn ca tài tử rất chú trọng đến nghệ thuật, không được phép đờn sai, hát sai chứ không thuần mang tính biểu diễn lôi cuốn giải trí cho khán giả.

Cả ngày 27-9-2007, tôi được nghe những tham luận cũng như đọc tài liệu gồm những tham luận rất phong phú về sư Nguyệt Chiếu với sự nghiệp nhạc lễ cổ truyền Nam bộ. Ngoài những bài tham luận trực tiếp về con người cùng sự nghiệp sáng tác tại Bạc Liêu, cái nôi của vọng cổ ở Nam Bộ, tôi còn thấy những bài tham luận rộng lớn hơn về nhạc lễ Phật giáo Nam Bộ cũng như cổ truyền Việt Nam và cả quan hệ với nhạc lễ thế giới (Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong). Cũng có những tham luận đi sâu về kỹ thuật nhạc lễ Phật giáo như Phong cách tán tụng trong Phật giáo Việt Nam (Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê gửi bài), Nghệ thuật diễn xướng khoa nghi ứng phú (Trương Ngọc Tường), Nghi lễ Phật giáo Việt Nam xưa và nay (Tỳ kheo Thích Chánh Đức)…

Tôi đã từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi những bài tham luận hé mở những nhân tài sáng tác vọng cổ ở Bạc Liêu từ Cao Văn Lầu với bài Dạ cổ hoài lang (do sư Nguyệt Chiếu đặt tên) nhịp 2,  20 câu đến khi biến nhịp ông Trần Xuân Thơ (Thầy Thống) đề nghị đổi tên là Vọng cổ hoài lang và rồi ông Trịnh Thiên Tư đề nghị đổi là Vọng Cổ.

Chung quanh nhà sư Nguyệt Chiếu tôi được biết tại cái nôi Bạc Liêu đã có rất nhiều những nhạc sĩ cổ nhạc tài ba từ Nhạc Khị, người bạn tâm giao của nhà sư, đã cùng với nhà sư, tuy hai người cùng chuyên về nhạc lễ song nhà sư là người chuyên nhạc lễ hơn, cả hai đều  đào tạo nhiều đệ tử tài ba và kế nghiệp hai người.  Đệ tử tài ba đầu tiên phải nói chính là Cao Văn Lầu rồi tới Lư Hoà Nghĩa (Năm Nghĩa), Trịnh Thiên Tư, Mộng Vân, Ba Chột, Thiện Thành, Trần Tấn Hưng, Lý Khi,  Cai Đệ, Mười Khói, Tư Bình, Hai Tài, Tư Quận, Hai Tố, Năm Phát, Chín Khánh, Sáu Gáo, Mộc Thái, Năm Nhu, Năm Nhỏ, Sanh Xía, Chín Quy, … Chính lò đào tạo trưởng thành từ nhạc lễ và đờn ca tài tử Bạc Liêu đã có ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào nhạc lễ, đờn ca tài tử, vọng cổ cả vùng Nam Bộ.

Một điều lý thú nếu như Miền Bắc tại Bắc Ninh, cửa chùa là nơi hát quan họ thì ở Nam bộ có những nhà sư như sư Nguyệt Chiếu biết chơi đàn và đào tạo người chơi nhạc lễ cũng như chơi đờn ca tài tử. Có lẽ thời Lý cũng như thời Pháp thuộc nhất là xứ thuộc địa như Nam Kỳ, cửa chùa được phóng khoáng hơn.

Tôi còn thấy những người tham gia phong trào nhạc lễ Phật giáo, đờn ca tài tử như sư Nguyệt Chiếu, Nhạc Khị cùng các đệ tử lại là những người có lòng yêu nước, họ đã phản ảnh tâm trạng của những người vong quốc. Vì thế không ngạc nhiên khi tài tử Nam bộ, vọng cổ thường mang tâm trạng buồn. Họ đã lấy nội dung ca tài tử như bài ca của bảy bản lớn về lịch sử dân tộc (Đinh Tiên Hoàng, họ Khúc dấy nghiệp, Ngô Quyền thắng trận Bạch Đằng…) hay năm bản mới để cổ suý cho tinh thần yêu nước. Tuy vậy sau này sân khấu cải lương luôn cải tiến có nội dung, lời ca từ hài, bi tráng đến vui.

Qui mô hội thảo được tổ chức không phải chỉ ở nội dung được mở rộng lớn để thấy mối tương quan, ảnh hưởng của phong trào nhạc lễ Phật giáo và đờn ca tài tử của Bạc Liêu mà số người tham dự hoặc gửi bài tham luận cũng được mở rộng mang tầm vóc quốc gia với những người nổi danh như Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê, Giáo sư Mạc Đường, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong, Nghệ sĩ Tiến sĩ Bạch Tuyết. Ngay về mặt tổ chức hội thảo, điều hành hội thảo, tiếp tân cũng không thua kém những hội thảo lớn mà tôi đã từng tham dự.

Một số cuộc hội thảo mà tôi từng tham dự thường in kỷ yếu trước, nhưng ở đây chỉ phát tài liệu những bài tham luận và sau đó sẽ được biên tập lại in thành sách để phổ biến rộng rãi hơn. Tôi cho đây là cách làm rất hay và thiết thực hơn. Tôi cũng nghĩ rằng sau khi quyển sách mang nội dung kỷ yếu này ra đời, nên tiếp tục có những công trình biên khảo công phu về sư Nguyệt Chiếu và cái nôi, lò đào tạo nhạc lễ Phật giáo và đờn ca tài tử, vọng cổ Bạc Liêu.

Như Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, nên chăng phải tiếp nối xây dựng cái nôi đào tạo cổ nhạc Nam bộ ấy, một nhạc viện Nam Bộ mà cổ nhạc Nam bộ có vị trí tương xứng rồi đây sẽ được xuất hiện tại vùng Miền Tây Nam Bộ như ở Cần Thơ – Bạc Liêu và  tôi cũng đề nghị đừng quên khai thác vốn quí, đó là một người địa phương thành danh xa xứ nay đã trở về quê hương –  Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong. Mong vậy thay!

Cập nhật ( 21/09/2008 )

Related Posts

Đoàn chụp ảnh lưu niệm

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

2 ngày trước
0
á

Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

2 ngày trước
0
Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

5 ngày trước
0
Quang cảnh khoá tu

Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

5 ngày trước
0

Bạc Liêu: Lớp Giáo lý Phật học tại chùa Phong Lợi chủ đề “Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”

5 ngày trước
0
Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

5 ngày trước
0
Next Post

CHÙA BẠCH LIÊN TỔ CHÚC LỄ VU LAN

BỔ NHIỆM TRỤ TRÌ CHÙA BUU LAM

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 184
  • 724
  • 204.119

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học