BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LỢNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC * Th.S Nguyễn Văn Tuấn Đại học Bạc Liêu Bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là một dạng đào tạo lại, đào tạo đặc biệt, là công việc thường xuyên, liên tục, để bổ sung, nâng cao năng lực nghề nghiệp giáo viên trong suốt quá trình giảng dạy, công tác, là sự nối tiếp tất yếu của đào tạo ban đầu. Có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt quyết định về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung. Yêu cầu bồi dưỡng giáo viên được xuất phát từ vị trí vai trò của giáo dục, giáo viên là thực trạng về chất lượng giáo viên hiện nay. Giáo dục tiểu học, bậc học nền tảng hình thành nhân cách cho học sinh. Giáo dục tiểu học (GDTH) bậc học nền tảng của giáo dục phổ thông, giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Điều 2 Luật phổ cập giáo dục qui định: “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của các em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Bước vào thời kỳ mới, bậc học nền tảng này có các tính chất: “Phổ cập và phát triển; dân tộc và hiện đại; nhân văn và dân chủ”. Mục tiêu giáo dục tiểu học đã xác định: Xây dựng bậc học lành mạnh, phát triển bền vững và về cơ bản đạt trình độ tiên tiến. Bậc học lành mạnh là bậc học thích hợp với trẻ con và điều kiện kinh tế – xã hội; mọi trẻ em trong độ tuổi đều được học hành, để có hạnh phúc đi học, phát triển giáo dục bền vững; chất lượng giáo dục toàn diện, ổn định ở trình độ quốc gia. Tính chất lành mạnh và bền vững của bậc tiểu học còn thể hiện ở chỗ, đây là bậc học đầu tiên, nó được hình thành chủ động, không phụ thuộc một cách nghiêm ngặt vào phương thức và kết quả trước đó và bậc kế sau đó. Phương pháp dạy học, giáo dục tiểu học do mục tiêu giáo dục tiểu học quy định, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, tạo nên vị trí giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo viên tiểu học, nhân tố quyết định chất lượng hiệu quả giáo dục. Giáo dục nhân cách con người trên cơ sở 3 môi trường giáo dục: giáo dục gia đình; giáo dục nhà trường và xã hội giáo dục. Trong đó, giáo dục nhà trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên vẫn là con đường cơ bản có hiệu quả cao nhất. Có thể nói đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Khả năng chuyên môn của giáo viên có tác động lớn đến việc học của học sinh và chỉ xếp thứ hai sau các yếu tố gia đình của học sinh ( Người thầy giáo, quyết định trực tiếp chất lượng đào tạo. Nhân cách học sinh được hình thành và phát triển, không chỉ phụ thuộc vào chương trình và sách giáo khoa, cũng không chỉ phụ thuộc vào năng lực, tư chất của học sinh mà còn phụ thuộc vào người thầy giáo, ở phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực sư phạm, và điều đó không có gì thay thế được. Vị trí, vai trò của người thầy giáo còn thể hiện ở những đặc điểm lao động của họ, như nhà giáo dục Nga C.Đ. Uinxk đã khẳng định “Thầy giáo là người giữ gìn những di huấn thiêng liêng của các bậc tiền bối đã đấu tranh cho chân lí và hạnh phúc, và nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại và bắc đến tương lai”. Nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con ngơừi, nghề mà công cụ chủ yếu và nhân cách của chính mình, nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao, nghề lao động trí óc chuyên nghiệp. Như vậy vị trí, vai trò của người thầy giáo được khẳng định trên cơ sở nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay là trình độ đào tạo ban đầu và năng lực chuyên môn ngũ giáo viên tiểu học không đồng đều. Mấy chục năm qua, giáo viên tiểu học chủ yếu được đào tạo ở trình độ thấp, lại gồm nhiều hệ đào tạo hết sức đa dạng. Đa số được đào tạo ở trình độ Trung học sư phạm (lúc đầu tuyển học sinh có trình độ tốt nghiệp THCS, tới những năm 80 mới tuyển học sinh có trình độ THPT) Do yêu cầu bức bách của sự phát triển quy mô giáo dục tiểu học, do thiếu nguồn tuyển, nhiều tỉnh đã kéo dài việc đào tạo cấp tốc ngắn hạn, với nhiều hệ đào tạo như: 8+3, 9+1, 9+3, 12+1… Đến năm 2000 các hệ 9+1 mới kết thúc và chấm dứt đào tạo ngắn hạn, cấp tốc. Và như thế có một thực trạng và đội ngũ giáo viên tiểu học ở trong một tỉnh hay ở các huyện thị và ngay cả trong một trường vẫn có nhiều trình độ khác nhau. Từng bước thực hiện việc bồi dưỡng theo chuẩn với các yêu cầu, tiêu chí cụ thể cho các loại giáo viên tiểu học đã được bộ GDĐT thí điểm có thể coi đây là con đường hợp lý và hiệu quả nhất để nâng cao giáo viên ở bậc học này. Giáo viên tiểu học có vai trò rộng lớn nhiều so với chức năng truyền đạt tri thức. – Thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, giáo dục hiện đại phải dựa trên 4 trụ cột: học để biết; học để làm việc; học để làm người và học để chung sống, như UNESCO đã khuyến cáo đối với cả thầy trò. Giáo viên là nhân vật trung tâm của mọi chương trình cải cách, cải tổ, đổi mới giáo dục. Trong thời đại ngày nay, giáo viên có vai trò xã hội rộng lớn nhiều so với chức năng truyền đạt tri thức, giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách học sinh. Giáo viên phải có tính cực công dân, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia sự phát triển cộng đồng. Giáo viên là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong nhà trường, có lòng yêu trẻ và khả năng hợp tác với trẻ. Giáo viên phải luôn được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên phải có nhu cầu và năng lực không ngừng tự hoàn thiện, phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, cũng như biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chuẩn nghề giáo viên tiểu học (GVTH) là chuẩn nghề nghiệp giáo viên đầu tiên ở nước ta. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, thử nghiệm của tập thể cán bộ khoa học, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên…; đồng thời là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa các chuyên gia Việt Nam và chuyên gia trường Đại họcMelbourue-Australia. Chuẩn nghề ngiệ, giáo viên tiểu học là những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; kiến thức và năng lực sư phạm đối với GVTH trước công cuộc đổi mới, chương trình giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn của Bộ GD&ĐT ban hành theo Quyết định số 14/2007/QDD-BGDĐT ngày 04/ 05/2007, trường Đại học Bạc Liêu đã kết hợp với sở GDĐT và các huyện, thị đã thực hiện một quy trình bồi dưỡng gồm các bước sau: 1. Khảo sát đánh giá đội ngủ giáo viên tiểu học. 1.1. Xây dựng bộ công cụ khảo sát. Trên cơ sở 3 lĩnh vực, 15 yêu cầu, 61 tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp, tiến hành xác định các yêu cầu tiêu chí chi phối năng lực nghề nghiệp của giáo viên để đưa vào khảo sát. 1.2. Phương pháp khảo sát. – Khảo sát đối với tự đánh giá đội ngũ giáo viên. – Khảo sát đối với đồng nghiệp đánh giá giáo viên (do giáo viên chọn). – Khảo sát đối với đồng nghiệp đánh giá giáo viên (do chỉ định). 1.3.Tiến hành khảo sát. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo các đơn vị huyện (thị), trường học và giáo viên, đảm bảo tính đại diện và có 50% giáo viên được khảo sát đánh giá 1.4. Xử lý kết quả. Bằng phương pháp thống kê toán học và phần mềm tin học. 2. Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng. 2.1. Mục tiêu, mục đích bồi dưỡng. Nếu như trước đây mục tiêu bồi dưỡng giáo viên tiểu học chỉ nnằm đáp ứng chuẩn đào tạo, bổ sung kiến thức kỹ năng theo yêu cầu đổi mới, thì việc bồi dưỡng để đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học mới ban hành có những yêu cầu cao hơn, rộng hơn đó là: Nhằm cập nhật kiến thức chuyên môn và kỷ năng sư phạm để giáo viên có thể dạy đủ các môn học thực hiện các hoạt động giáo dục toàn cấp học, có khả năng dạy lớp ghép, dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, dạy trẻ khuyết tật theo hướng hoà nhập ở những địa phương có nhu cầu. Những giáo viên được bồi dưỡng, có thể trở thành những giáo viên cốt cán của trường, của địa phương và có tiềm lực để phấn đấu nâng cao hơn về chuẩn, ngạch. 2.2. Nội dung bồi dưỡng. 2.2.1. Nguyên tắc xác định nội dung bồi dưỡng. – Nội dung bồi dưỡng được xác định phải trên cơ sở mục tiêu bồi dưỡng. – Nội dung bồi dưỡng xác định theo loại hình bồi dưỡng. – Nội dung bồi dưỡng xác định theo nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên qua khảo sát đánh giá. 2.2.2. Nội dung bồi dưỡng. Trên cơ sở đảm bảo, các nguyên tắc, nội dung bồi dưỡng là rất đa dạng Tuy nhiên nội dung bồi dưỡng (mang tính đào tạo lại) và chung nhất (phần cứng), thiết thực nhất, để đáp ứng chuẩn nghề nghiệp hiện nay là: – Về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống chú trọng các yêu cầu: chấp hành đầy đủ các qui định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước yêu nghề tận tuỵ với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn toàn tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh, sống trung thực, lành mạnh, giản dị; được đồng nghiệp, nhân dân và học sinh tín nhiệm. Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ; thường xuyên rèn luyện sức khoẻ. Về lĩnh vực kiến thức, chú trọng các yêu cầu: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn được phân công giảng dạy; nắm được kiến thức về tâm lí học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó để lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng sử sư phạm trong giáo dục phù hợp với học sinh tiểu học, biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. – Về lĩnh vực kĩ năng sư phạm, chú trọng các yêu cầu sau: Xây đựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các hoạt động dạy học nhằm cụ thể hoá chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp được phân công dạy. Lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh, làm chủ được lớp học, xây dựng môi trường tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tin cậy cho học sinh, hướng dẫn học sinh tự học, xây dựng và học tập kế hoạch công tác chủ nhiệm, gắn với kế hoạch dạy học, có các biện pháp giáo dục, quản lí học sinh mộtc ách cụ thể, phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp. Một số năng lực quan trọng khác: năng lực chuẩn đoán, năng lực đáp ứng trách nhiệm với xã hội; kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả của giảng dạy và năng lực học tập của học sinh, kỹ năng thiết kế bài giảng theo phương pháp dạy học tích cực. 2.3. Phương pháp bồi dưỡng. Có các loại bồi dưỡng: – Bồi dưỡng chuẩn hoá. – Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ. – Bồi dưỡng theo chương trình SGK mới. – Bồi dưỡng theo nhu cầu thực tế của giáo viên (bồi dưỡng cá biệt). 2.4. Hình thức bồi dưỡng. – Bồi dưỡng tập trung. – Bồi dưỡng tại chỗ. – Bồi dưỡng từ xa. Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của đất nước, không có chương trình, sách giáo khoa, phương tiện dạy học nào có thể thay thế người thầy giáo. Và như vậy, để nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng giáo viên tiểu học giải pháp bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp là giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học. |
Cập nhật ( 06/03/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com