CÁCH CHỮA MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN * BS Tăng Thị Thủy Khoa YHCT – Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu Khí hậu thời tiết thay đổi thất thường dễ gây ra các bệnh như: Viêm kết mạc mắt, viêm mũi, viêm họng,…Ăn uống quá nhiều chất cay, nóng hay ăn uống không điều độ mà sinh ra các bệnh như: Đau dạ dày, tiêu chảy,… Lao động quá sức hoặc an nhàn quá hoặc quá trình tích tuổi mà sinh ra những bệnh như: Đau thắt lưng, đau cột sống, thần kinh tọa… Những bệnh lý trên các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền đem lại hiệu quả cao ít tốn kém, dễ tìm, dễ sử dụng lại không có tác dụng phụ. 1. VIÊM MŨI DỊ ỨNG: Nguyên nhân do phế khí và vệ khí hư không khống chế được phong, hàn xâm nhập vào cơ thể mà gây bệnh. Triệu chứng: Ớn lạnh, sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi trong, lâu ngày nước mũi có thể đục. Phương pháp chữa: Bổ khí, cố biểu, khu phong, tán hàn. Bài thuốc: Ngọc bì phong tán và Quế chi thang gia giảm Hoàng kỳ 16g Phòng phong 6g Bạch truật 8 g Quế chi 8g Bạch thược 12g Gừng 2g Đại táo 6g Nếu bệnh mới mắc gây chảy nước mũi nhiều, thêm Ma hoàng 4g, Tế tân 6g. 2. VIÊM HỌNG: Có hai loại cấp và mãn. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu viêm họng cấp. Triệu chứng: Họng đỏ, ho rát họng kèm sốt nhẹ, nhức đầu. Xem họng: Niêm mạc họng hơi phù nề, đỏ xung huyết. Phương pháp chữa: Sơ phong, thanh nhiệt, hóa đàm. Bài thuốc gồm: Kinh giới 16g Kim ngân 12g Huyền sâm 12g Sinh địa 12g Bạc hà 8g Cỏ nhọ nồi 8g Xạ can 4g Tang bạch bì 8g 3. VIÊM KẾT MẠC MẮT: Yhọc cổ truyền gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn do phong nhiệt xâm phạm vào phế, vị, can. Triệu chứng: Mắt cảm thấy có dị vật, nóng, tức, sợ ánh sáng, ngủ dậy nhiều dử mắt (ghèn), mắt sưng đỏ,v,v… Phương pháp chữa: Thanh nhiệt phế, vị, can, khu phong. Bài thuốc gồm: Kim ngân hoa 16g Chi tử 12g Hoàng đằng 8g Chút chít 12g Kinh giới 12g Bạc hà 6g Lá dâu 16g Cúc hoa 12g 4. ĐAU DẠ DÀY: Đau dạ dày Đông Y gọi là chứng Vị quản thống phần nhiều do ăn uống không điều độ như ăn nhiều thức ăn lạnh sống hoặc do ảnh hưởng của Can xúc phạm đến Vị gây đau (Can khí phạm Vị) Thể bệnh: Có hai thể a. Ăn uống tích trệ : Triệu chứng: Vùng thượng vị đầy đau, ợ hơi, ăn vào đau. Bài thuốc gồm: Sa nhân 8g Hương phụ 8g Trần bì 8g Thương truật 16g Hậu phác 8g Có thể sắc uống ngày 01 thang hoặc tán thành bột . b.Vị hư bị lạnh: Triệu chứng: Đau vùng thượng vị, sợ lạnh, mệt mỏi, mửa ra nước trong, ăn vào dễ chịu, rêu lưỡi trắng mỏng. Bài thuốc gồm: Bố chính sâm (sao vàng) 12g Củ mài (sao) 12g Thổ phục linh 12g Sa nhân 8g 5. TIÊU CHẢY: Phần nhiều do ăn uống bị hàn thấp hoặc thấp nhiệt hoặc do phần trong bị tổn thương gây rối loạn đường tiêu hóa thường gây tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp có hai loại: a. Do hàn thấp: Triệu chứng: Đau bụng liên miên, tiêu chảy phân lỏng trong, mình lạnh không khát, tiểu tiện trong dài. Thuốc điều trị: Nụ sim hoặc Búp ổi ( sao vàng) 100g Võ quít (thái mỏng sao) 50 g Củ riềng (thái mỏng sao) 50g Các vị sao giòn, tán nhỏ, rây, cho vào lọ đậy kín khi cần dùng có sẳn Người lớn mỗi lần uống 6-8g với nước đun sôi để nguội Trẻ em tùy tuổi cho mỗi lần từ 2-5g hòa nước sôi hãm một lúc gạn lấy nước cho uống b. Do thấp nhiệt: Triệu chứng: Đau bụng, ỉa lỏng, lỗ đít nóng, phân rất thối, sốt, khát, tiểu tiện ngắn đỏ. Điều trị bằng thuốc: Củ sắn dây 50g Rau má cả củ 40g Đổ 400ml nước sắc lấy 200ml, người lớn chia uống 2 lần, trẻ em tùy tuổi chia uống 3,4 lần. 6. ĐAU LƯNG : Đau lưng là một chứng có nhiều nguyên nhân, do cảm nhiễm phải hàn thấp ở ngoài vào hoặc do Thận hư sinh đau lưng hoặc do mang vác nặng, bị ngã mà bị cụp cột sống lưng. Có ba thể bệnh đau lưng do hàn thấp, do thận hư, do cụp cột sống a. Do hàn thấp: Triệu chứng: Vùng eo lưng trở xuống có cảm giác nặng tỳ xuống và lạnh, quay trở khó khăn, ngày râm mát đau dội lên, rêu lưỡi trắng mỏng. Điều trị thuốc : Ý dĩ 30g Thiên niên kiện 12g Gừng khô 8g Cẩu tích 12g Quế chi 2g Đổ 1 lít nước sắc ½ lít thêm tý rượu, uống nóng lúc đói. Thuốc sắc hai nước uống hai lần trong ngày. Bên ngoài xào ngãi cứu tươi mà chườm ở phần lưng. b. Do Thận hư : Triệu chứng: Lưng đau ê ẩm, lưng gối yếu sức, nằm thì dễ chịu, động làm việc thì đau lên, sinh dục kém, chất lưỡi nhạt, có chứng buốt óc, mệt mỏi. Điều trị thuốc: Khiếm thực 16g Hạt sen 12g Ý dĩ 20g Đậu đen 20g Bầu dục lớn 1 cặp Làm bầu dục sạch, thái miếng, hầm tất cả cho chín, ăn cả một lần, mỗi ngày ăn một lần như thế . c. Cụp cột sống lưng: Triệu chứng : Đau nhức thắt lưng dữ dội, lưng không quay trở lại được. Điều trị : Dùng cách bấm nắn xoa bóp để sửa cho cột sống ngay lại và bên ngoài dùng lá ngãi cứu xoa với dấm mà chườm ngang chỗ đau. 7. ĐAU THẦN KINH TỌA (TỌA CỐT PHONG) : Là đau nhức một hoặc hai bên chân, có khi kèm đau thắt lưng, nặng thì không đi được, nguyên nhân do phong, hàn, thấp hoặc do ở cột sống thắt lưng. Triệu chứng: Đau nhức một bên hoặc cả hai bên chân, ấn thấy đau dọc theo chân tới bàn chân, nhẹ thì đau ít đi lại được, nặng thì khó chịu, nặng nữa thì không đi đứng được. Điều trị thuốc: Ý dĩ 20g Gừng gió 12g Rễ gối hạc 12g Cây vòi voi (sao rượu) 12g Rễ cỏ xước 12g Rễ gấm 12g Quế chi 4g Hà thủ ô đỏ 16g Củ gấu 12g (sống) Cẩu tích 12g Đổ 1 lít nước sắc lấy 200ml, chia 3 lần trong gày, uống nóng lúc đói. BS TĂNG THỊ THỦY BỘ MÔN ĐÔNG Y/ TRƯỜNG CĐ Y TẾ BẠC LIÊU HV BS CK1 TRƯỜNG ĐH YD TP HCM KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN |
Cập nhật ( 17/11/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com