BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU CHỮ NÔM TRONG CÁC BẢN VĂN KHẮC THỜI LÝ – TRẦN * Trần Thị Giáng Hoa I. VĂN KHẮC THỜI LÝ – TRẦN VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Văn khắc Hán Nôm là loại hình văn bản khắc chữ Hán chữ Nôm, trên một số vật liệu như đá, đồng, gỗ. Do có đặc tính bền vững, ít bị phá hủy bởi tác động của thiên nhiên và thời gian nên văn khắc có thể lưu giữa nhiều tư liệu vô cùng quý giá. Chúng ta có thể khai thác từ đó những giá trị về mặt kinh tế, văn hóa, tôn giáo, chế độ chính trị, pháp luật, ngôn ngữ, văn tự v.v… Đối với thời điểm xuất hiện văn khắc Hán Nôm, cho đến nay mới chỉ biết đến bản văn khắc có niên đại sớm nhất là Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn (năm 618). Sau đó một thời gian dài kể đến hàng vài trăm năm, khi đất nước giành độc lập, văn khắc Hán Nôm mới xuất hiện rất phong phú cả về số lượng lẫn chất lượng.
Thời Lý – Trần là giai đoạn rực rỡ trong lịch sử đất nước, nó đánh dấu những mốc son vô cùng quan trọng của một dân tộc anh hùng. Từ đây, người Việt Đối với văn bản văn khắc giai đoạn này, từ những năm 70 của thế kỷ XX trở về trước chúng ta chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống. Cho đến những năm 70 của thế kỷ XX, Viện Văn học có thực hiện công trình Thơ văn Lý – Trần. Trong hoàn cảnh bấy giờ, bộ sách này giới thiệu khá đầy đủ những tác gia văn học thời kỳ Lý – Trần và tác phẩm của họ, trong đó có mảng văn khắc. Năm 2002, Viện Nghiên cứu Hán Nôm hợp tác với Trường Viễn đông Bác cổ (Pháp) và trường Đại học Trung Chính (Đài Loan) xuất bản bộ Văn khắc Hán Nôm Việt Nam gồm 2 tập, giới thiệu tất cả 71 bài văn khắc Hán Nôm, trong đó có 10 bài ghi niên đại từ thời Bắc thuộc đến trước thời Lý. Từ thực tế và gợi ý của những người đi trước, trong bài viết này chúng tôi mạnh dạn giới thiệu một số mã chữ Nôm được sử dụng trên chất liệu văn khắc, với hy vọng phần nào giúp những người quan tâm đến lĩnh vực này có được một số tư liệu nhất định. Trong số hai tập của bộ Văn khắc Hán Nôm Việt Nam kể trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thấy có 28 văn bản xuất hiện những mã chữ Nôm. Dưới đây xin sắp xếp những văn bản đó theo trình tự thời gian. Tuy đã cố gắng nhưng một số văn bản khó có thể xác định niên đại, nên chúng tôi tạm thời xếp sau cùng. Danh sách bia, chuông đã khảo sát chữ Nôm trong văn khắc Lý – Trần: 1. Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh: tác giả là Công Diễm, soạn năm Đại Khánh thứ 4 (1113), Kí hiệu thác bản tại Kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm: 30279 – 30281. Dưới đây chúng tôi để ký hiệu thác bản vào trong ngoặc đơn. 2. Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi: tác giả là Nguyễn Công Bật, soạn năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121), (32724 – 32725). 3. Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh: không ghi rõ tên người soạn, nhưng theo học giả Hoàng Xuân Hãn, tác giả có thể là Hải Chiếu đại sư Thích Pháp Bảo, dựng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 5 (1125). Bài văn bia này đã được khắc lại vào năm Bảo Thái thứ 7 (1726), (20957). 4. Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi minh: tác giả là Hải Chiếu đại sư, soạn Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7 (1126), (20954- 20955). 5. Cự Việt quốc Thái úy Lý công thạch bi tịnh tự: Không ghi rõ tên người soạn, thông qua nội dung đoán định niên đại ra đời của văn bia khoảng năm 1159. Nay bia và thác bản không còn, bài văn bia này do Hoàng Xuân Hãn chép lại. 6. Phụng Thánh phu nhân Lê thị mộ chí: (không ghi rõ người soạn không ghi rõ niên đại ra đời, nhưng căn cứ vào nội dung, văn bia này ra đời không lâu sau năm Chính Long Bảo ứng thứ 11 (1174). Bia có khả năng được người đời sau khắc lại, (10755, 10761). 7. Báo Ân thiền tự bi kí: tác giả là Ngụy Tự Hiền, soạn năm Trị Bình Long ứng thứ 5 (1210), (4102 – 4103). 8. Chúc Thánh Báo Ân tự bi: tác giả là Đỗ Thế Diên, dựa vào nội dung đoán định niên đại ra đời của văn bia vào khoảng năm 1185 – 1214. Bài văn bia đã được khắc lại, (30285 – 30287). 9. A Nậu tự tam bảo điền bi : Không rõ tác giả, soạn năm Thiệu Long Mậu Ngọ (1258). Có ý kiến cho rằng bia này thuộc thời Lê về sau, (5766). 10. Đa Bối đồng mộc bài : Không rõ tác giả, soạn năm Thiệu Long thứ 12 (1269). Hiện được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt 11. Sùng Hưng tự điền bi: Không rõ tác giả, chỉ biết soạn năm Hưng Long thứ 1 (1293). Hiện để tại chùa xã Liêu, huyện Mỹ Lộc, tỉnh 12. Sùng Quang tự chung: tác giả là Đặng Lân Chủng, soạn năm Đại Khánh thứ 7 (1320). Quả chuông hiện nay chưa tìm thấy nhưng bài minh được chép trong Kim văn loại tụ kí hiệu A.1059. 13. Đại Bi Diên Minh tự bi: tác giả là Sa Môn Sùng Nhân, văn bia ghi lại sự kiện trùng tu chùa năm Khai Thái thứ 4 (1327), (5309 – 5312). Ngoài ra bài văn bia này còn được chép trong sách Kim văn loại tụ kí hiệu: A.1059/2. 14. Sùng Thiên tự bi : không rõ tên tác giả, soạn năm Khai Hựu thứ 3 (1331), hiện để tại chùa Sùng Thiên, thôn Thị Đức, xã Nhật Tân, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Dương. 15. Hưng Phúc tự ma nhai : Không ghi rõ tác giả, soạn năm Thiệu Phong thứ 17 (1357), (19162). 16. Từ Am bi kí : Không ghi rõ tác giả, soạn năm Đại Trị thứ 1 (1358). Bia đã bị vỡ, ngờ rằng đã được người đời sau khắc lại, (25883). 17. Thắng Nghiệp luật tự thạch trụ : Không rõ tác giả, soạn năm Đại Trị thứ 3 (1360). Bia để ở cánh đồng gần chùa làng Dư Dụ, xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Tấm bia này có thể đã được người đời sau khắc lại. 18. Thanh Mai Viên Thông tháp bi : tác giả là Huyền Quang, soạn năm Đại Trị thứ 5 (1362). Dựng tại chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. 19. Sùng Khánh tự bi : tác giả là Tạ Thúc Ngao, soạn năm Đại Trị thứ 10 (1367), (30274). 20. Ngô gia thị bi : Không rõ tác giả, không ghi rõ niên đại nhưng dựa vào nội dung đoán định thời gian dựng khoảng từ 1366 – 1395. (39706 – 39709). 21. Sùng Nghiêm tự bi : tác giả là Phạm Sư Mạnh, soạn năm Thiệu Khánh thứ 3 (1372), (20965). 22. Quế Dương thôn Đại Bi tự Phật bàn : Không ghi rõ tác giả, soạn năm Long Khánh thứ 2 (1374). Hiện để tại chùa thôn Quế Dương, xã Cát Quế huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. 23. Ngọc Đình xã bi : Không rõ tác giả, soạn năm Long Khánh thứ 3 (1375), (19581 – 19584). 24. Phúc Minh tự bi : tác giả là Đỗ Nguyên Chương, khắc lần đầu năm (1377). Hiện để tại chùa Phúc Minh thôn Yên Để, xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. 25. Chân Nguyên tự Phật bàn : Không rõ tác giả, soạn năm Quang Thái thứ 3 (1379). Hiện để tại chùa Chân Nguyên, thôn Viên Ngoại, xã Viên An, huyện ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. 26. Bối Khê thôn Đại Bi tự Phật bàn : Không ghi rõ tác giả, soạn năm Xương Phù 6 (1382), (5662 – 25663). 27. Vân Bản tự chung : Không rõ tác giả, chưa xác định chính xác niên đại nhưng dựa vào một số cứ liệu, bài văn chuông này có lẽ được soạn vào cuối triều Trần. Năm 1958, ngư dân vớt được ở bãi biển Đồ Sơn, nay được lưu giữ tại Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam. 28. Thiên Liêu sơn tam bảo địa: Không ghi tên tác giả, chưa xác định chính xác niên đại, nhưng theo nội dung có thể biết đây là văn bia thời Trần. Phát hiện trên núi Thiên Liêu xã Yên Đức, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. II. CHỮ NÔM TRÊN VĂN KHẮC LÝ – TRẦN Với 28 thác bản văn khắc nói trên, chúng tôi đã khảo sát thấy có những mã chữ Nôm, và chữ Hán ghi tiếng Việt thời kỳ này. Dưới đây sẽ sắp xếp theo thứ tự a, b, c:
|