Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

BỘ SƯU TẬP HIỆN VẬT KHẢO CỔ PHÁT HIỆN Ở YÊN TỬ (Ts Trịnh Cao Tường)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

BỘ SƯU TẬP HIỆN VẬT KHẢO CỔ PHÁT HIỆN Ở YÊN TỬ TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

* Tiến sĩ Trịnh Cao Tường

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban quản lý khu di tích Yên Tử đã cho tôi có cơ hội được tiếp xúc với Bộ sưu tập các hiện vật Khảo cổ học được phát hiện trong thời gian gần đây. Dưới đây, tôi xin phép trình ra đôi điều nhận xét về Bộ sưu tập quý này.

     A. NHẬN DIỆN BỘ SƯ TẬP:

Bộ sư tập này bao gồm ba loại chất liệu là: đồ đá, đồ gốm và đổ gỗ.

I. Đồ đá:

Tôi được tiếp xúc với 7 hiện vật đá bao gồm: đầu rồng, bệ tượng Tam thế đây là một trong ba bệ đá của chùa Hoa Yên, hai chiến còn lại đang nằm trước sân chùa dùng kê chân cột cờ và chậu hoa: tay vịn tầng bậc, đá trang trí kiến trúc: một khối chạm rồng cuộn và một khối chạm nghệ.

7 hiện vật đá có công năng và niên đại khác nhau. Theo ý kiến của tôi, đầu rồng có niên đại sớm hơn cả: Khoảng cuối thế kỷ 12. Chiếc tay vịn thành bậc chạm sóc đá đã bị bào mòn không còn rõ hình sóc nữa, nhưng ta vẫn thấy nó phảng phất phong cách nghệ thuật thời Lê sơ – thế kỷ XV. Các hiện vật còn lại, đều mang trên mình nó dấu ấn của nghệ thuật thời Lê trung hưng – thế kỷ XVII và có thể nhích sang đầu XVIII vài năm.

II. Đồ gốm:

Bộ sưu tập gốm Yên Tử khá phong phú và đa dạng bao gồm ba loại hình:

     1. Gốm đất nung.

Bao gồm gạch lát nền hoa cúc cỡ 40cm x 40 cm; mô hình tháp mộ một tầng mái; các vật liệu lợp như: ngói mũi hài đơn, ngói mũi hài kép, ngói bò trang trí hình chim phượng, đầu rồng ở nơi mái, tượng vịt … Những hiện vật này đều là vật liệu xây dựng thời Trần.

     2. Gốm tráng men.

Gồm ba loại: Gốm gia dụng, đồ tế khí, gốm kiến trúc.

     – Gốm gia dụng.

Đồ gồm gia dụng bao gồm các loại bát, đĩa, lọ miệng cạp miệng hình ống thẳng, lọ miệng loe … phần lớn đều tráng men vàng ngà, một số được trang trí hoa văn đơn giản bằng men nâu rỉ sắt … Căn cứ trên kiểu dáng, màu men, chất liệu có thể đoán định chúng đều là sản phẩm của lò gốm Hợp Lễ, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương có niên đại thế kỷ XVII.

     – Đồ tế khí.

Có 2 mảnh thân của chiếc chân đèn gốm hoa lam có niên đại thế kỷ XVI. Một bức ảnh tư liệu của Ban quản lý di tích chụp một chiếc chân đèn thời Mạc tuyệt đẹp khác đã bị sửa chữa thành bình đựng xá lị đã bị chôn lại trong một ngôi tháp mộ.

Trong tủ trưng còn có một mảnh chân của chiếc bệ nhỏ. Dựa vào hoa văn hình dao mác nổi trên mặt có thể xác định nó có niên đại thế kỷ XVII.

     – Gốm kiến trúc.

Có ba mảnh đều được tráng men. Một mảnh có văn hoa chanh in nổi. Do hiện vật không còn nguyên vẹn nên không thể nhận ra công năng và vị trí của chúng trong công trình. Men và hoa văn có khả năng nó cũng là những sản phẩm có niên đại thế kỷ XVII.

     3. Gốm sành:

Không có được con số cụ thể nhưng tôi đã quan sát được khoảng 10 chiếc lọ sành nhỏ như loại bình đựng rượu cúng – có lẽ là của khách thập phương bình dân. Hai trong những chiếc lọ sành, hình ống cổ cao mang đặc trưng của đồ sành thế kỷ XVI – XVII, thời “bùng bổ của sành” trong lịch sử gốm Việt Nam.

III. Đồ gỗ:

Một hiện vật duy nhất là tượng bán thân thần nữ – có thể là tượng mẩu cao khoảng 35cm. Tượng tạc một người phụ nữ mang chất chân dung nhiều hơn là tượng thần. Đầu tượng đội mũ có đính một bông hoa cúc to phía trên trán và có điểm trang trí văn mây.

Tác phẩm độc đáo này thể hiện những đặc điểm của nghệ thuật điêu khắc dân gian Việt Nam thế kỷ thứ XVII rất rõ.

     B. GIÁ TRỊ THÔNG TIN RÚT RA TỪ BỘ SƯU TẬP.

Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tiếp xúc với hiện vật quá ngắn ngủi nên những thông tin mà chúng tôi nhận được từ bộ sưu tập không phải đã đầy đủ và chính xác, song cũng xin được mạnh dạn trình ra dưới đây.

     1- Phải chăng ta đã tìm thấy dấu vết “am cỏ” của Thông Thiên cư sĩ.

Như chúng ta đã biết, theo Thiền tuyển tập anh Thông Thiên cư sĩ, đệ tử của Thường Chiếu thế hệ thứ 13 dòng Thiền Vô ngôn thông vào khoảng cuối thời Lý đã dựng “am cỏ” để tu hành. Sau khi nhà Trần mở mang Yên Tử biến non thiêng thành thánh địa Trúc Lâm thì các đời sau hầu như đã quên không nghĩa tới việc đi tìm dấu vết của thời mở nền xây móng nữa.

Đầu rồng đá của bộ sưu tập là một tư liệu – hiện có thể được coi là duy nhất, hình ảnh còn sót lại của Thiền viện Vô ngôn thông trên núi Yên Tử. Như vậy, có thể đoán định rằng, dưới thời Lý Yên Tử chưa có quy mô đồ sộ như thời trần, song đã có sự hiện diện của công trình kiến trúc – nghệ thuật tiêu biểu của thời đại. Nó xác tín thêm “cuộc hành trình về biển” của cha ông ta sau đêm trường Bắc thuộc mà chúng tôi đã đề cập đến trong một báo cáo khác ở hội thảo này.

     2- Những di vật kiến trúc trong bộ sưu tập cung cấp những giá trị thông tin quan trọng giúp cho việc phác dựng bức tranh kiến trúc Yên Tử thời Trần.

Ngoại trừ tháp Tổ, Yên Tử hôm nay không còn một bóng chùa tháp nào của Trúc Lâm nữa. Nhưng may mắn thay, những di vật trong bộ sưu tập đã bước đầu giúp ta xác định được vị trí và hình dung được phần nào bức tranh chùa tháp Yên Tử thời Trúc Lâm. Tại các nơi như: Chùa Lân, chùa Hoa Yên, tháp Tổ, tháp Độ Nhân đều là nhưng công trình kiến trúc được xây dựng dưới thời Trần. Ngoài việc xác định vị trí ta còn có thể phác dựng được bộ mặt công trình. Đó là những nếp chùa không thể không nói là nguy nga và tráng lệ với: ngói bò mang trên lưng rồng, phượng chạy dài trên bờ nóc; trên bờ dải có vịt xoè cánh bay; tận cùng nơi nóc mái có đầu rồng lực lưỡng ngự trên bờ dải; đường đi, lối lại lát gạch in hoa lắp ghép với nhau bằng một hệ thống mộng đa chiều tinh xảo, trên Phật điện đồ tế khí với gốm men vàng ngà mờ trong khói hương…

Những vật liệu kiến trúc tìm được trên Yên Tử giống hệt như vật liệu đã tìm được ở hành cung Thiên Trường; ở khu mộ tổ nhà Trần ở Tam Đường; ở kinh thành Thăng Long… đò là những công trình quan trọng bậc nhất thời bấy giờ đủ cho thấy vị thế của chùa tháp Yên Tử như thế nào trong thời đại nhà Trần.

     3- Yên Tử là một khu di tích có nhiều tầng văn hoá.

Ngoài các di vật thời Lý và thời Trần đã nói trên, chiếm tỉ lệ lớn nhất trong bộ sưu tập là các di vật thời Lê và một số ít thời Nguyễn.

Thế kỷ XV góp mặt vào di sản văn hoá Yên Tử một di vật nổi tiếng là tượng Trần Nhân Tông trong lòng tháp Huệ Quang như chúng ta đã biết, còn trong bộ sưu tập mới phát hiện có khả năng là một lan can thành bậc chạm sóc.

Thế kỷ XVI ghi dấu ấn thời đại trên Yên Tử là một tháp men, và trong bộ sưu tập có mặt của một số chân đèn thời Mạc gốm hoa rất đẹp.

Chiếm tỉ lệ cao nhất trong bộ sưu tập là các hiện vật thuộc thế kỷ XVII gồm: bệ tượng tam thế, bệ tượng nhỏ, lan can chạm sư tử bằng đá … và hàng trăm hiện vật gốm men nhưng chỉ thu lượm bằng hiện vật nguyên lành cho Ban quản lý di tích.

Hai mươi pho tượng Kim cương và Văn quan bằng đất sét nung màu đen bên ngoài có phủ sơn son thếp vàng là những pho tượng được gắn trên 9 con rồng bao quanh tượng Phật đản sinh – mà ta thường gọi là toà Thích ca cửu long. Đó là sự góp  mặt của nghệ thuật thời Nguyễn vào bộ sưu tập hiện vật yên Tử. (Báo chí đưa tin cách đây 300 năm). Tôi vui mừng được biết, Ban quản lý di tích Yên Tử đang có kế hoạch sưu tầm thêm vật liệu kiến trúc: gạch, ngói, đồ gốm thời Nguyễn cho bộ sưu tập.

Như vậy, có thể khẳng định Yên Tử không phải chỉ là công quả của thời Trần mà của nhiều thời đại với một tầng văn hoá đầy 1000 năm lịch sử. Điều này khiến ta nên dè đặt hơn – ví lâu nay trong việc giới thiệu Yên Tử các nhà nghiên cứu đều mặc nhiên coi tất cả các công trình kiến trúc trên yên Tử các nhà nghiên cứu đều mặc nhiên coi tất cả các công trình kiến trúc trên Yên Tử đều trùng tu trên nền các kiến trúc có từ thời Trần. Một khi chưa có các cuộc đàm thăm dò trong lòng đất thì một câu hỏi sẽ vẫn tồn tại: có phải tất cả mọi công trình xây dựng dưới thời Trần hay phức hợp chùa tháp Yên Tử hôm nay là công quả nhiều thời.

Câu hỏi này đã đặt ra trước các kiến trúc sư cần phải có sự thận trọng đặc biệt trong việc trùng tu các di tích trên Yên Tử.

     4- Góp phần xác tín thêm một cuộc chấn hưng Phật giáo đã xảy ra vào thế kỷ XVII.

Thế kỷ thứ XVII là thế kỷ của chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn. Trong khoảng gần nửa thế kỷ suốt từ năm 1627 đến năm 1672 hai bên đánh nhau 7 lần, có lần kéo dài hết năm này qua năm khác. Cả một vùng Nghệ An – Bố Chính (Hà Tĩnh – Quảng Bình) trở thành chiến trường của cuộc nội chiến tàn khốc ấy.

Đồng bằng Bắc bộ may mắn không phải chịu cảnh “xương phơi đầy bãi, màu chảy thành sông” nhưng nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Trước tình hình đó, cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII họ Trịnh đã phải ban bố lệnh miễn lao dịch cho nhân dân lưu tán, bãi bỏ các khoản thuế thân, giảm nhẹ thuế khoá. Nhờ đó, kinh tế đàng ngoài dần được hồi phục. Đầu thế kỷ XVII các thành thị trở nên phồn vinh. Thăng Long – Phố Hiến trở nên sầm uất. Kinh tế hàng hoá phát triển tạo tiền đề tốt cho việc phát triển quan hệ buôn bán với nước ngoài.

Hoàn cảnh lịch sử đó đã khiến cho khắp các làng  quê bỏ tiền, hiến của vào việc trùng tu chùa chiền, đình quán. Nếu như thế kỷ XVII là trang đẹp nhất của đình làng Việt Nam thì các chùa lớn nhất của đất nước cũng đã được trùng tu hoặc xây mới như: Chùa Keo (Thái Bình); Bút Tháp (Bắc Ninh), Đại Bi, Thiên Phúc (Hà Tây)… tôi đã có dịp ngợi ca vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc dân gian thế kỷ XVII “là thời khắc Việt Nam nhất trong dòng suối thẩm mỹ của dân tộc nó từ chối mọi khuôn mẫu của nền nghệ thuật tạo hình trước đó: tỉ mỉ trong nét, tĩnh tại trong bố cục, ưa chuộng nhịp điệu đều đặn, tôn trọng luật viễn cận, bộc lộ thần thái hướng tới sự ổn định …” để bộ lộ những đường nét mạnh mẽ như phác thảo; những hình khối mập mạp; những nhịp điệu chuyển động cuồn cuộc; xem thường các pháp thức” … Pho tượng mẫu bán thân nào cho mỹ thuật thời đại – bà có một khuôn mặt mang đậm nét chân dung của một người phụ nữ chất phác không giống với gương mặt được tạc theo quy pháp tạc tượng thờ. Tượng được thể hiện bằng các khối đầy đặn, hoa văn trên y phục sắc sảo, khúc chiết. Đó là phẩm chất nghệ thuật muốn bộ lộ ham muốn phục hưng các giá trị của nghệ thuật Trần trên một bình diện khác, hoàn toàn khác với những nghệ sĩ tạo hình thế kỷ XV muốn lấy nghệ thuật Lý làm khuôn mẫu.

Sự có mặt một số lớn di vật của thế kỷ XVII trong bộ sưu tập Yên Tử khẳng định Yên Tử đã được tôn tạo vào thời kỳ này. Cuộc “phục hưng” này chỉ tu sửa các di tích bị hư hại hay còn xây mới thêm chùa tháp trên Yên Tử? Đó là một câu hỏi lớn. Đáng tiếc là, câu hỏi này chưa hề thấy ai nêu lên từ trước tới nay. Do vậy, một việc làm rất cần thiết là phải xác định cho rõ các bước đi của “phức hợp kiến trúc Phật giáo Yên Tử” qua thời gian.

III. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền:

Bộ sưu tập hiện vật Khảo cổ học phát hiện ở Yên Tử trong thời gian dần đây chưa phải là bộ sưu tập thật đồ sộ song – một người nghiên cứu bình thường, không học hành như tôi mới thử đọc cũng đã thấy nó chứa đựng nhiều thông tin đáng quý và bổ ích.

Theo lời ông Trưởng Ban quản lý di tích Yên Tử – Nguyễn Trần Chương cho biết phần lớn hiện vật sưu tầm được chỉ sau hai hoạt động nhỏ trong lòng đất Yên Tử là: Bảo vệ cây đại và một khu dịch vụ phía đông Hoa Yên. Điều đó làm cho ta hoàn toàn có thể tin được rằng, lòng đất Yên Tử đang còn ẩn chứa nhiều giá trị vật chất của thời Trần. Lưỡi cuốc khảo cổ học chắc chắn sẽ còn mang lại nhiều thông tin quý hơn đang được rừng xanh che chở suốt 700 năm qua.

Vì vậy, theo tôi trước khi tiến hành trùng tu, tôn tạo khu di tích Yên Tử cần phải tổ chức một cuộc điều tra tổng thể các giá trị văn hoá của Yên Tử. Xin đơn cử hiện một ví dụ: trong cuộc viếng thăm vẻn vẹn có nửa ngày vừa qua, chúng tôi đã phát hiện thêm nhiều vật liệu kiến trúc Trần sau lưng tháp Động Nhân – vị trí này chưa được ghi nhận trong bất kỳ một tài liệu nào.

Đối với bất cứ một công trình nào trên Yên Tử muốn phục dựng lại đều cần phải thăm dò lòng đất xem nó thuộc thời đại nào: quy mô ra sao: vật liệu kiến trúc như thế nào? … Đó là cơ sở giúp cho công việc thiết kế, để không cho “râu ông nọ cắm cằm bà kia” như câu phương ngôn của ông bà.

Việc làm này còn thể hiện chúng ta tôn trọng luật pháp; chúng ta hành xử như một con người có văn hoá; chúng ta biết trân trọng các di sản văn hoá; chúng ta là những người yêu mến quá khứ vẻ vang của dân tộc.

Sau cùng, tôi muốn gởi đến Hội thảo này một chút lo xa: Yên Tử là một trung tâm Phật giáo lớn nhất thời Trần, cho đến ngày nay vẫn có sức hấp dẫn đích của những người sáng lập, nó còn là niềm tự hào của tất cả mọi người Việt nam về một trang sử oai hùng nhất của dân tộc. Do vậy, việc ai đó, với bất kỳ một chủ đích nào muốn các công trình thời hiện đại được xây dựng nên một cách vội vã, không thèm đếm xỉa gì đến việc thăm dò lòng đất, sẽ mang lại những hệ luỵ khôn lường về sự tuân thủ đường lối văn hoá của Đảng và Nhà nước cũng như việc bảo vệ sự ổn định của các xã hội xuất phát từ những vấn đền tôn giáo và văn hoá. Nên xin hãy bình tĩnh, đừng để cho Yên Tử góp thêm vào danh sách những ví dụ buồn trong khi chủ trương của chúng ta đúng đắn, tâm chúng ta trong sáng, lòng chúng ta thẳng ngay, nhiệt tình của chúng ta tràn trề.

Cập nhật ( 02/12/2008 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

MỘT SỐ CẢM NGHĨ BAN ĐẦU VỀ YÊN TỬ (Gs Phan Sâm)

MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC CHÙA THỜI TRẦN (PGs Chu Quang Trứ)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 1.720
  • 2.190
  • 199.690

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học