Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, 1 Tháng Mười, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Bức thư pháp (Hạnh Minh)

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

Bức thư pháp ‘Chiếu dời đô’ để đời

* Hạnh Minh

Gặp nhau trong Câu lạc bộ Thư hoạ Thăng Long, đam mê thư pháp, đồng tâm mong làm điều gì đó hướng về kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, những nhà thư pháp Hà Thành đã quyết định tái hiện Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của vua Lý Công Uẩn thành một công trình văn hoá để đời.

Hoài cổ đắc nhân tâm

Thư gác của ông Nguyễn Văn Bách, thành viên Câu lạc bộ Thư họa Thăng Long, nằm trong ngõ nhỏ thuộc phố Tràng Tiền (Hà Nội), có rất nhiều sách cổ, giấy và bút lông. Tại đây, thức dậy là ông luyện tay bằng bút, thư giãn cái đầu và chăm sóc trái tim bằng hứng thú văn chương cổ. Tuổi ngoài 80, ông viết thư pháp với nỗi niềm của một người ưa hoài cổ.

         Chữ của ông không ít người xin. Người đương chức thì thích “Quang minh, chính đại”. Người mê chơi chữ như một thú vui tao nhã thì xin cho những Tâm, Trí, Lễ, Nghĩa, Tín… hoặc đặt ông thảo luôn một thi phẩm nức tiếng từ cổ kim, đôi câu đối để trang trí trong nhà. Ông viết nhanh, và bộc bạch: “Cho chữ, tôi thích nhất là người có thái độ lễ phép với câu chữ của cha ông”.

Chữ của “vị trưởng lão này” từng có mặt ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ở nhiều cổ tự trong và ngoài địa bàn Hà Nội và đền Hùng trên đất Tổ (Phú Thọ)…Cách đây 20 năm (1980), ông đã viết thành công 1.351 chữ của Bình Ngô Đại cáo (Nguyễn Trãi) nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh Ức Trai “tâm thượng quang khuê tảo”. Nay, với tinh thần cá nhân “hào hứng toàn bộ, không nhất thời”, ông đã thảo đẹp 218 chữ trong Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn. Ông tâm sự: “Từ áng thiên cổ hùng văn đến Thiên đô chiếu, tôi viết với suy tư về sự hiện sinh lịch sử, lòng tự hào dân tộc, cảm khái trước tài thơ phú văn chương của cổ nhân đất Việt”.

Là người tạo tác cho linh hồn của bức thư pháp lịch sử, ông Bách đã cầm bút theo nguồn mạch của thể văn biền ngẫu của tác phẩm. Đã có lúc, ông ốm nhưng rồi gượng dậy, tiếp tục sống vui với chữ của Thiên đô chiếu.

 

Cuộc "trùng phùng" ý tưởng

          Nguyên bản của Chiếu dời đô khi trình bày thư pháp được lấy trong Đại Việt sử ký toàn thư. “Khi 218 chữ đã được ông Bách đưa đúng vào phép tắc để xứng là thư pháp thì chúng tôi mới trực tiếp gò đồng để mạ vàng từng chữ”, ông Nguyễn Thế Long, thành viên của Câu lạc bộ của Thư hoạ Thăng Long cho biết.

Bàn tay người nghệ nhân thuộc Hiệp hội các làng nghề Việt Nam này đã đem kỹ thuật của làng gò đồng Đại Bái (Gia Bình, Bắc Ninh) để trau chuốt, làm thăng hoa tác phẩm. Trong cuộc “trùng phùng” ý tưởng làm thư pháp cho Thiên đô chiếu, ông Long nói: “Tôi là một người say cái thế chữ uyển chuyển và chính xác của cụ Bách. Trong Thiên đô chiếu, tôi hoà nhập nhanh vào cái tinh thông phép tắc trên từng nét thư pháp”. Một người say chữ một người, vì thế Chiếu dời đô thực sự là một khối cộng hưởng về mặt trình bày ý tưởng.

Hoàn thành bức thư pháp khổ lớn này còn có sự góp công của một nhà điêu khắc tham gia thiết kế khung. Để có một khung gỗ chịu lực tốt, bền vững với thời gian, những người “chịu chơi” với Thiên đô chiếu đã chọn gỗ hương với đặc tính chắc, bền và đẹp để làm. Thêm nữa, loài gỗ quý của thiên nhiên nhiệt đới này còn gắn với tích xưa vua Quang Trung được thần núi báo mộng đẹp: trong núi có gỗ hương, lấy về mà làm vũ khí để đánh giặc giữ nước…

Vẻ đẹp của bức thư pháp không chỉ có ở thế chữ, chất liệu làm chữ mà còn thể hiện cách nghĩ của thời hội nhập. Đi kèm với nguyên bản còn có sự hiện diện của một bản phiên âm (đọc theo) chữ quốc ngữ, một bản dịch bằng Tiếng Việt, một bản dịch bằng Tiếng Anh. Một sự tiết lộ ấn tượng là: rất có thể Thiên đô chiếu sẽ được rước từ đất cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) ra kinh đô Thăng Long (Hà Nội) trong dịp đại lễ.

Cập nhật ( 02/08/2010 )

Related Posts

Lưu trữ

Bạc Liêu:[Phóng sự] Nhà An cư 24 – lan tỏa tâm từ mùa hiếu hạnh

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
14 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Các em thiếu nhi vui đón “Vầng trăng tuổi thơ” tại chùa Hải Triều Âm

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
24 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Rộn ràng “Đêm hội Trăng rằm” tại tịnh thất Pháp Quang

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Quan Âm “Vui hội Trăng rằm” cùng các cháu Trường Mầm non Sơn Ca 3 huyện Hoà Bình

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Quang cảnh chương trình toạ đàm
Lưu trữ

Bạc Liêu: Khoá tu một ngày an lạc và diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” năm 2023 tại chùa Vĩnh Thái An

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
2 ngày trước
0
Next Post

Hội trại tuổi trẻ Phật giáo lần 5 (Minh Mẫn)

Hoa đạo pháp Phần 3 (Mặc Giang)

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Ban Trị sự Phật giáo huyện Phước Long phát 415 suất cơm chay

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
29/09/2023
0

Nhân dịp rằm tháng tám, tại Trụ sở BTS Phật giáo huyện Phước Long, Ban Trị sự huyện đã tổ...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

21/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu:[Phóng sự] Nhà An cư 24 – lan tỏa tâm từ mùa hiếu hạnh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khoá tu một ngày an lạc và diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” năm 2023 tại chùa Vĩnh Thái An

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Rộn ràng “Đêm hội Trăng rằm” tại tịnh thất Pháp Quang

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Các em thiếu nhi vui đón “Vầng trăng tuổi thơ” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nếp ăn uống của người Khmer Nam bộ (Thạch Nam Phương)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 tuần trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

10/2023
CNT2T3T4T5T6T7
1
17/8
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/9
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
31
17
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 101
  • 497
  • 324.757

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN