CÁC LOẠI BỆNH CẦN CHÚ Ý KHI MANG THAI * BS Đào Xuân Dũng Bệnh thận và thai nghén: Bệnh lý ở hệ thống tiết niệu trên phụ nữ có thai bao gồm nhiều loại bệnh từ viêm bàng quang cấp, viêm bể thận, sỏi cho đến suy thận cấp, viêm cầu thận…nhưng ở đây chỉ đề cập đến những bệnh có nguy cơ nhiều nhất cho thai và người mẹ. Viêm thận – bể thận cấp chiếm tỉ lệ khoảng 1-2% ở phụ nữ có thai, thường ở những phụ nữ thường có nhiễm khuẩn ở nước tiểu nhưng không thể hiện chiệu chứng. Biểu hiện ở mẹ là sốt, rét run, đau vùng thắt lưng, buồn nôn, nôn, nhứt đầu, tiểu buốt, tiểu dắt, có khi choáng do nhiễm độc nội sinh, rối loạn chức năng thận cấp và nhiều thay đổi bệnh lý máu. Nhiều người có dấu hiệu thiếu máu (do tủy xương kém hoạt động) và cả rối loạn chức năng phổi. Trẻ sinh ra thường non tháng và nhẹ cân so với tuổi thai. Cần xét nghiệm nước tiểu nhiều lần để tìm vi khuẩn và các thành phần khác thường khác. Vi khuẩn gây bệnh thường là e. Coli cho nên thuốc kháng và diệt khuẩn là Sulfonamid, Nitrofurantoin, Ampicillin hoặc Cephalosporin. Những thuốc an toàn cho mẹ và thai, ít tác dụng phụ nhất. Với một đợt điều trị từ 10-14 ngày có thể làm cho nước tiểu hết vi khuẩn cho khoảng 65% phụ nữ có thai. Nếu không có tiến triển tốt sau 48-72 gờ thì dùng thêm Gentamycin hoặc Tobramycin. Tình trạng tái phát triển nhiễm khuẩn ở nước tiểu và tái phát viêm thận – bể thận dễ xảy ra ngay trong một kỳ thai ngén, vì vậy phải điều trị dự phòng kéo dài với Nitrofurantoin 100mg vào các buổi tối Suy thận cấp khi có thai tuy hiếm nhưng tỷ lệ tử vong rất cao. Phần lớn là do giảm thể tích máu làm cho thận tạm thời không thực hiện được chức năng bài tiết và điều hòa nước. bài tiết nước tiểu đường giảm dưới 40ml/24giờ, urê máu và creatinin trong huyết thanh tăng cao. Suy thận cấp khi có thai có thể dẫn đến xảy thai, sinh con nhẹ cân, non tháng và thai chết lưu. Suy thận cấp có thể xảy ra do thận thiếu máu nuôi dưỡng sau khi người mẹ có thai bị băng huyết, mất nước, nhau bong non, nhiễm khuẩn huyết, thận nhiễm độc do trùng Gentamycin (Aminoglycoside), truyền nhầm máu, tiền sản giật – sản giật, đông máu rải rác trong mạch và thiếu ôxy (bệnh phổi mạn tính hoặc suy tim)… thận thiếu máu nuôi dưỡng trong vòng 24-36 giờ thì có thể hồi phục được. Hoại tử ống thận cấp có thể xảy ra khi không được điều trị kịp thời và biến chứng nghiêm trọng nhất của suy thận cấp là hoại tử vỏ thận cấp trong những mao mạch đã bị hư hại của cầu thận và các mạch máu nhỏ của thận. Trong thực hành sản khoa, cần đề phòng suy thận cấp bằng cách phục hồi lượng dịch để bảo đảm lượng nước tiểu được bài tiết ra tối thiểu là 60ml/ giờ trở lên, xử trí những trạng thái có nhiều nguy cơ (sản giật, nhau bong non…) và tránh dùng các kháng sinh gây nhiễm độc cho thận. Ngoài ra, còn cần những biện pháp xử trí nội, ngoại khoa và cả thẩm phân máu (dialysis) nếu cần. Viêm cầu thận thể cấp hiếm gặp khi có thai. Tình trạng bệnh lý này gây tử vong chu sản. Một số có tiển triển tốt ngay trong giai đoạn đầu của thai nghén, chức năng thận trở lại bình thường. Những trường hợp như thế này dễ lầm với tiền sản giật. Có thể có máu trong nước tiểu ở dạng vi thể 9phải soi kính hiển vi mới thấy, chỉ số kháng thể với streptolysine o tăng lên chứng tỏ có viêm cầu thận cấp. Điều trị bao gồm kiểm soát huyết áp, phòng suy tim do ứ huyết, cung cấp nước, chất điện giải và theo dõi sát ảnh hưởng đến thai nghén của thể viêm cầu thận mạn tính phụ thuộc vào mức độ suy của chức năng thận, huyết áp trước khi có thai và tình trạng mô của viêm cầu thận. Bệnh nhân dễ phát hiện tiền sản giật hoặc đợt cao huyết áp trong giai đoạn đầu của thai nghén. Có khi thai van764 phát triển đủ tháng mặc dù chức năng thận giảm đi. Tỉ lệ thai kém phát triển trong tử cung, sinh non, nhau bong non và thai chết lưu khá cao. Việc chăm sóc trước khi sinh bao gồm định kỳ theo dõi chức năng thận, kiểm soát huyết áp, đánh giá sự phát triển của thai bằng các xét nghiệm chuyên biệt. Nên cho sinh sớm khi phổi của thai đã trưởng thành, không nên dùng các thuốc độc hại cho thận, luôn đề phòng suy thận cấp, nhất là trong giai đoạn sau khi sinh. HIV và thai nghné: những băn khoăn của người mẹ? Nhiễm HIV ở giai đoạn chu sản là gì? Là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV từ người mẹ trong giai đoạn trước, trong và ngay sau khi sinh. Nguy cơ trẻ bị mẹ truyền HIV cho có tỉ lệ khoảng 25% đến 30%. Một phụ nữ sắp có thai hoặc đang có thai thì có nên thử máu xác định có nhiễm HIV không? Nhiều bệnh viện ở nước ta đã làm xét nghiệm phát hiện HIV cho tất cả phụ nữ được quản lý thai nghén hoặc sinh nở tại bệnh viện. Nhiều bang ở nước Mỹ cũng có quy luật cần thử HIV cho mọi phụ nữ có thai. Ngoài ra, một phụ nữ thấy mình có nguy cơ nhiễm HIV cũng nên đi thử, nếu nhiễm HIV thì có thể không nên có thai nữa nhưng đã có thai rồi thì thấy thuốc sẽ guíp cho thai bớt nguy cơ nhiễm HIV. Thai sẽ bị nhiễm HIV như thế nào? Thai có thể bị nhiễm HIV từ khi người mẹ đang mang thai, đang chuyển dạ đang cho con bú. Hầu hết thai bị nhiễm HIV trong giai đoạn chuyển dạ và sinh. Hình như ít có nguy cơ và truyền HIV cho thai nếu người mẹ phải mổ lấy thai. Có nên chấm dứt thai nghén nếu phát hiện người phụ nữ đã nhiễm HIV không? Không nhất thiết. Hiện nay có những loại thuốc có thể hạ thấp nguy cơ truyền HIV cho thai. Những thuốc nào có thể ngăn ngừa được sự lây nhiễm HIV cho thai? Thuốc không thể bảo vệ hoàn toàn thai khỏi bị nhiễm HIV, nhưng có thể giảm nguy cơ đó cho thai. Zidovudine (Retrovir hat gọi là AZT) có khả năng giảm lây truyền HIV từ mẹ sang thai, làm cho virus chậm phát triển, do đó hệ thống miễn dịch của thai trở nên mạnh mẽ hơn. Zidovudine có ảnh hưởng đến thai không? Cho tới bây giờ chưa thấy có trường hợp nào thai bị dị tật do Zidovudine, nhưng không ai có thể nói chắc chắn Zidovudine có thể ảnh hưởng đến trẻ như thế nào khi chúng lớn lên. Thời gian sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai chưa đủ để biết biết cái gì sẽ xảy ra cho trẻ sau khi chúng lớn lên. Có nên cho con bú không nếu người mẹ bị nhiễm HIV? Vì HIV có thể truyền cho con qua sữ mẹ cho nên người mẹ có Hiv dương tính không nên cho con bú mà nên cho bú bằng sữa bình. Làm thế nào để biết trẻ đã nhiễm HIV? Khi có thai, kháng thể của người mẹ (thành phần của hệ thống miễn dịch để chống lại virus hoặc vi khuẩn) đã truyền sang thai rồi cho nên tất cả những đứa trẻ của các bà mẹ đã bị nhiễm HIV đều có phản ứng dương tính với HIV lúc đầu. Nhưng đều đó không có nghĩa là trẻ đã nhiễm HIV vì trong cơ thể của trẻ vẫn còn những kháng thể của HIV đã nhận của mẹ, những kháng thể này tồn tại ở trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi cho tới khi trẻ tự tạo ra kháng thể. Nếu trẻ không bị nhiễm HIV thì nó sẽ mất dần những kháng thể đã nhận từ mẹ và bắt đầu có phản ứng âm tính với HIV ở một lúc nào đó trong khoảng 6 đến 18 tháng tuổi. Nều trẻ bị nhiễm HIV thì cũng mất dần kháng thể của mẹ nhưng bắt đầu tự tạo ra kháng thể với HIV và sẽ có phản ứng dương tính. Bệnh tiểu đường khi có thai Tiểu đường khi có thai là thể bệnh tiểu đường xảy ra trong khi có thai. Khi bị bệnh tiểu đường, cơ thể không thể sử dụng được đường (glucose) trong máu cũng như mức đường huyết trở nên cao hơn bình thường. Bệnh tiểu đường khi có thai xảy ra ở khoảng 3% phụ nữ mang thai. Thường bắt đầu vào tháng thừ 5 hay thứ 6 của thai nghén (giữa tuần lễ thứ 24 và 28) và trong hầu hết các trường hợp bệnh qua đi sau khi đã sinh con. Mức đường huyết cao trong máu có hại cho cả mẹ và thai. Nếu không được điều trị thì thai sẽ dễ có bệnh ngay khi sinh ra như có mức đường huyết thấp hoặc da vàng hoặc có cân nặng hơn bình thường. Sức khỏe của người mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng, có thể sinh khó hoặc phải mổ lấy thai nếu con quá to. Người phụ nữ bị tiểu đường khi có thai vần theo dõi chế độ ăn do thầy thuốc yêu cầu (kiêng đồ ngọt như bánh ngọt, kẹo kem… mà chỉ nên ăn những thứ có đường tự nhiên như hoa quả). Đường có trong bánh mì, cơm khoai tây, hoa quả tốt cho cả mẹ và con. Chế độ ăn cũng cần cân đối và mỗi bữa ăn, không nên ăn nhiều, chỉ vừa đủ cho sự tăng cân khi có thai, thầy thuốc sẽ có hướng dẫn cụ thể. Vận động thân thể đều đặn, phù hợp với sức khỏe là cần thiết và an toàn cho cả mẹ và thai: đi bộ thường xuyên là hình thức tập luyện dễ dàng nhất cho mọi gười nhưn bơi và các vận động khác cũng có tác dụng tốt. Hãy bắt đầu tập vận động từ 5 – 10 phút trở lên, nếu thấy khỏe thì tăng lên 30 phút hoặc hơn cho mỗi buổi tập. Buổi tập càng dài thì mức đường huyết càng được kiểm soát tốt và luôn thử máu để kiểm tra sức khỏe đường huyết và cần dùng cả thuốc để giữ cho đường huyết ổn định. Cũng cần thận trọng với cường độ luyện tập: đừng tập nặng hoặc bị nóng quá, tùy theo tuổi tác, không nên để mạch đập nhanh quá 140 đến 160 mỗi phút trong lúc luyện tập nếu cảm thấy chóng mặt hoặc đau ở đâu đó khi tập thì nên ngừng và báo cho thầy thuốc biết. Nếu có cơn co tử cung, ra máu âm đạo hoặc thấy ra nước ối thì cần đến bệnh viện ngay. Xét nghiệm đường huyết nước đều đặn giúp cho thầy thuốc biết chế độ ăn và luyện tập có làm cho mức đường huyết ổn định không. Mức đường huyết gọi là bình thường khi dưới mức 105mg/dl khi đói (không ăn gì trước khi thử máu nhiều giờ) và dưới 120mg/dl 2 giờ sau khi ăn. Nếu đường huyết thường xuyên cao hơn những mức nói trên thì thầy thuốc sẽ yêu cầu dùng thuốc (Insulin) dể giúp hạ thấp mức đường huyết. Sau khi sinh, người mẹ không cần phải thử lại đường huyết. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường khi có thai làm cho người phụ nữ có nguy cơ cao tái phát tiểu đường sau này. Phải mất vài tuần au khi sinh thì bệnh tiểu đường mới qua đi. Để biết chắc bệnh đã qua, sau khi sinh 1-2 tháng, thầy thuốc sẽ làm coh một xét nghiệm máu đặc biệt khác nữa. Ngay cả khi bệnh tiểu đường đã lui sau khi sinh, việc vận động, theo dõi cân nặng và theo một chế độ ăn lành mạnh vẫn cần tieố tục. Có như thế mới có hy vọng không bị tiểu đường sau này. |
Cập nhật ( 15/10/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com