CÁC CHI PHÁI LÂM TẾ Ở * Trương Ngọc Tường Lâm Tế là một chi phái Thiền tông thuộc hệ Bắc truyền, do Thiền sư Nghĩa Huyền (?-867) ở am Lâm Tế thành lập vào năm thứ tám niên hiệu Đại Trung (845) đời Đường. Thiền sư Nghĩa Huyền là đệ tử của Thiền sư Hoàng Bá – Hy Vận, pháp tôn sau mấy đời của Lục tổ Huệ Năng đại sư. Tông Lâm Tế thành hình đồng thời với bốn chi phái: Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn và Qui Ngưỡng, gọi chung là Ngũ gia hay Ngũ Diệp, do Lục tổ đã bỏ lệ truyền tổ ấn. Từ đời Đường, tông Lâm Tế truyền xuống 33 thế hệ, đến năm Đinh Tị (1677), thiền sư Siêu Bạch-Hán Bích, tức Nguyên Thiều -Thọ Tông (1648-1728) người huyện Trình Hưng, phủ Triều Châu, tỉnh Quãng Đông đã theo đoàn người bài Mãn phục Minh thất bại, chạy sang nước ta hành đạo. Ngài là đệ tử của Hòa thượng Bổn Quả-Khoáng Viên ở chùa Báo Tư. Đầu tiên ngài đến phủ Qui Nhơn lập chùa Thập Tháp Di đà, rồi ra Phú Xuân lập chùa Vĩnh Ân (sau đổi là chùa Quốc Ân). Các chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) và chúa Ngãi (Nguyễn Phúc Thái) trọng vọng ngài, nhờ ngài trở về Trung Quốc thỉnh tượng pháp, kinh sách và nhiều vị cao tăng đến xứ Nam Hà hoằng dương Phật pháp. Đặc biệt chúa Nguyễn Phúc Chu đã nhờ thiền sư Hưng Liên, trụ trì chùa Tam Thai – Quảng Nam viết một bức thư nhờ ngài trở về Trung Quốc thỉnh thiền sư Thạch Liêm và một số cao tăng sang nước ta tổ chức Đại giới đàn vào tháng tư năm Ất Hợi (1695), mục đích chấn chỉnh thiền môn qui củ. Giới đàn này có 1.400 giới tử, quốc chúa, hoàng gia và một số đại thần thọ Bồ tát giới, Ưu Bà Tắc hoặc Ưu Bà Di giới. Thiền sư Thạch Liêm được tôn làm Đàn Đầu hòa thượng, thiền sư Hưng Liên được tôn Yết Ma Tuyên luật sư…, đều thuộc tông Tào Động. Chúa Nguyễn Phúc Chu qui y thọ giới, pháp danh Hưng Long (thế hệ thứ 30 tông Tào Động). Chúa Nguyễn trùng tu chùa Thiên Mụ, tôn bổn sư làm tổ khai sơn. Mặc dù cuối đời, việc hành đạo của hòa thượng Nguyên Thiều không thuận lợi, nhưng tông Lâm Tế vẫn phát triển và ngài xứng đáng là tổ khai tông của vùng đất Nam Hà, đặc biệt là vùng Đồng Nai-Gia Định. 1. Lâm tế chánh tông, Thiên Đồng pháp phái: Tổ sư Nguyên Thiều có rất nhiều đệ tử: Thiền sư Minh Hằng-Định Nhiên, kế thế trụ trì chùa Quốc Ân (Phú Xuân), thiền sư Thành Ngộ-Nghiêm Am trụ trì chùa Linh Thứu. Đặc biệt ngài có 3 đệ tử vào Nông Nại đại phố (Trấn Biên) gieo hạt giống Thiền tông là Thiền sư Thành Nhạc-Ẩn Sơn (?-1766) khai sơn Châu Thới tự; Thiền sư Minh Vật – Nhất Tri (?-1786) khai sơn Kim Cang tự; Thiền sư Thành Đẳng-Minh Lượng (1686-1769) từ chùa Vạn Đức quê nhà (xứ Cây Cau-Hội An), chùa Bửu Long (Khánh Hòa), từng làm trụ trì chùa Thiên Mụ và Quốc Ân (Phú Xuân) đã khai sơn chùa Đại Giác. Tông môn đệ tử của các tổ đình này được truyền thừa theo hai pháp phái: Thiên Đồng pháp phái (của thiền sư Vạn Phong-Thời Úy – thế hệ thứ 21) và Thiên Khai pháp phái (của thiền sư Đạo Mẫn – Mộc Trần, tức Thông Thiên – Hoằng Giác quốc sư, thế hệ thứ 31, lan truyền về Gia Định, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho… Khoảng một thế kỷ sau, tại Gia Định có thiền sư Tế Giác-Quảng Châu, thế hệ thứ 36, đệ tử hòa thượng Thiệt Thoại-Tánh Tường ở chùa Huê Nghiêm (Thủ Đức) và được truyền thừa thế hệ thứ 37, đệ tử hòa thượng Tổ Tông-Viên Quang (1788-1875) ở chùa Giác Lâm (Gia Định). Ngài đạo cao đức trọng, được nhà Nguyễn phong tặng Tăng cang, mời trụ trì chùa Thiên Mụ và chùa Long Quang tại kinh đô, do đó có rất nhiều đệ tử. Thời bấy giờ ở Một đệ tử khác của tổ sư Nguyên Thiều là thiền sư Thành Đạo – Kỳ Phương tức Minh Giác- Kỳ phương (1682-1744) trụ trì chùa Thập Tháp Di Đà (Qui Nhơn) và chùa Thiên Mụ (Phú Xuân) có một đệ tử là thiền sư Phật Tịnh-Từ Nghiêm đến đất Gia Định lập chùa Hưng Long, hoằng dương Phật pháp. Tông môn đệ tử của Hưng Long hòa thượng được truyền thừa theo hai pháp phái: Thiên Khai pháp phái (của thiền sư Đạo mẫn Mộc Trần-tức Thông Thiên Hoàng Giác pháp sư) và Bửu Lâm pháp phái (của thiền sư Tứ Bảng-Đột Không, thế hệ thứ 25, trụ trì chùa Bửu Lâm). Một đệ tử là thiền sư Tổ Trí-Khánh Hưng (thế hệ thứ 36) kế thế trụ trì chùa Hưng Long (Gia Định), sau đó kiêm trụ trì chùa Đức Lâm (Mỹ Tho) và Hội Tôn (Bến Tre). Đệ tử của thiền sư Tổ Trí-Khánh Hưng, thế hệ thứ 37 có Tiên Tịnh-Bửu Chất, Tiên Kiến-Bửu Thiên, Tiên Tường-Bửu Quang, Tiên Vân-Ấn Tông (trụ trì hai tổ đình Đức Lâm và Hội Tông), Chiếu Liễu- Bửu Huệ (khai sơn chùa Thiên Trường-Gò Công năm 1786), Tiên Lâm -Bửu Châu (khai sơn chùa Bửu Hưng-Sa Đéc năm 1821). Đặc biệt có thiền sư Tiên Thiện-Từ Lâm (1780-1859) khai sơn Bửu Lâm tự năm 1803. Ngài là một cao tăng, được nhà Nguyễn mời về kinh đô tham gia pháp hội tụng kinh chúc thọ Tứ tuần Đại khánh tiết của Hoàng đế; Sau đó được Lễ bộ khảo hạch kinh luật…, được cấp “giới đao độ điệp (chứng nhận là hòa thượng) và được mời làm trụ trì chùa Sắc tứ Linh Thứu ở Mỹ Tho. Do đó ngài có nhiều đệ tử ở nhiều tỉnh 2. Lâm Tế chánh tông, Chúc Thánh pháp phái: Tổ sư Nguyên Thiều có một đệ tử là thiền sư Minh Hải-Pháp Bảo, thế danh Lương Thế Vinh hay Lê Việt (1670-1754) trụ trì chùa Chúc Thánh (Hội An) cũng biệt xuất một pháp phái (). Tông môn đệ tử ngài hoằng dương tại Hội An có chùa Vạn Đức, chùa Phước Lâm. Xa hơn có chùa Thiên Ấn (Quãng Ngãi) chùa Từ Quang (Phú Yên). Khoảng cuối thế kỷ 18 có thiền sư Pháp Nhân-Thiên Trường, thế hệ thứ 36 và thiền sư Toàn Hiệu-Gia Linh (thế hệ tứ 37) khai sơn chùa Tập Phước (Gia Định) và Thiên Tôn (Lái Thiêu), vì có công giúp chứa Nguyễn lúc bôn ba, nên đến đời Gia Long, hai ngôi chùa nói trên được ban biển ngạch sắc tứ. Tông môn đệ tử hai tổ đình này vững mạnh, truyền lên vùng Thủ Dầu Một (chùa Hội Khánh), đến Gò Công (chùa Thiên Truớc) và nhiều chùa vùng Gai Định-Sài Gòn. Tiếp sau, pháp phái Chúc Thánh lại được truyền đến chùa Phước Hậu (Trà Ôn), Hưng Long (Chợ Lớn), Đông Hưng (Thủ Thiêm), Phật Bửu (Bàn Cờ)… 3. Thiên Thai Sơn Thiền Tông tự pháp phái: Thiền sư Thiệt Diệu-Liễu Quán (1667-1742) họ Lê, quê quán tại Phú Yên, xuất gia đệ tử hai thiền sư (người Hoa) là hòa thượng Tế Viên ở chùa Hội Tôn (Phú Yên) và hòa thượng Giác Phong ở chùa Hàm Long, sau đổi tên là chùa Báo Quốc (Phú Xuân). Sau khi thọ giới tu học, ngài được hòa thượng Minh Hoằng-Tử Dung ở chùa Ấn Tông, sau này đổi tên là chùa Từ Đàm, nối đời thứ 35 thiền phái Lâm Tế. Nhưng thiền phái Lâm Tế của thiền sư Minh Hoằng-Tử Dung truyền không trực hệ tông môn của tổ sư Nguyên Thiều-Thọ Tông (tức Siêu Bạch Hoán Bích). Cụ thể: – Thế hệ thứ 31: Thông Thiền-Hoằng Giác quốc sư (tức Đạo Mẫn Mộc Trần thiền sư) – Thế hệ thứ 32 có 2 cao tăng: + Bổn Quả-Khoáng Viên thiền sư (bổn sư Thọ Tông Nguyên Thiều thiền sư) +Tuyết Tiêu-Chơn Phát thiền sư (bổn sư của Đại xa Như Trường) – Thế hệ thứ 33: Đại xa Như Trường thềin sư – Thế hệ thứ 34: Minh Hoằng-Tử Dung thiền sư. Thiền sư Thiệt Diệu-Liễu Quán khai sơn chùa Thiền tông, Thiên Thai (Phú Xuân) và là một cao tăng Việt đầu tiên biệt xuất một pháp phái: Lâm Tế chánh tông, Thiên Thai Sơn, Thiền Tông tự pháp phái; Và vì pháp phái này không trực hệ tổ sư Nguyên Thiều nên gọi là Tế Thượng chánh tông. Thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán có nhiều thế hệ đệ tử hành đạo vùng Phú Xuân và Phú Yên quê hương ngài. Tông môn đệ tử phát triển rất nhanh. Đến thế hệ thứ 37, có thiền sư Đại Thông Chánh Niệm đến vùng Mô Xoài (Bà Rịa). Thiền sư Đại Ngạn-Tứ Tấn vào khai sơn chùa Hội Khánh (Thủ Dầu Một). Thiền sư Đại Bổ-Thiện Đề khai sơn chùa Kim Cang (Tân An). Đệ tử thiền sư Đại Quang Chí Thành (chùa Hội Sơn-Phú Yên) và thiền sư Đạo Trung-Thiện Hiếu đến khai sơn chùa Hưng Long (Bưng Cầu-Thủ Dầu Một) và Linh Sơn Thiên tự (Tây Ninh). Thiền phái Liễu Quán phát triển khá mạnh. Tuy nhiên từ khoảng giữa thế kỷ 19 trở về sau, Thiền tông pháp phái cũng như các pháp phái trong tông Lâm tế đều có khuynh hướng kết hợp, bổ sung. Theo tục lệ của Lâm Tế chánh tông, khi truyền pháp thì y chỉ sư sẽ trao cho đệ tử đắc pháp, y bát và một tờ điệp, pháp quyến tượng trưng. Pháp quyến là bản tóm tắt thiền phả từ Bổn sư Thích Ca xuống 28 vị tổ sư Tây thiên, 6 vị tổ sư Đông Độ, 4 vị tổ sư nam Nhạc và các vị tổ sư tông Lâm Tế. Trong diệp pháp quyến còn nêu tông chỉ của tông Lâm Tế. Đặc biệt có một bài kệ của y chỉ sư truyền cho đệ tử được ấn chứng, để người đệ tử ấy tiếp tục suy ngẫm, tu học. Pháp quyến hiện nay còn khá nhiều, có lẻ cũng nên sưu tầm lưu giữ và đây là những tài liệu văn hoá lịch sử quí giá. Chú giải: [1] Thiền sư Vạn Phong -Thời Uý, thế hệ thứ 21 Lâm Tế chánh tông ở chùa Thiên Đồng (triềt Giang-Trung Quốc) đã biệt xuất một pháp phái: Tổ Đạo Giới Định Tông Phương Quảng Chánh Viên Thông Hạnh Siêu Minh Thiệt Tế Liễu Đạt Ngộ Chân Không Như Nhật Quang Thường CHiếu Phổ Châu Lợi Ích Đồng Tín Hương SInh Phứơc Huệ Tương Kế Chấn Từ Quang. (8 câu, 40 chữ, tương ứng 40 thế hệ) + Thông Thiên-Hoằng Giác quốc sư (tức Đạo Mẫn) thế hệ thứ 31 Lâm Tế chánh tông ở chùa Thiên Khai (Trung Quốc) đã biệt xuất một pháp phái: Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên Minh Như Hồng Nhật Lệ TRung Thiên Linh Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Thổ Chiếu Thế Chân Đăng Vạn Cổ Truyền ( 4 câu, 28 chữ, tươngg đương 28 thế hệ) +Thiền sư Trí Bảng-Đột Không, thế hệ thứ 25 Lâm Tế chánh tông ở chùa Bừu Lâm (Trung Quốc) biệt xuất một pháp phái: Trí Huệ Thanh Tịnh Đạo Đức Viên Minh Chân Như Tánh Hải Tịch Chiếu Phổ Thông Tâm Nguyên Quảng Tục Bổn Giác Xương Long Năng Nhơn Thánh Quả Thường Diễn Khoan Hoằng Duy Truyền Pháp Ấn Chánh Ngộ Hội Dung Kiên Trì Giới Hạnh Vĩnh Kế Tổ Tông (12 câu, 48 chữ, tương ứng 48 thế hệ.) Trong Việt Nam Phật giáo sử lược của Thượng tọa Mật Thể đã viết sai “ Ngài Minh Vật Nhất Tri truyền cho 35 đời là ngài Thiệt Thoại Tánh Đường, đời 36 là ngài Tế Giác-Quảng Châu cho đến đời thứ 41 là ngài Trí Thắng-Bích Dung lại biệt xuất dòng kệ này”. Nhiều nhà nghiên cứu thường lầm lẫn hao thế hệ Thiệt Kế (thế hệ thứ 35 av2 36) của Tiền Tông tự pháp phái và haithế hệ Thiệt Tế (cũng thuộc thế hệ 35 và 36 ) của Thiên Đồng pháp phái, cho nên cho hai vị thiền sư Diệt Diệu -Liễu Quán (1667-1742) và Thiệt Thoại Tánh Tường ( 1742-1818) là huynh đệ đồng môn nên phát sinh nhiều lẫn lộn. Nếu Trí Thắng-Bích Dung là pháp tôn thiền sư tế Giác-Quảng Châu (1788-1875) sau 5 thế hệ thì ngài là một cao tăng đương thời. Sư thật pháp phái này bịet xuất vào đời Tống, phổ biến ở chùa Phổ Đà, núi Nga Mi (Trung Quốc) được truyền qua xứ Nam hà. Một số tự viện lớn cũng truyền theo dòng kệ này. 2. Thiền sư Minh Hải-Pháp Bảo, thế hệ 34 Lâm Tế chánh tông, đệ tử tổ sư Nguyên Thiều-Thọ Tông: Minh Thiệt Pháp Toàn Chương Ấn Chơn Như Thị Đồng Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu Kỳ Quốc Tộ Địa Trường Đắc Chánh Lật Vi Tuyên Tổ Đạo Hạnh Giải Thông Giác Hoa Bồ Đề Thọ Sung Mãn Nhơn Thiên trụ. (8 câu, 40 chữ, tương ứng 40 thế hệ) 3. Thiền sư Thiệt Diệu-Liễu Quán (1667-1742) thế hệ thứ 35 Lâm Tế chánh tông ổ chùa Thiền Tông (Phú Xuân) biệt xuất một pháp phái: Thiệt Tố Đại Đạo Tánh Hải Thanh Trừng Tân Nguyên Quảng Nhuận Đức Bổn Từ Phong Giới Định Phước Huệ Thể Dụng Viên Thiông Vĩnh Siêu Trí Quả Mật Khế Thành Công Truyền Trì Diệu Lý Diễn Xướng Chánh Tông Hạnh Giải Tương Ứng Đạt Ngộ Chân Không (12 câu, 48 chữ, tương ứng 48 thế hệ) Tài liệu tham khảo: +Pháp quyển các pháp phái Thiên Đồng, Bửu Lâm, Chúc Thánh, Thiền Tông. +Long vị thờ các vị tổ sư Lâm Tế chánh tông. |
Cập nhật ( 16/12/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com