BỒ TÁT ĐỜI THƯỜNG * Nguyễn Hải Hoành Ở nước ta nữa đầu thế kỷ XX từng có một vị “Đại Bồ Tát bằng xương bằng thịt hiện thực giữa cõi đời”. Ông chủ trương hoạt động tín ngưỡng là ở trong tâm mỗi người chứ không nhất thiết phải vào chùa tu hành. Một vài quan điểm của ông thật sự cấp tiến, như chủ trương trả lại chùa cho dân làm trường học, thư viện, nhà dưỡng lão; tăng sĩ phải lao động tự nuôi mình… Vị Bồ Tát ấy là cư sĩ Nguyễn Hữu Kha (1902 – 1954), quê xóm Cam Đường, làng Trung Tự, phường Đông Tác, nay là địa bàn tổ dân phố 81, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Giới Phật tử biết ông dưới bút danh Thiều Chửu – “cái chổi lau” Dùng để quét sạch bụi bặm trong lòng mình và mọi thứ rác rưởi trên đời. Theo nhà Phật học Edward Conze, Bồ Tát là vị Phật có ba đặc điểm: 1) Khao khát đạt được sự giác ngộ hoàn toàn như Phật Tổ; 2) giàu lòng từ bi và trí tuệ; 3) Có mối quan hệ gắn bó với những người thường và các suy nghĩ, cảm xúc như họ. Và ở nước ta nữa đầu thế kỷ XX, vị “Đại Bồ Tát bằng xương bằng thịt hiện thực giữa cõi đời” Nguyễn Hữu Kha, như lời học giả Lê Mạnh Thát, hội tụ đủ ba đặc điểm trên. Trong sạch và hiểu biết Cư sĩ Kha thuộc đời thứ XIV dòng họ Nguyễn Đông Tác, một dòng họ có mặt tại thành Thăng Long từ cuối thế kỷ XV. Tổ ba đời ông là Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý (1975 – 1868), nhà văn hóa nổi tiếng, là bạn của Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Vũ Tông Phan. Cha ông là cử nhân Nguyễn Hữu Cầu (1879 – 1946), đồng sáng lập viên phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT), từng bị đày ra Côn Đảo nhiều năm vì tội chống Pháp, một “đại sĩ phu” (Une Grande Figure de Lettré), như cách gọi của học giả Nguyễn Văn Tố. Anh ruột ông là giáo sư – nhà sư phạm mẫu mực Nguyễn Hữu Tảo (1900 – 1966). Nhưng Nguyễn Hữu Kha không kế tục truyền thống văn nhân của cha mà chọn con đường làm một cư sĩ khổ hạnh suốt đời chỉ lo cứu giúp người cùng khổ. Cậu bé Hữu Kha bẩm sinh đa sầu đa cảm lại lớn lên dưới ảnh hưởng sâu sắc của bà nội giàu lòng nhân ái và người cha say sưa hoạt động yêu nước chống Pháp. Những đêm cùng anh ruột đun nước pha trà điếu đám cho các cuộc họp kín của nhóm sĩ phu ĐKNT tại nhà mình, rồi lại được đọc nhiều “Tân thư” và tài liệu cách mạng cha mang về đã sớm hun đúc trong cậu bé ý chí yêu nước, thương nòi. Ông kể về tuổi thơ của mình: “Nhà nghèo quá, chị em tôi 7 – 8 tuổi đã phải chăn bò cắt cỏ, gánh nước, thổi cơm nấu cám, 10 tuổi tát nước, 12 tuổi cày bừa. Năm tôi 13 tuổi, bố bị giặc Pháp bắt, được hai tháng thì mẹ sinh con thứ 8. Để được ba ngày mẹ đã phải đi làm đồng. Tôi suốt ngày đứng rình ở cổng nhà pha (Hỏa Lò) Hà Nội, hễ thấy bố bị giải sang Tòa án thì chạy theo, bị lũ mật thám đánh rất đau. Đọc truyện ông Gia Phú Nhĩ (Garibaldi) thấy ông nói với bạn làm mối vợ cho mình rằng “Ý Đại Lợi là vợ, Ý Đại Lợi là con”, từ đó tôi nảy sinh ra ý muốn học ông ở điểm đó… Sau đó tôi không hề nghĩ tới cái đời riêng của tôi nữa. Người cho là tôi tin đạo Phật mà không lập gia đình, họ không biết nỗi uẩn khúc của tôi từ thuở còn thơ dại. 16 tuổi, Hữu Kha một mình xuống Đồ Sơn bán thuốc Cuối năm 1920, cụ Cử Cầu được ra tù, Hữu Kha về giúp cha ở hiệu thuốc Lợi Nhân Đường ở Ngã Tư Sở. Hiệu đông khách nhưng chủ yếu giúp đỡ người nghèo, “vì thế 3 năm trời hai bố con chỉ đủ ăn chẳng thừa đồng nào”. Bù lại, ông học được nghề thuốc Suốt đời học, lao động chân tay và trí óc, miệng nói tay làm. 19 tuổi, Tịnh Liễu đi nhiều chùa tham thiền vấn đạo, gặp các vị chân tu nổi tiếng như Hòa Thượng (HT)Thích Thanh Hanh ở Lạng Giang, Hòa thượng Thích Thanh Thuyền ở Nam Định, cư sĩ Lê Đình Thám ở Huế… Qua chuyến khảo sát này, ông nhận ra su hướng suy tàn của Phật giáo: “Khi đi sâu vào chùa, tôi thấy sự tổ chức ở chùa không đúng một chút nào với lời Phật dạy; trái lại hoàn toàn dập theo khuôn khổ phong kiến chia giai cấp rất khắc nghiệt, hưởng thụ xa xỉ, bỏ mất hẳn cái tinh thần trọng lao động” không theo qui chế “một ngày không làm một ngày nhịn ăn” của Tổ Bách Trượng. Lại còn dùng thuật mê tín vẽ ra đàn tràng cúng bái, đục khoét nhân dân để sống một đời nhàn rỗi. Vì thế tôi nhất định không theo chế độ đó; cho tới ngày nay tôi cũng chỉ là một tín đồ tín ngưỡng triết lí mà thôi. Hơn nữa, nếu có dịp, tôi sẽ đánh đổ cái chế độ mục nát ấy. Sau đó tôi theo đuổi việc chấn hưng Phật giáo”. Qua đây ta hiểu vì sao Nguyễn Hữu Kha không vào chùa làm sư, mà chỉ làm cu sĩ tu tại gia, vừa lao động kiếm sống vừa hoằng dương chánh pháp. Do không mất thì giờ vào các nghi thức tôn giáo ở chùa nên cư sĩ có điều kiện học kiến thức nhiều mặt, nghiên cứu triết lý đạo Phật một cách khách quan, từ nhiều góc độ. Năm 26 tuổi Nguyễn Hữu Kha lấy bút danh Lạc Khổ (vui trong cảnh khổ), bắt đầu dịch kinh Phật ra Quốc ngữ, vì ông thấy người ta toàn tụng kinh chữ Hán nên chẳng hiểu gì. Dịch kinh đúng là khổ thật, cực kỳ khó nhọc, phải giỏi cả Hán học, Phật học nhưng ông quyết tâm làm với suy nghĩ : “Vì kém tinh thần tự lập cho nên ta cứ vùi đầu với kinh chữ Hán, ít người dám dịch kinh sang tiếng ta. Kinh chữ Phạn dịch ra chữ Hán được, thì dịch ra chữ ta cũng được chứ sao! Chữ quốc ngữ của ta rất dễ phổ biến, dịch âm lại đúng hơn chữ Hán”. Tuyển tập gồm 16 cuốn kinh cơ bản do Thiều Chửu dịch được nhà xuất bản Tôn Giáo in lại năm 2002 là một ghi nhận cố gắng ấy. Năm 1932 ông tự tin tác phẩm của mình là bản dịch “Kinh Vô Thường”; năm 1934 dùng bút danh Thiều Chửu in “Khóa Hư Kinh dịch nghĩa” – bản dịch ra Quốc ngữ tác phẩm “khóa hư hư lục” nổi tiếng của Trần Thái Tông. Học giả Nguyễn Lang (tức thiền sư (Thích Nhất Hạnh) nhận xét: “Thiều Chửu là một cây bút rất vững chãi và sâu sắc; căn bản Hán văn của ông rất vững; văn Khóa Hư là văn biền ngẫu rất khó dịch nhưng bản dịch của ông rất đặc sắc, đọc êm tai, nghĩa lý khá rõ ràng”. Thiều Chửu chưa ngày nào được đi học, chỉ được bà nội dạy chữ Hán và Quốc ngữ. Sau đó nhờ công phu tự học mà ông sớm tinh thông Tứ Thư, Ngũ Kinh, đến tuổi “tam thập nhi lập” đã thạo dùng tiếng Pháp, tiếng Anh, và đặc biệt am hiểu Hán học, Phật học. Suốt đời học, lao động chân tay và trí óc, miệng nói tay làm, nên việc gì ông cũng giỏi, từ cày cấy đến viết lách. Ông dùng thuốc Ông có một học trò là Ni sư Thích Nữ Đàm Ánh có câu cửa miệng: “chẳng ai giỏi bằng thầy tôi” và hay kể: ông đỡ đẻ mát tay đến mức nhiều gia đình đến nhờ trước hàng tháng. Nhân vật Thiều Chửu ấy đã đi xa hơn nữa thế kỷ nhưng tên tuổi, tư tưởng, sự nghiệp cùng di sản vô giá ngót một trăm tác phẩm của ông vẫn sống mãi với dân tộc… Học và thực hành Phật giáo nhân gian. Thiều Chửu góp công lớn trong sáng lập Hội Phật Giáo Bắc Kỳ (1934), nhưng khi Hội mời vài Ban Trị sự thì lại do dự vì thấy Ban này có mấy vị quan cai trị. Sau cùng ông nhận lời với ý nghĩ có thể lợi dụng Hội này để thực hành cái chí đánh đổ chế độ thối nát của chùa thời đó. Nói là làm. Ông kiến nghị lập nhà in. Hội đồng ý giao ông quản lý nhà in Đuốc Tuệ. Tiếp đó ông được giao phụ trách tài chính của Ban Hưng công chùa Quán Sứ (1938 – 1942). Thiều Chửu viết rất nhiều, tuyên truyền Phật giáo Nhân gian, phê phán tệ mê tín dị đoan trong Phật sự. Ông cũng sáng tác thơ ca. Nhà thơ Đinh Công Vĩ hết lời ca ngợi trong bài “Cư sĩ Thiều Chửu với cả một bài thơ”. Năm 1943, ông soạn cuốn giải thích truyện Quan Âm Thị Kính”, chủ yếu dung triết lý Phật học để giải thích. Coi tập thơ Nôm khuyết danh đó là kinh Phật, Thiều Chửu là người đầu tiên nói nước ta có kinh Phật. Con đường học Phật ở thế kỷ “xuất bản năm 1952 – tác phẩm cuối cùng, viết bằng máu và nước mắt, như lời học giả Vũ Tuấn Sán, thể hiện quan điểm của một Phật tử chân chính, tiên tiến, yêu nước, kiên quyết vạch mặt một số tăng sĩ vùng địch chiếm mưu mô thần bí hóa đạo Phật, qua đó làm nhụt tinh thần kháng chiến của dân tộc./. Ông kêu gọi Tăng sĩ đoàn kết trọn một tổ chức Phật giáo thống nhất; Lao động tự nuôi thân bằng các nghề làm ruộng, công nghệ, giáo dục, y tế; Học và thực hành Phật giáo Nhân gian, góp tài lực cải thiện đời sống nhân dân. Ngót 30 năm cầm bút, Thiều Chửu để lại 93 tác phẩm viết và dịch. Đáng chú ý là tác phẩm “phép nuôi con” (1926) và “Tự Điển Hán Việt” xuất bản năm 1942. Học giả Lê Mạnh Thát nói: “Những người Việt học Hán văn không thể không cúi đầu tri ân công trình văn hóa bất hủ này”. Mới đây một nhóm người Việt ở Pháp biên soạn lại thành “Tự điển Hán Việt Thiều Chửu điện tử” và phổ biến miễn phí trên http://www.viethoc.org. Nguyên làm Phật sự. Thiều Chửu từng khước từ làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội trong chính phủ Cách mạng lâm thời để nguyện một đời làm Phật sự. Hồi làm hiệu thuốc ở Ngã Tư Sở, ông dành ba buổi tối mỗi tuần đến chùa Sở (tức chùa Phúc Khánh) dạy các nhà sư học chữ Hán. Thời gian ở hiệu sách Hòa Ký và nhà in Đuốc Tuệ, tối nào ông cũng dạy chữ Hán, Quốc ngữ, cách trí, sử ký, địa dư cho đồng nghiệp. Ông cùng học giả Nguyễn Văn Tố và mấy người nữa đồng sáng lập Hội Truyền bá Quốc Ngữ và hăng hái làm việc Hội phân công. Hồi tản cư kháng chiến, tới đâu ông cũng mở trường dạy chữ cho trẻ em và người lớn. Thiều Chửu còn giảng dạy truyết lý Phật học cho nhiều người. Một số học trò ông sau trở thành những vị chân tu uy tín cao như Hòa thượng Thích Tâm Tịch, sau là Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo sư Trần Việt Quang sau là đại tá quân đội và Ni sư Đàm Ánh – một nhà từ thiện có tiếng. Ông từng dự đoán, khi khoa học phát triển cao, “các tôn giáo có lập trường thần bí tất sẽ bị đào thải. Thế giới ngày nay không ai tin khoa học… Lập trường của Phật giáo trăm phần trăm đúng với cái đích của nhân loại tiến hóa tột bực sẽ tới, lẽ tự nhiên Phật giáo sẽ không bị đào thải, trái lại càng rực rỡ quang vinh”. Ông nói, vì các Phật tử làm sai hẳn nguyên tắc của Phật nên đạo Phật “nhất định sẽ bị đào thải nếu ta không mau trở lại cái bản lai diện mục của Phật giáo”. Như vậy ông là một trong số ít người cùng thời hiểu được đạo Phật có bản chất khoa học. “Phải tận hiếu với nhân dân” Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét: Thiều Chửu theo đạo Phật với động cơ vì dân. Ông viết bằng chữ hoa câu “Phải tận hiếu với nhân dân. Nhân dân là cha mẹ bao kiếp, là chư Phật vị lai” ngay trang đầu sách “Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX”; ông coi nhân dân là lực lượng duy nhất có thể cải tạo thứ Phật giáo đã bị tha hóa, và họ chỉ có thể làm được việc đó khi Tăng sĩ trả chùa cho dân… “Ngày nay nhìn lại, thật đáng kinh ngạc về tư tưởng sâu sắc và mạnh mẽ đến dường ấy của ông về nhân dân. Đó là một tư tưởng Xã hội có tầm cao rất đáng để chúng ta chiêm nghiệm… Tính thời sự của nó hầu như vẫn còn nguyên”. Học giả Vũ Khiêu đánh giá Thiều Chửu là một con người chân chính, một nhà trí thức lớn của dân tộc, và kính tặng đôi câu đối “Nửa kiếp rầm luân, bác cổ thông kim, lòng bốn bể; Trăm năm phù thế, cứu dân báo quốc, phép muôn đời”. Học giả Vũ Tuấn Sán nhìn nhận Thiều Chửu “là một hiện tượng khá đặc biệt trong giới trí thức ở thế kỷ XX, một người sống cuộc đời thanh cao, hoàn toàn vì lý tưởng”. Còn Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Tuấn ở Viện Nghiên cứu tôn giáo Việt Đại đức Thích Đồng Bổn cũng ngợi ca ông là “bậc Nho sĩ, Đại sĩ, Chí sĩ, rạng danh Tiết sĩ”. Sách “Tiểu Sử danh tăng Việt “Thiên cổ kỳ oan” Tiếc thay, do sai lầm của đội cải cách ruộng đất nơi ông và đoàn Tế Sinh tạm trú là ấp Đồng Tâm, xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, ông bị qui là địa chủ và bị đội “xỉa xói mắng nhiếc luôn ba bốn giờ, vu cho đủ các tội ác, dùng những lời nói rất khinh bỉ hà khắc, chỉ khác với đấu tố là chưa phải quỳ thôi”. Một tháng sau, rạng sáng ngày 15 tháng 7 năm 1954 tức 16 tháng 6 Giáp Ngọ (Một ngày sau giỗ cụ Cử Cầu và 12 ngày trước ký kết hiệp định Geneva), Thiều Chửu bí mật tự giải thoát đời mình trên dòng sông Cầu chỗ đập Thác Huống. Cái chết “Thiên cổ kỳ oan”, vì nước vì dân, không oán hận, không cầu minh oan, chỉ có Bồ Tát mới làm được ấy” (lời học giả Lê Mạnh Thát) đã gây ra nỗi chấn động và tiếc thương vô hạn trong dân chúng địa phương và giới Phật tử cả nước. Ít lâu sau, đội cải cách hạ thành phần ông xuống trung nông. Nhưng ở cái thời kỳ ngạt thở “Nhất Đội nhì Trời”, vụ tự vẫn kinh hoàng đó đã bị lợi dụng để phủ bóng đen lên quá khứ sáng ngời của ông, vì thế không ai dám nhắc đến ông nữa. Giữa thập niên 1960, bài vị và ảnh ông tại chùa Quán Sứ bị bỏ đi không một lời giải thích. Tới đầu thế kỷ XXI vẫn còn có người ngại minh oan cho Thiều Chửu! Ni sư Đàm Ánh kể Thiều Chửu có dặn đừng vớt xác ông, nhưng các hậu duệ và học trò không ai nỡ làm thế. Sau hòa bình lập lại, họ trân trọng rước hài cốt ông về Hà Nội mai táng. Hiện nay mộ ông đặt tại nghĩa trang Thanh Tước, số mộ 170 –C3. Tháng 6 – 2002, các hậu duệ ông cùng Hội Khoa học lịch sử Việt nam và Tạp chí Tia Sáng (Bộ Khoa hộc Công nghệ) đã tổ chức “Sinh hoạt lịch sử tưởng niệm 100 năm sinh nhà văn hóa Thiều Chử Nguyễn Hữu Kha” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Trước khi về với tổ tiên, Thiều Chửu thức trắng đêm viết thư tuyệt mệnh gửi Hồ Chủ Tịch, thư dặn dò các học trò mình phấn đấu theo kháng chiến chống Pháp đến cùng, và viết lời kết bản Tự Bạch (cũng gửi Hồ Chủ Tịch) như sau: “Cái án “mạc tu hữu” (tức vu cáo, ông viết chữ Nho) mà ông Nhạc Phi phải chịu đời phong kiến còn có lẽ; ai ngờ đời nay chính bản thân tôi lại bị, thì tôi còn biết van vỉ làm sao được nữa”./. |
Cập nhật ( 22/06/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com