Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, 1 Tháng Mười, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT VĂN BẢN CÁC SẮC THẦN Ở VIỆT NAM

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT VĂN BẢN CÁC SẮC THẦN Ở VIỆT NAM

* Trần Văn Chánh

I. Sơ lược tục thờ thần ở Việt Nam

Ở Việt Nam, theo truyền thống, mỗi làng xã lớn nhỏ đều có ngôi đình thờ thần Thành hoàng và các Phúc thần. Thành hoàng là vị thần cai quản trong khu vực khung thành (thành là thành quách, thành lũy, hoàng là hào lũy), còn Phúc thần là những nhân thần, lúc sinh tiền là một danh nhân có công với dân tộc hoặc một địa phương. Phúc thần được chia ra làm ba đẳng cấp :

– Thượng đẳng thần , có thể là những vị thần có nhiều sự linh ứng như : Liễu Hạnh, Phù Đổng Thiên Vương… hoặc những nhân thần có công giữ nước như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo.

– Trung đẳng thần, do dân làng thờ từ lâu đời, biết tên họ nhưng không rõ công trạng, chức tước, hoặc những vị từng được tín ngưỡng qua những dịp cầu đảo (như cầu mưa, cầu chấm dứt dịch bệnh)

– Hạ đẳng thần, do dân thờ cúng từ lâu, được triều đình ban sắc theo ý dân đạo đạt lên nhưng lý lịch thường chưa rõ.

Thượng đẳng thần và Trung đẳng thần được ghi vào Tự điển của triều đình, phải cúng tế theo quy chế ấn định. Nói như cụ Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục thì “dân Việt Nam tin rằng đất có Thổ công, sông có Hà bá, cảnh thổ nào phải có Thành hoàng ấy, vậy phải thờ để thần ủng hộ cho dân, vì thế mỗi ngày việc sự thần một thịnh”.

Đình thần là biểu tượng cơ bản của văn hóa làng xã Việt Nam, đồng thời cũng là cơ sở tín ngưỡng có tính chất dân gian truyền thống, đã tồn tại và phát triển mãi cho tới ngày nay. ngoài ý nghĩa thuộc về tín ngưỡng, đình còn được coi là ngôi nhà công cộng của làng, là nơi hội họp, lễ lạt và vui chơi của công chúng. Nhiều người đi tha phương cầu thực, hàng năm nếu có điều kiện củng cố về thăm quê trong dịp lễ cúng đình, bởi họ khó quên được cái hình ảnh “giếng nước, đình làng” ở nơi chôn nhau cắt rún.

II. Sắc thần :

Sắc 敕là văn bản của vua chúa phong thưởng cho thần dân hoặc bách thần. Việc thần Thành hoàng được vua phong sắc có ý nghĩa rất quan trọng, vì đó là sự công nhận chính thức của người đứng đầu Nhà nước phong kiến về sự hợp pháp của làng. Thông thường thì việc lập đình và thờ cúng cũng được thực hiện trước rồi sắc mới đến sau một thời gian khá lâu, do đề nghị của dân lên các quan địa phương để những vị này đạo đạt lên triều đình. Trong thời gian chưa được ban sắc, dân chúng vẫn cúng tế, gọi là “thờ vọng” theo nghĩa sắc sớm muộn gì cũng đến.

Sắc thần của vua ban được coi là bảo vật nên thường phải có chổ cất riêng để bảo quản cho chắc chắn, tránh nạn mất cắp hoặc phá phách. Sắc thường để ở nhà việc, nơi được canh gác cẩn thận hoặc giao cho một người có uy tín giữ (như vị Hương cả trong làng), cũng có khi cử riêng một vị Thủ sắc để giữ. Có nơi sắc được để trong miếu, còn gọi là nghè. Đến ngày tế lễ, thường vào dịp Kỳ yên (trong tháng Giêng âm lịch), dân chúng trong làng tổ chức long trọng lễ Sắc thần để đưa sắc từ nơi cất giữ về đình cử hành tế lễ, gọi là lễ thỉnh sắc. Sắc thần được để tại đình trong suốt ba ngày tế lễ, đến chiều ngày thứ ba mới đưa sắc trả lại nơi cất giữ, gọi là hồi sắc.

III. Hình thức và nội dung sắc thần

A. Hình thức và nội dung tổng quát của sắc thần

Tất cả các sắc thần đều được viết bằng chữ Nho, thể chữ chân phương rõ và đẹp trên tấm lụa hình chữ nhật khổ khoảng 6 tất x 12 tấc có thếp vàng và trang trí hoa văn hình rồng, mâu biểu tượng cho thiên tử.

Bên phải tờ sắc là phần nội dung chính của sắc thần, dài khoảng 70 đến 100 chữ; thỉnh thoảng mới có những tờ sắc dài hơn 100 chữ, do phải liệt kê nhiều tên thần và các danh hiệu truy tặng.

Khởi đầu bài sắc luôn là chữ Sắc 敕 (có nghĩa là mệnh lệnh, chiếu thư hay chỉ dụ của Hoàng đế), rồi đến tên tỉnh, huyện, xã, thôn nơi có thờ thần. Kế tiếp là thừa nhận vị thần đang nói (trong bài sắc) từ lâu đã từng tỏ rõ linh ứng nhưng chưa được phong tặng, nay mới phong rõ cho thần mỹ hiệu là thần gì, đẳng cấp ra sao và cho dân sở tại được tiếp tục thờ tự như cũ để thần phù hộ cho dân của nhà vua.

Tựu trung, sắc thần là văn bản chính thức của vua ban để thừa nhận và phong tặng hoặc truy tặng thêm danh hiệu cho một hay nhiều vị thần được dân chúng địa phương đang thờ phượng và tín ngưỡng.

Cuối nội dung bài sắc luôn luôn có hai chữ Khâm tai  欽哉 (Kính vậy thay) rồi đến niên hiệu, ngày tháng phong sắc; các số ghi ngày tháng luôn luôn được viết theo lối chữ kép, như Thập nhất nguyệt, thập bát nhật thì viết là 拾壹月拾捌日(chứ không ghi theo lối chữ đơn thông thường : 十一月十八日)

Chỗ dòng chữ ghi niên hiệu, ngày tháng, có đóng đè lên một con dấu son vuông lớn.

Nơi cuối cùng, bên trái, thỉnh thoảng có tờ sắc có ghi thêm nơi sao lục như Bắc Kỳ Kinh lược nha phụng lục, Hà Nam tỉnh phụng sao… Trên những dòng đó cũng có đóng dấu vuông của cơ quan đã sao lục.

b. Phân tích văn bản sắc thần

Sắc thần ở Việt Nam còn tìm được phần lớn là do các vua triều Nguyễn phong ban (họa hoằn lắm mới thấy có những sắc thần vào cuối triều Lê). Chỉ tính riêng trong năm Tự Đức thứ 5 (1852), nhà vua đã ban cấp một loạt đến 13.069 sắc thần cho cả nước.

Khảo sát trên 150  sắc thần mà hiện chúng tôi đã sưu tầm và giữ được (phần lớn của các tỉnh miền Bắc), cho thấy văn bản các bài sắc đều có một định thức tương đối thống nhất về hành văn, câu chữ và cách dùng từ. Nhìn chung, các sắc thần cũng hơi giống như tấm bằng danh dự mà Nhà nước tặng cho những người có công, khác nhau chủ yếu ở tên các địa phương và tên thần, phần còn lại là những câu chữ viết theo định thức của lối công văn thời xưa mà việc phân tích những câu chữ này sẽ giúp chúng ta ngày nay đọc hiểu và dịch đúng các sắc thần, trên cơ sở đó hiểu tường tận hơn tục thờ thần, cũng như quan điểm của các vua chúa phong kiến và của nhân dân đối với tục lệ thờ phượng truyền thống rất quan trọng này.

Để tiện việc phân tích, chúng tôi xin ghi ra nội dung một bản sắc thần tiêu biểu, tương đối ngắn gọn, do vua Thành Thái (1889 – 1907) ban cho xã Lỗ Hà, huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nội trong niên hiệu Thành Thái nguyên niên (1889).

Phiên âm

Sắc Hà Nội tỉnh, Nam Xương huyện, Lỗ Hà xã phụng sự Trang Chính Tĩnh Đức Thành Hoàng Trang Hiến chi thần hộ quốc tí dân nhẫm trứ linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong. Tứ kim phi thừa cảnh mệnh miễn niệm thân hưu, trứ phong vi Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng chi thần, chuẩn y cựu phụng sự. Thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai.

Thành Thái nguyên niên, thập nhất nguyệt, thập bát nhật.

Bắc Kỳ Kinh lược nha phụng lục.

Hà Năm tỉnh phụng sao.

Dựa vào bản cụ thể trên đây, chúng ta lọc ra và tìm hiểu ý nghĩa của một số từ và cụm từ mà hầu như văn bản sắc thần nào cũng lặp đi lặp lại.

1. Sắc 敕 : Nguyên có nghĩa là mệnh lệnh, chỉ dụ hay chiếu thư của hoàng đế. Ở đây được dùng như động từ với nghĩa “sắc cho, sắc phong cho, lệnh cho”.

2. Phụng sự 奉事 : Thờ, thờ phượng.

3. Trang Chính Tĩnh Đức Thành Hoàng Trang hiến chi thần 莊正靜德城隍莊憲之神                    

   Thần Thành Hoàng Trang Hiến với các mỹ hiệu Trang Chính, Tĩnh Đức.

4. Hộ quốc tí dân nhẫm trứ linh ứng 護國庇民稔著靈應 : Giúp nước phòng dân từ lâu đã tỏ rõ linh ứng.

5. Hướng lai vị hữu dự phong  向來未有預封 : trước nay chưa từng được phong.

6. Tứ kim phi thừa cảnh mệnh miễn niệm thần hưu :

– Tứ kim phi thừa cảnh mệnh 肆今丕乘耿命 : Vậy nay ừa vân theo mệnh sáng (ý nói là thiên tử được lên ngôi thay trời trị dân; chữ phi 丕  là trợ từ vô nghĩa).

– Miễn niệm thần hưu 緬念神庥 : Triền miên nghĩ đến sự tốt lành của thần (nghĩa là luôn nghĩ đến ơn thần).

7. Trứ phong vi Đoan Túc Dự Bảo Trung Hưng chi thần 著封為端肅翊保中興之神 : Phong rõ làm (ý nói chính thức phong) thần Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng (đây là các mỹ hiệu của thần).

8. Chuẩn y cựu phụng sự 準依舊奉事  : cho phép thờ phượng như cũ.

9. Thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân 神相侑保我藜民 Thần hãy phù hợp và bảo vệ cho dân đen của ta (chữ kỳ 其 là một trợ từ biểu thị ý khuyến lệnh, cầu khiến).

10. Khâm tai 欽哉 : Kính vậy thay !

11. Thành Thái Nguyên niên, thập nhất nguyệt, thập bát nhật :

成泰元年拾壹月拾捌日Niên hiệu Thành Thái năm đầu, tháng 11, ngày 18.

Mười một từ và cụm từ nêu trên có thể xem là những câu chữ có tính chất định thức của mọi sắc thần. Tuy nhiên cũng với những ý tương tự, từng sắc thần cụ thể có thể có những câu chữ hơi khác, nói chung đại đồng tiểu dị. Để thấy được điều này, chúng ta hãy so sánh theo bảng dưới đây.

Bảng so sánh đôi chỗ dị biệt trong câu chữ của các sắc thần

1. Sắc

Sắc chỉ

2. Phụng

Tòng tiền phụng sự, nguyên tặng (trước đây thờ phượng, nguyên đã tặng cho danh hiệu là . . .)

3. Hướng lai vị hữu dự phong

– Hướng lai vị mông ban cấp sắc văn (trước nay chưa từng được ban cấp sắc văn . . .)

– Tiết mông ban cấp sắc phong thần hứa phụng sự.

– Tiết kinh ban cấp sắc phong chuẩn kỳ phụng sự.

– Tiết mông ban cấp tặng sắc lưu tự (theo thứ bậc được ban cấp tặng sắc để giữ lại thờ)

4. Tứ kim phi thừa cảnh mệnh

– Tứ kim phi ứng cảnh mệnh.

– Kim phi ứng cảnh mệnh.

– Tứ kim chính trị trẫm tứ tuần đại khánh kiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật (có khi là “khâm phụng bảo chiếu” thay cho “kinh bản bảo chiếu”; cả đoạn có nghĩa là : Vậy nay nhằm dịp lễ mừng thọ tứ tuần của trẫm, ban chiếu đàm ân cho thăng trật trong thể)

5. Trừ phong vị

– Tặng vi (tặng cho làm . . .)

– Khả gia tặng (Đáng tặng thêm)

– Trừ gia tặng (Chính thức tặng thêm)

6. Chuẩn y cựu phụng sự

– Đặc chuẩn (y cựu) phụng sự.

– Những chuẩn (cai xã) y cựu phụng sự (vẫn cho xã ấy thờ phụng như cũ)

– Đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển (đặc biệt cho phép phụng thờ, để ghi nhớ ngày quốc khánh và ghi vào điển thờ)

7. Thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân

Thứ cơ thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân (Hy vọng thần sẽ phù hợp và bảo vệ cho dân đen của ta)

 

Nhờ phân tích và hiểu được ý nghĩa của từng câu chữ cơ bản trên cơ sở so sánh, đối chiếu hàng trăm văn bản khác nhau, chúng ta mới có thể đọc hiểu một cách chính xác những sắc thần còn nguyên vẹn, và có khả năng đón đọc được cả một số chữ bị rách mất trên các sắc thần khác đã quá cũ nát.

Do thiếu tư liệu nghiên cứu nên cũng dễ xảy ra những trường hợp chấm, phẩy không đúng loại văn bản vốn không dùng dấu ngắt câu như sắc thần, và do đó dẫn tới việc đọc sai, hiểu sai như trường hợp ở quyển Đình Nam Bộ – Tín ngưỡng và nghi lễ. Trái lại, một sự phân tích tỉ mỉ để hiểu đúng từng câu chữ trong các sắc thần còn giúp ta nắm vững thêm một số đặc điểm về hành văn và cách sử dụng từ ngữ của Hán văn Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

1. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Khai Trí, Sài Gòn 1973.

2. Sơn Nam, Đình Miễu và lễ hội dân gian, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1992.

3. Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, Hồ Tường. Đình Nam Bộ – Tín ngưỡng và nghi lễ. Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1993.

4. Các bản chính sắc thần (do Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Dân lập Hồng Bàng sưu tầm).

Cập nhật ( 09/08/2015 )

Related Posts

Lưu trữ

Bạc Liêu:[Phóng sự] Nhà An cư 24 – lan tỏa tâm từ mùa hiếu hạnh

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
14 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Các em thiếu nhi vui đón “Vầng trăng tuổi thơ” tại chùa Hải Triều Âm

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
23 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Rộn ràng “Đêm hội Trăng rằm” tại tịnh thất Pháp Quang

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
24 giờ trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Quan Âm “Vui hội Trăng rằm” cùng các cháu Trường Mầm non Sơn Ca 3 huyện Hoà Bình

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Quang cảnh chương trình toạ đàm
Lưu trữ

Bạc Liêu: Khoá tu một ngày an lạc và diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” năm 2023 tại chùa Vĩnh Thái An

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Next Post

DẠY VÀ HỌC MÔN VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Hiểu biết là con đường dẫn đến giải thoát

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Ban Trị sự Phật giáo huyện Phước Long phát 415 suất cơm chay

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
29/09/2023
0

Nhân dịp rằm tháng tám, tại Trụ sở BTS Phật giáo huyện Phước Long, Ban Trị sự huyện đã tổ...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

21/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu:[Phóng sự] Nhà An cư 24 – lan tỏa tâm từ mùa hiếu hạnh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khoá tu một ngày an lạc và diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” năm 2023 tại chùa Vĩnh Thái An

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Rộn ràng “Đêm hội Trăng rằm” tại tịnh thất Pháp Quang

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Các em thiếu nhi vui đón “Vầng trăng tuổi thơ” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thiền Trúc Lâm qua văn thơ chữ Hán (Thanh Từ)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 tuần trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

10/2023
CNT2T3T4T5T6T7
1
17/8
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/9
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
31
17
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 3
  • 84
  • 497
  • 324.740

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN