BẤT LY GIỮA DÂN TỘC VÀ ĐẠO PHÁP * Thích Viên Trí Học viện Phật giáo Việt Trong lịch sử nhân loại, tôn giáo và xã hội luôn là một thực tại bất ly. Hầu như không xã hội nào thiếu sự hiện diện của tôn giáo. Dù tồn tại dưới bất cứ hình thức nào, tôn giáo luôn tồn tại trong lòng xã hội, ngược lại, dù có tiến bộ văn minh đến đâu, xã hội luôn có sự đồng hành của tôn giáo. Không có lịch sử của tôn giáo của họ; bởi lẽ, khác với mọi hệ thống chính trị xã hội, tôn giáo là một nhu cầu muôn thưở của con người. Nói theo ngôn ngữ của các triết gia (1), đặc tính của một nền văn minh là sự biểu lộ về tôn giáo của nó, và văn minh được quyết định bởi phẩm chất tôn giáo mà nó dựa vào. Nói khác đi, yếu tố tôn giáo có một vai trò vô cùng quan trọng đến sự phồn vinh hay thất bại của một xã hội. Trong một giai đoạn nào đó mà xã hội phồn vinh, nhân dân hạnh phúc có nghĩa là mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc đã được phát triển một cách hài hòa, tốt đẹp. Ngược lại trong một giai đoạn nào đó mà xã hội bộc lộ những mâu thuẩn giữa hai thành tố này, điều ấy có thể có hai lý do: Một là tôn giáo và dân tộc chưa vận dụng được sức mạnh của chính mình; hai là vì triết lý tôn giáo ấy không còn đáp ứng được khát vọng sống và nhu cầu tâm linh của dân tộc ấy. Lý do thứ nhất là vì chính quyền và tôn giáo đặt quyền lợi cá nhân và tổ chức trên quyền lợi xã hội. Điều này đưa đến sự tranh dành quyền lực giữa hai giai cấp này. Đây là nguyên nhân đưa đến sự phân chia bốn giai cấp trong xã họa Ấn Độ cổ đại (cũng như một số quốc gia ngày nay): Bà La Môn (Brahmana), Sát Đế Lợi (Khat- tiya), Thương gia (Vessas) và Nô lệ (Su-dras) Cũng cần lưu ý rằng sự sung đột tranh dành quyền lực, ngôi vị và ảnh hưởng xã hội thường xảy ra giữa hai giai cấp Bà La Môn và Sát Đế Lợi của Ấn Độ cổ đại và dường như ngay cả trong những quốc gia trong thế giới văn minh ngày nay (2). Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự thờ ơ đối với tôn giáo có thể tìm thấy trong lịch sử của một số nước ở phương Tây cổ đại và cận đại (cũng như thế giới ngày nay). Ví dụ, khi văn minh Hy Lạp-La Mã biểu hiện sự yếu kém của nó trong việc thích nghi với tiến trình mở mang hiểu biết của nhân loại lập tức nó bị Thiên Chúa giáo tiếp quản. Tương tự như thế, khi giới trí thức Châu Âu trở nên thất vọng với các giá trị của đạo Thiên Chúa, sự thất vọng ấy đã khiến họ quay lưng với học thuyết tôn giáo chính trị để rồi say sưa trong tiến bộ của khoa học kỹ thuật (3). Do vậy, tìm hiểu vai trò xã hội của một tôn giáo chính là nghiên cứu tầm quan trọng của tôn giáo ấy trong sự tồn tại và phát triển của một dân tộc; đồng thời xem triết lý của tôn giáo ấy còn thích nghi và phù hợp văn hóa dân tộc ấy trong thời đại ngày nay hay không! Nguồn trí tuệ từ sự giác ngộ của đức Phật Thích Ca đã cống hiến cho nhân loại một cuộc sống. Trên 16 thế kỷ tồn tại và phát triển, những lời dạy về từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha bắt nguồn từ sự chứng ngộ ấy đã chứng tỏ được giá trị đích thực của nó đối với cuộc đời. Bởi lẽ, giá trị cao nhất của các hệ triết lý, tư tưởng hay tôn giáo chủ yếu được đo lường bằng hiệu quả hạnh phúc, như Aristotle, một trong những triết gia vĩ đại phương Tây, đã quan niệm “Mục tiêu của cuộc đời không phải là cái hay, cái đẹp mà chính là hạnh phúc” (4). Đây chính là mục đích ra đời của đức Phật: “Ta ra đời là vì hạnh phúc và an lạc cho số đông, cho chư thiên và loài người” (5). Lời tuyên bố này của đức Phật không phải là lý thuyết suông, cũng không phải là những mỹ từ để làm đẹp đạo Phật mà đã được chính đức Phật “nói và làm” trong suốt cuộc đời của Ngài”. Sau khi hoàn tất sứ mệnh cao cả của mình, đức Phật đã trao lại cho nhân loại một kho tàng trí tuệ để vận dụng vào trong cuộc sống đầy vô thường, bất trắc này. Hiệu quả của con đường sống tỉnh thức này đã và đang tác động trực tiếp vào đời sống của các xã hội mà nó du nhập. Đặc biệt, sự phát triển của đạo Phật mỗi ngày mỗi lớn mạnh ở khắp các nước Âu Mỹ đã chứng tỏ được giá trị nhân bản, nhân văn và thiết thực mà con người ở những vùng đất văn minh này đang tìm kiếm qua lời phát biểu của triết gia nổi tiếng người Đức, Nietzche: “Phật giáo là tôn giáo để đạt đến mục tiêu sau cùng cho một nền văn minh đã mòn mõi” và “Phật giáo đang phát triển một cách thầm lặng trong toàn bộ lãnh thổ châu Âu” (7). Cần lưu ý rằng, để được những xã hội văn minh như thế chấp nhận, có lẽ giáo lý Phật giáo đã đáp ứng được những mong ước, khát khao của con người ở vùng đất ấy. Quan trọng hơn nữa, trong quá trình hội nhập Phật giáo không tạo ra sự xung đột với quyền lợi của con người, xã hội, tôn giáo ở những quốc gia vốn đã có một sự ảnh hưởng sâu sắc và lâu đời từ các hệ triết lý và tôn giáo phương Tây. Theo thiển ý của người viết, sở dĩ đạo Phật đạt được những thành quả như thế, bởi vì, nét đặc thù về triết lý xã hội của đạo Phật nằm ở chỗ Phật giáo không tồn tại vì cái tự ngã hay cái danh xưng của mình, mà đến với thế giới này là vì hạnh phúa và an lạc cho mọi loài chúng sanh. Nói theo ngôn ngữ của Hòa thượng Tiến sĩ W.Rahula: “Có gì trong một cái tên, Bạn gọi nó là hoa hồng? Dù được gọi bất cứ tên gì, Hoa hồng vẫn đẹp và vẫn ngát hướng” (8) Ai cũng có khát vọng về cái đẹp và hưởng thụ tinh hoa của nó . Đạo Phật đã đến với thế giới này, đã làm đẹp cuộc đời và phụng sự cho nhân thế. Vì thế, con người ở mọi nơi đều chấp nhận đạo Phật. Với tinh thần như thế, Phật giáo đã truyền bá vào Việt Từ đó, đối với Phật giáo, cái an nguy của dân tộc chính là an nguy của Phật giáo; hạnh phúc của người dân là mục đích mà Phật giáo hướng đến. Những tiêu chí này đã được những người Phật tử Việt Tu sĩ Phật giáo không phải là những con người chán đời, vào chùa để tìm chốn bình yên cho tâm hồn, để quên đi hết những nỗi đau của nhân thế như nhiều người đã ngộ nhận. Sự cống hiến công sức và trí tuệ của giới tu sĩ Phật giáo bàng bạc khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống đã phản ánh được giá trị xã hội của đạo Phật. Hình ảnh quốc sư Pháp Thuận làm “Ông lái đò” thay triều đình tiếp sứ Trung Hoa đã khiến cho ngoại bang kính nể, nói lên tinh thần phục vụ quê hương, xứ sở một cách tích cực và vô vụ lợi của Phật giáo. Chắc chắn rằng lịch sử Việt Nam sẽ không quên được vai trò của thiền sư Vạn Hạnh trong việc nuôi dạy Lý Công Uẩn, vị vua không chỉ khai sinh vương triều nhà Lý, xây dựng một triều đại kéo dài hơn 200 năm, mà còn tạo nên những chiến công hiển hách, đại thắng quân Tống, viết lên một trang sử độc lập, tự cường của dân tộc Việt. Đã là người Việt, không ai có thể quên được đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội trong năm 2010 với mục đích ghi nhớ công ơn to lớn của tiền nhân, đồng thời phát huy tinh thần và trí tuệ ấy để xây dựng quê hương Việt Nam trong thời đại mới. Người Phật tử không chỉ đến với Phật giáo để tìm kiếm sự giải thoát khỏi khổ đau, giáo lý Phật giáo không chỉ dạy người tu hành để mong sanh về cảnh giới cao đẹp. Với tôn chỉ “Tịnh độ chỉ tại mục tiền” và “Phật pháp bất ly thế gian giác”, Phật tử Việt Nam đã dấn thân phụng sự xã hội trong mọi lĩnh vực của cuộc sống để hiện thực hóa phương châm “phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Thiền sư Tuệ Tĩnh là một trong những người con Phật tiêu biểu đã sống và hành động như thế. Cuộc đời và hạnh nghiệp của Tuệ Tĩnh đã trở nên bất tử không chỉ riêng với giới Phật giáo, mà của dân tộc Việt Theo dòng sử Việt, không biết bao nhiêu “ông lái đò” Pháp Thuận” ngày đêm lặng lẽ đưa bao nhiêu thế hệ Việt Chắc chắn rằng sự đóng góp của Phật giáo cho quê hương, xứ sở không chỉ gói trọn trong các lãnh vực vừa nêu, mà hình bóng Phật tử đã và đang hiện diện trong mọi ngõ ngách của cuộc sống để được chia xẻ ngọt bùi, đồng cam cộng khổ với những người máu mủ thân yêu. Có thể nói rằng ở đâu có người Việt, ở đó có đạo Phật. có lẽ khó có một công trình nghiên cứu nào có thể đánh giá hết vị trí và ảnh hưởng của đạo Phật đối với mãnh đất thân yêu này. Tuy nhiên, những gì mà giới Phật giáo đã cống hiến cho tổ quốc Việt Cần lưu ý rằng khi nguồn trí tuệ và năng lượng của Phật giáo đã được xã hội trân trọng, tạo điều kiện và môi trường để nó phát triển, đất nước yên bình, thịnh trị, nhân dân ấm no. Trang sử oai hùng, độc lập, tự cường của hai triều đại Lý Trần kéo dài trên dưới 400 năm là những bằng chứng cụ thể minh họa cho mối tương tác bất ly giữa dân tộc và đạo pháp. Điều đáng trân trọng ở đây là tầm nhìn và kinh nghiệm của tiền nhân Lý Trần đã và đang được các thế hệ con cháu duy trì và phát triển, đặc biệt trong thời đại ngày nay. Với những sự hỗ trợ có ý nghĩa, Phật giáo đang phát huy nội lực của mình để góp phần xây dựng đất nước thêm phần giàu đẹp. Tuy nhiên, trong một môi trường sống bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng thực dục, vật chất của thế giới đương thời, những giá trị luân lý, đạo đức tốt đẹp của dân tộc đang bị đe dọa trầm trọng. Đặc biệt, với làn sóng toàn cầu hóa bành trướng mang tính toàn cầu, văn hóa, văn minh của nhiều xứ sở đang bị cuốn trôi trong từng ngày, từng giờ. Hiển nhiên, nền văn hóa của dân tộc nào thiếu sự trân trọng giữ gìn, bồi dưỡng, và phát huy, nền văn hóa ấy sớm muộn cũng sẽ trở thành nạn nhân của ngọn thác toàn cầu hóa này. Ý thức được mối nguy hiểm này, giới lãnh đạo quốc gia đã có những hành động cụ thể trong việc bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tất nhiên, mọi thành công của việc làm có ý ngĩa này đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực từ nhiều phía xã hội, trong đó có Phật giáo. Để có thể đóng góp một cách thiết thực và hiệu quả hơn, Phật giáo hy vọng xã hội sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi và nhiều không gian hơn nữa, đặc biệt là trong lãnh vực văn hóa – giáo dục, để Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cụ thể là Ban Hoằng Pháp Trung ương, phục vụ cho mục đích cao đẹp này. Bởi lẽ, Hoằng pháp là một trong những Ban ngành có sự quan hệ và đóng góp trực tiếp vào cách suy tư và lối sống của người dân. Qua các phương tiện Hoằng pháp, những giá trị văn hóa dân tộc được nối kết với với giáo lý Phật giáo sẽ được truyền trao cho thính giả. Chắc chắn những tinh hoa của đạo Phật và giá trị văn hóa Việt Nam đã được quần chúng tiếp thu và hiện thực hóa vào đời sống của mình. Nếu các thế giới sinh viên, học sinh trong học đường có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với những hoạt động văn hóa – giáo dục của đạo Phật, chúng tôi thiết nghĩ rằng tinh hoa của văn hóa Việt Nam và tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật sẽ thấm nhuần vào tư duy, suy nghĩ và lối sống của con cháu chúng ta. Tất cả nỗ lực mà xã hội và Phật giáo đang đầu tư đều vì một mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Nếu có bất cứ sự thành công của mối quan hệ tốt đẹp của dân tộc và đạo pháp. Xin mượn lời phát biểu của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, và có lẽ cũng là tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để làm phần kết cho bài tham luận này; “Những gì tôi làm cho dân tộc chính là tôi làm cho đạo Pháp. Những cái gì tôi làm cho đạo pháp cũng chính là làm cho dân tộc” (1) A.Toynbee-D. Ikeda, man Himself Must Choose, Tokyo-USA, 1976. (2) Viên Trí , Ấn Độ Phật giáo sử luận, NXB Phương Đông-2006 (3) Viên Trí “Khái niệm về Bồ Tát Quán Thế Âm, NXB Tôn giáo –Hà Nội, 2005. (4) Will Durant, The Story or Philosophy, Wasshington Squar Bress. 1961. (5) Thích Minh Châu Tăng Chi Bộ Kinh, tập I, VNCPHVN. (6) Herman Hess, đã đoạt giải Nobel Văn chương, đã phát biểu: “Đức Phật là hiện thân của tất cả những đức hạnh mà Ngài giảng dạy. Trong suốt 45 năm thuyết giảng thành công và sinh động, đức Phật đã thể hiện lời nói của mình bằng hành động”. Xem ‘J.C Cleary-Phương Thuần, Bước đầu học Phật, giáo Điểm, 2002. (7) Xem “Nietzche anh Philosophy” Ed. By Gilles Deleuze, Hugh Tomlinson (dịch). (8) W.Rahula, Whats the Buddha Tanght. (9) Trích “Trí Thủ Toàn Tập”. |
Cập nhật ( 18/03/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com