BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU PHẬT GIÁO TÂY THIÊN QUA NHỮNG VĂN TỰ CỔ * Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc 1. Vài nét về linh sơn Tam Đảo Dãy Tam Đảo chạy dài 30km trên đất Vĩnh Phúc, bắt đầu từ xã Đạo Trù (huyện Lập Thạch), tới xã Lan Đình, Sơn Đình, Tam Quan (huyện Tam Dương) thì đột khởi thành ba ngọn núi cao, phủ đầy mây trắng là Phù Nghì (1.250m), Thạch Bàn (1.420m) và Thiên Thị (1.585m), rồi xuôi dần xuống xã Ngọc Thanh (huyện Mê Linh). Về phía đông bắc, Tam Đảo nằm ở các xã Kỳ Phú, Huân
2. Phật giáo ở Tây Thiên – Tam Đảo Năm Mậu Ngọ, niên hiệu Vĩnh Bình thứ nhất đời Đông Hán (58 Dương lịch), các vị cao tăng đạo hạnh người Thiên Trúc (ấn Độ) như Khang Cư (Sogdiane) và Nguyệt Thị (Indoscythe) thuộc phái Thiền Tông, không quản xa xôi, khó nhọc, đã tìm đến Tam Đảo. Nhiều vị tỳ kheo đã lưu lại Giao Chỉ đến tận năm ất Hợi, niên hiệu Vĩnh Bình thứ 18 đời Đông Hán (75 Dương lịch) để thiết lập chùa chiền và truyền bá Phật pháp. Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng 15 năm, nhiều tăng đồ Thiền Tông từ ấn độ vào Giao Chỉ, tìm đến các vùng núi u tịch, nhưng không quá hiểm trở và xa đường giao thông để thiền tọa, trong đó có vùng núi Tam Đảo. Đến thế kỷ VI, xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc. Xu hướng của các vị cao tăng là chọn những miền thanh sơnX, thảo dã, tùng trúc lâm tuyền để tu hành. Điều đó, đến thời nhà Trần, đã được Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ (Trần Nhân Tông, 1258 – 1308), khi đăng sơn Yên Tử đã viết thành thơ như sau: Địa tịch đãi dũ cổ Thì lại xuân vị thâm Vân Sơn tương viễn cận Hoa kính bán tình âm. Tạm dịch: Đài ở chỗ hẻo lánh càng có vẻ cổ kính Thời đến mùa xuân chưa muộn Núi phủ mây, ngọn như gần, ngọn như xa Đường đầy hoa, nửa thì râm, nửa thì nắng. Hay như Trúc Lâm Đệ Tam Tổ Huyền Quang (Lý Đạo Tái, 1254 – 1334), cũng như Đệ Nhất Tổ, thì miêu tả: An bức thanh tiêu lãnh Môn khai vân thượng tằng Trúc lâm đa túc điểu Quá bán bạn nhân tăng. Tạm dịch: ở sát trời xanh, am nhỏ lạnh lẽo Cửa am mở trên tầng mây cao Rừng trúc có nhiều chim đậu Quá nửa làm bạn với nhà sư. Nhà thơ nổi tiếng Cao Bá Quát, hiệu Chu Thần (1808 – 1855), đã từng làm một bài thơ dài tám khổ, 224 chữ, nói về Tây Thiên – Tam Đảo, trong đó có nhiều câu khắc họa tài tình: Địa khống tam biên, hoành nhất đắc Sơn liên thất huyện uất thiên bàn. Tạm dịch: Đất trống ba bề, một dải chạy ngang Núi nối liền bảy huyện, cảnh trời bày ra khuất khúc. Hoặc: Độc cao phong bán thị Tây Thiên. Tạm dịch: Suối chín khúc từ trăm khe núi đổ về Lưng chừng ngọn núi cao nhất là chùa Tây Thiên. Pháp Loa (Đồng Kiên Cương) – Đệ Nhị Tổ Trúc Lâm đã viết cuốn “Đoạn Sách Lục” đặt nền móng cho cuốn “Tam Tổ Thực Lục”. Cuốn sách có một chương ghi niên phả, và một chương “Thiền Đạo Yếu Lược” tóm tắt cương lĩnh của đạo Phật, viết vào năm Đại Trị Nhâm Dần 1362, đời vua Trần Dụ Tông. Căn cứ vào đó, Pháp sư Tịnh Không đã miêu tả Trúc Lâm Thiền viện như sau: “… ở tầng trệt có chỗ giảng kinh, tụng kinh, có chỗ kinh hành, tư duy, tọa thiền… Tịnh xá, giảng đường, cho đến cung điện, lan can, cũng đều do bẩy báu vật trang trí. Lại có cả Bạch Ngọc Ma Ni làm thành anh lạc, treo đan chen như mắt võng, phản chiếu vào nhau óng ánh, tạo ra ánh sáng huyền diệu. Cung điện của Bồ Tát cũng giống như nơi Phật ở, biểu thị tính bình đẳng của pháp giới Tây Phương cực lạc…”. (Vô Hướng Thọ Kinh). Và nếu chỉ căn cứ vào một số nhà sư của thời Lý vừa nhắc trên, chúng ta cũng có thể nghĩ đến một mối liên hệ giữa vùng Phật giáo Tây Thiên với vùng Phật giáo Yên Tử vào thời nhà Trần. Một số chứng tích khảo cổ học đã phát hiện vừa qua cho phép chúng ta một liên tưởng có thực như thế (1). Trên nền móng những ngôi chùa cổ ở khu vực Tây Thiên bị thời gian và giặc Minh tàn phá, về sau này, các vua nhà Lê, nhà Mạc, nhà Nguyễn đã cho hưng công lại. Bởi thế, ở các sườn núi Tam Đảo ngày nay còn tồn tại nhiều ngôi chùa, hoặc vết tích những nơi thờ Phật như: chùa Tây Thiên, chùa Phù Nghì, chùa Thiên ân, chùa Chân Tiên, chùa Đồng Cổ, am Vân Tiêu, am Lưỡng Phong, am Song Tuyền… Những ngôi chùa ấy, theo truyền thuyết, đều đã có từ thời Hùng Vương. Theo lệnh của Minh Thành Tổ Chu Lệ, nhiều di tích và hiện vật văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng ở nước ta, trong đó có các di tích ở Tây Thiên, bị phá hủy. Nhưng cho đến nay, rất may mắn, ở khu vực Tây Thiên vẫn tồn tại hai tấm bia, mộ chí của “Võng Sơn Thiền Sư” và “Cúc Khê Thiền Sư”, cùng với tấm bia có khắc chữ “Giác Linh Ngã”. Phải chăng “Võng Sơn” là núi “bập bềnh” như tấm lưới, do dây leo rừng đan dệt? Còn “Cúc Khê” là khe suối có cúc vàng mọc? Hai hiện tượng này biểu hiện có thật ở Tam Đảo, dân gian gọi là núi “Rùng Rình”, và hoa cúc “khuy áo”, dùng thay chè để nhà sư pha nước uống. Có lẽ, hai vị thiền sư thuộc Thiền Tông Tây Thiên khi xưa đã lấy những tên gọi đó làm pháp danh cho mình. Ở đền Thõng còn tấm bia bốn cạnh dựng vào năm Bảo Thái thứ 5 đời vua Lê Dụ Tông (1723), mặt đông khắc 4 chữ “Tam Đảo linh sơn”, bên dưới là một bài minh văn khá dài. Chúng tôi tạm dịch một số đoạn như sau: Xưa, nơi đây lụp xụp, chật hẹp. Nay, theo cùng người trước mà làm nên bộ mặt uy nghiêm, đèn hương thắp khắp chốn xa gần, tiến lên nối tiếp mở mang rộng mãi. Nhờ có uy phúc lớn, thấu suốt lòng người, phổ độ duyên lành, cầu gì được nấy, càng nâng cao giá trị thiêng liêng, xứng danh cõi trời bậc nhất… Chỉ có Tây Thiên giữ được gốc tích danh lam. Nhờ đó, được mọi người quý mến, mong mỏi tu tạo…”. Tại quần thể di tích danh thắng Tây Thiên còn lại một chiếc khánh bằng kim loại, rộng 1,2m, cao 0,80m, gãy mất một phần chỗ để treo, hiện đặt ở phòng khách của Ban Quản lý Di tích Danh thắng Tây Thiên. Mặt trước khánh có ba chữ “Tam Đảo Sơn”, mặt sau ghi niên đại, nhưng không có triều đại: “Nhị niên kế chính nguyệt, thập tam nhật, An Nam quốc, Sơn Tây xứ, Đoan Hùng phủ, Tam Dương huyện, Sơn Đình xã, cập các xã hưng công hội chủ công đức sở hữu…” (Ngày 13 tháng Giêng, năm thứ hai, xã Sơn Đình, huyện Tam Dương, phủ Đoan Hùng, xứ Sơn Tây, nước An Nam, hội chủ ở các xã cùng góp sức hưng công…). Chúng tôi cho rằng, chiếc khánh này được đúc vào năm thứ hai niên hiệu Cảnh Thịnh, đời vua Tây Sơn Nguyễn Quang Toản (1774). Bởi vì, lúc đó có thể các hội chủ e ngại sự trả thù của vua Gia Long đối với nhà Tây Sơn, nên không dám khắc rõ niên đại triều đại này. Một hiện vật nữa là chiếc chuông đồng nặng 700kg, vai chuông có bốn chữ “Phù Nghi Tự Chung”, treo ở chùa Thiên ân, cạnh đền Thõng. Phần dưới chuông có dòng lạc khoản: “Hoàng Triều Thiệu Trị vạn vạn niên chi nhị, Nhâm Dần trọng hạ, chung hoàn cẩn cách, hữu Thường Tín phủ, Thanh Trì huyện, Kim Đường xã, Nguyễn Tú Tài soạn”. Tạm dịch: Năm thứ hai, triều vua Triệu Trị, tháng Năm mùa hạ Nhâm Dần, hoàn thành việc đúc chuông. Tú tài họ Nguyễn ở xã Kim Đường, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, soạn bài này. Trên vách đá bên bờ suối “Bát Nhã” cạnh chùa Gốc Gạo, trong diện tích 3, 2m x 3m có ba chữ “Bát Nhã Tuyền” dịch từ chữ Prajn tiếng Phạn, nghĩa là Trí Tuệ, cùng với 170 chữ Hán cỡ lớn nói về vẻ đẹp và việc gột rửa bụi trần, tuân theo Thiền pháp, do quan Tư Khấu Lê Khắc Phục triều Lê khắc năm 1450. |
Cập nhật ( 17/01/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com