Các bài kệ phú pháp truyền đăng của Tổ đình Từ Hiếu qua nhiều thế hệTổ Sư Nhất Định, khai sơn Tổ đình Từ Hiếu, đã phú pháp cho mười lăm vị đệ tử xuất gia của Ngài. Vị Đại sư được phú pháp đầu tiên là Tổ Hải Chiếu, pháp tự là Đoan Trang. Trong bài kệ phú pháp này, Tổ Nhất Định có sử dụng danh từ truyền đăng. Câu thứ tư của bài kệ là “nhất đăng truyền chiếu bách thiên đăng” có nghĩa là một cây đèn truyền xuống sẽ trở thành trăm ngàn cây đèn. Vì vậy, phú pháp (trao gửi pháp) cũng là truyền đăng (trao truyền đèn). Và người nhận pháp được gọi là đắc pháp, hoặc người nối pháp (pháp tự). Sau Tổ Nhất Định, các Tổ khác cũng sử dụng danh từ truyền đăng. Tổ Hải Thiệu trong bài kệ phú pháp trao cho Tổ Thanh Đăng cũng nói “truyền đăng phụng tổ tông” nghĩa là trao truyền ngọn đèn chánh pháp là để phụng sự tổ tiên và tông phái. Trong bài kệ phú pháp trao cho Tổ Thanh Tịnh cũng có câu “tục diệm truyền phú chúc, minh đăng phụng tổ tông” nghĩa là "ngọn lửa được trao gửi lại, làm cho cây đèn sáng lên mà phụng sự chư tổ và tông môn" . Trong bài kệ phú pháp trao cho Tổ Thanh Bản, cũng có câu “chân đăng kim phú nhữ, hồi quang vạn pháp linh”, nghĩa là "ngọn đèn chân lý bây giờ trao lại cho thầy, đem ánh sáng soi trở lại sẽ thấy vạn pháp đều linh ứng". Tổ Hải Thiệu đã truyền đăng cho 30 vị. Tổ Tuệ Minh đã truyền đăng cho 11 vị, trong đó có Tổ Thanh Quý. Trong bài phú pháp mà Tổ Thanh Quý trao cho Thiền sư Nhất Hạnh cũng có câu “tâm đăng nhược chiếu kỳ nguyên thể, diệu pháp đông tây khả tự thành” có nghĩa là "nếu đem được ánh sáng của ngọn đèn tâm mà chiếu vào bản tính uyên nguyên, thì sự trao truyền giáo pháp mầu nhiệm sẽ được thành tựu ở cả đông phương và tây phương". Tại Mai Thôn Đạo Tràng, phó pháp truyền đăng là một, và để cho cụ thể, các vị giáo thọ đắc pháp đều được nhận một cây đèn trong lễ đắc pháp. Vì vậy ta đã quen nghe danh từ "truyền đăng đắc pháp". Đây là những bài kệ phú pháp của Sư tổ Tánh Thiên Nhất Định trao cho các vị Đại sư được đắc pháp với Ngài 1. Trao cho Đại sư Hải Chiếu, pháp tự Đoan Trang: Đoan trang học địa tịnh đồng băng 2. Trao cho Đại sư Hải Trạch, pháp tự Thiều Hoa: Thiều hoa chính phát sắc phương hưng 3. Trao cho Đại sư Hải Thuận, pháp tự Lương Duyên: (Trụ trì chùa Báo Quốc) Lương duyên hội ngộ giới châm đầu 4. Trao cho Đại sư Hải Phong, pháp tự Vĩnh Mậu: Vĩnh mậu sum la vạn cổ hằng 5. Trao cho Đại sư Hải Trường, pháp tự Pháp Lữ: Pháp lữ đồng vi xứ xứ hoan 6. Trao cho Đại sư Hải Hồng, pháp tự Giác Mãn: Giác mãn công viên đức hạnh toàn 7. Trao cho Đại sư Hải Trạm, pháp tự Diên Miên: Diên miên tổ đạo trấn gia phong 8. Trao cho Đại sư Hải Tuệ, pháp tự Phúc Ẩn: (Trú trì chùa Linh Hựu) Phúc ẩn do như ngọc uẩn vi 9. Trao cho Đại sư Hải Hoạt, pháp tự Trừng Thanh: Trừng thanh tính hải khí an nhiên 10. Trao cho Đại sư Hải Hoa, pháp tự Phát Đạt: Phát đạt thiền cơ đại đạo hành 11. Trao cho Đại sư Hải Ngộ, pháp tự Tâm Thành: Vạn linh chỉ tại nhất tâm thành 12. Trao cho Đại sư Hải Nhu, pháp tự Tín Nhiệm: (Tăng cang chùa Linh Mụ) Tín nhiệm vô nghi pháp tự thành 13. Trao cho Đại sư Hải Bạch, pháp tự Thanh Huyền: Thanh huyền trạm trạm tịch hư linh 14. Trao cho Đại sư Hải Nguyệt, pháp tự Trí Viên: Trí viên nguyệt mãn lưỡng đồng viên 15. Trao cho Đại sư Hải Thiệu, pháp tự Cương Kỷ: (Trú trì chùa Từ Hiếu) Cương kỷ kinh quyền bất chấp phương Bị chú: Sư tổ Nhất Định có 41 vị đệ tử xuất gia, vị thứ hai pháp danh Hải Đức, pháp tự Trinh Tường, sau này được đắc pháp truyền đăng với Tổ Bản Giác, chùa Linh Mụ với pháp danh mới là Liễu Tâm và pháp tự mới Viên Cơ. Đây là bài kệ phó pháp do Tổ Bản Giác trao cho Tổ Hải Đức: Pháp pháp chân như pháp |
Cập nhật ( 01/07/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com