BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER LẦN THỨ 2 TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ * Hòa thượng Thích Thiện Pháp Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam Để hỗ trợ Phật giáo Nam tông Khmer đạt được những thành quả tốt đẹp trong hoạt động các Phật sự theo quy định của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Pháp luật Nhà nước, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự ngày 22/8/2008, chương trình hoạt động Phật sự 6 tháng cuối năm 2008 của Giáo hội, được sự giúp đỡ của Ban Tôn giáo Chính phủ, UBND, Sở Nội vụ – Ban Tôn giáo Tỉnh Bạc Liêu, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức tổ chức Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ 3 tại Bạc Liêu vào ngày 06/10/2008 nhằm mục đích:
– Ghi nhận những ý kiến đóng góp và đề nghị của chư Tôn đức Phật giáo Nam tông Khmer đối với các hoạt động của Hệ phái. A. CÁC THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC NHÂN SỰ: – Tăng cường nhân sự trong các cấp Giáo hội, Ban, Viện Trung ương trong nhiệm kỳ VI (2007 – 2012) cụ thể như sau: 1. Hội đồng Chứng minh có 16 thành viên, gồm: – Phó Pháp chủ GHPGVN có: HT. Dương Nhơn, HT. Danh Nhưỡng. – Thành viên Hội đồng Chứng minh có: HT. Trần Phiên, HT. Dương Dal, HT. Quách Mến, HT. Lý Thi (Sóc Trăng), HT. Trần Dạnh, HT. Diệp Thương, HT. Sơn Khune (Trà Vinh), HT. Kim Sa Rinh (Vĩnh Long), HT. Chau Tinh, HT. Chau Ty (An Giang), HT. Danh Pol, HT. Lý Liêu (Kiên Giang). 2. Hội đồng Trị sự có 34 ủy viên, gồm: – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: HT. Dương Nhơn. – Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự : HT. Đào Như. – Ủy viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự: HT. Thạch Sok Xane. – Ủy viên Hội đồng Trị sự : + Tp. Cần Thơ: HT. Lý Sân, ĐĐ. Lý Hùng (UV. Dự khuyết) + Tp. Hồ Chí Minh : ĐĐ. Danh Lung. + An Giang: TT. Chau Sơn Hy, TT. Danh Thiệp, HT. Chau Cắt (UV. Dự khuyết). + Kiên Giang : HT. Danh Đổng, HT. Danh Dĩnh, TT. Danh Lân, HT. Danh Nhuôl (UV. Dự khuyết) + Cà Mau : TT. Thạch Hà + Trà Vinh : HT. Trần Dạnh, HT. Thạch On, HT. Lâm Pậu, HT. Thạch Sên, TT. Diệp Tươi, TT. Thạch Oai (UV. Dự khuyết) + Vĩnh Long : TT. Sơn Ngọc Huynh, + Sóc Trăng : HT. Tăng Nô, HT. Thạch Huônl, TT. Trà Kha Leng (UV. Dự khuyết) + Bạc Liêu : HT. Lý Sa Muoth, TT. Tăng Xà Vong (UV. Dự khuyết) + Hậu Giang: ĐĐ. Lý Vệ (UV. Dự khuyết) + Bà Rịa Vũng Tàu : ĐĐ. Quách Thành Sattha (UV. Dự khuyết) 3. Ban, Viện Trung ương: (19 thành viên) 1. Ban Tăng sự Trung ương: HT. Thạch Sok Xane – Phó Trưởng ban; TT. Danh Đổng – Phó Thư ký. 2. Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương: HT. Danh Nhưỡng – Chứng minh Ban GDTN TW; HT. Tăng Nô – Phó Ban GDTN Trung ương; Ủy viên Ban GDTN có: HT. Lý Sa Muoth, HT. Danh Dĩnh, HT. Thạch Sok Sane; HT. Thạch Sên – UV. Dự khuyết. 3. Ban Hoằng pháp Trung ương: HT. Dương Nhơn – Chứng minh Ban Hoằng pháp, HT. Thạch Huônl – Phó Trưởng ban, TT. Sơn Ngọc Huynh – Ủy viên. 4. Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương : HT. Diệp Tươi, HT. Chau Ty – Phó Trưởng ban; HT. Lý Sa Muoth – Ủy viên. 5. Ban Nghi lễ Trung ương: HT. Thạch Huônl – Phó Trưởng ban, Ủy viên: TT. Thạch Oai, TT. Chau Sơn Hy. 6. Ban Văn hóa Trung ương: ĐĐ. Danh Lung – Phó Trưởng ban. 7. Ban Kinh tế Tài chính: TT. Chau Sơn Hy, TT. Thạch Hà – Ủy viên. 8. Ban Từ thiện Xã hội Trung ương : HT. Dương Nhơn – Chứng minh, TT. Danh Thiệp, TT. Danh Lân – Ủy viên. 9. Ban Phật giáo Quốc tế: ĐĐ. Danh Lung – Ủy viên, HT. Danh Dĩnh – UV. Dự khuyết. 10. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam: HT. Đào Như – Phó Viện Trưởng; ĐĐ. Danh Lung – Ủy viên. 4. Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo: Hầu hết nhân sự Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và một số Tỉnh, Thành khu vực miền Đông, Tp. Hồ Chí Minh có Phật giáo Nam tông Khmer sinh hoạt, đều có sự tham gia của Chư Tôn đức Giáo phẩm, Chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer với chức vụ Trưởng hoặc Phó Ban Trị sự đặc trách chuyên ngành và Ủy viên. – Việc thành lập Ban đặc trách Phật giáo Nam tông Khmer đã được Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI kết luận là chưa thật sự cần thiết. Vì trong Ban Thường trực Hội đồng Trị sự có Phó Chủ tịch (phụ trách Nam tông) và Ủy viên Thường trực (Nam tông) và các Ban, Viện Trung ương đều có tăng cường nhân sự của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer. Do đó, các Phật sự có liên quan đến Phật giáo Nam tông Khmer sẽ được đáp ứng một cách đồng bộ và hiệu quả. II. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH: 1. TĂNG SỰ : 1.1. Thống kê số lượng Chư Tăng – Tự viện: Qua báo cáo của các Tỉnh – Thành hội Phật giáo có Phật giáo Nam tông Khmer sinh hoạt, Văn phòng Trung ương GHPGVN đã tổng kết được số lượng chư Tăng, Tự viện như sau:
1.2. Khắc dấu cho các Chùa: Việc thực hiện khắc con dấu cho các cơ sở Phật giáo 1.3. Cấp giấy Chứng nhận Tu sĩ: Đối với công tác này, tuy còn chậm do với dự kiến vì do việc lập hồ sơ từ Quý Ban Trị sự, Quý Tôn đức Phật giáo Nam tông Khmer còn chậm, do vậy, đến nay Trung ương Giáo hội mới cấp được 530 Giấy Chứng nhận Tu sĩ. 1.4. Bổ nhiệm Trụ trì và Ban Quản trị: Căn cứ các báo cáo của Ban Trị sự các Tỉnh – Thành hội Phật giáo và thực tế tình hình hiện nay, Ban Trị sự các Tỉnh – Thành hội đã bổ nhiệm và hợp thức hóa Trụ trì các chùa Nam tông Khmer 100%, bổ nhiệm được 442/452 Ban Quản trị chùa Nam tông Khmer. Nhìn chung, công tác bổ nhiệm Trụ trì và Ban Quản trị Chùa Nam tông Khmer đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt Phật sự của Phật giáo Nam tông Khmer tại cơ sở. 1.5. Công tác hỗ trợ trong thời gian sắp tới: – Giáo hội đang tiếp tục tiến hành công tác cấp Giấy Chứng nhận tu sĩ, chứng nhận thọ giới cho chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer, do Hòa thượng phụ trách Phật giáo Nam tông Khmer ký tên trên các loại giấy chứng nhận. 2. GIÁO DỤC: 2.1. Học viện Phật giáo Được sự cho phép và quan tâm của Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan chức năng Tp. Cần Thơ, huyện Ô Môn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thành lập Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và tổ chức lễ ra mắt Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Nam tông Khmer gồm 07 thành viên, do HT. Danh Nhưỡng làm Viện Trưởng vào ngày 06/12/2006. Trong thời gian chờ xây dựng cơ sở Học viện, Văn phòng và lớp học tạm của Học viện được đặt tại chùa Pôthisomrôn, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, tp. Cần Thơ. Hiện có 69 Tăng sinh Nam tông Khmer theo học năm học thứ hai (2008 – 2009) Khóa I (2007 – 2011). 2.2. Trường Trung cấp Phật học: Theo như kế hoạch của Nghị quyết, trước mắt là thành lập 04 Trường Trung cấp Phật học tại 4 Tỉnh: Trà Vinh, Bạc Liêu, An Giang và Kiên Giang, đến nay đã hình thành được 03 trường tại Tỉnh Bạc Liêu, An Giang và Kiên Giang. Do thủ tục còn nhiều vướng mắc, không đả thông, do đó việc Tỉnh hội Phật giáo Trà Vinh đề nghị hợp thức hóa các Trường Trung cấp Phật học đến nay chưa hoàn bị, còn chờ điều chỉnh cho hợp pháp. Đối với Trường Bổ túc Văn hóa Pali – Phân hiệu Trường Trung cấp Phật học – Phân hiệu Trường Trung cấp Phật học – 03 Phân hiệu – Tỉnh Trà Vinh có 11 lớp Trung cấp Phật học, có 272 chư Tăng theo học. 2.3. Các Lớp Sơ cấp, Trung cấp Pàli, Vìni: Theo truyền thống giáo dục của Phật giáo Nam tông, ngôi chùa là một môi trường giáo dục không những cho Chư Tăng mà còn cho con em tín đồ Phật giáo tại Phum Sóc, địa phương. Do đó, tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long được sự giúp đỡ của các cơ quan lãnh đạo chính quyền, Mặt trận, Ban Dân tộc ở Trung ương và địa phương, Giáo hội đã mở lớp Vini và Pali trung cấp, sơ cấp, Khmer ngữ và bổ túc văn hóa cấp 1, 2, 3, mở lớp dạy Anh văn, tin học cho chư Tăng Nam tông Khmer. – Trà Vinh: – 87 Lớp Pàli cấp 2 : 1.715 Tăng sinh – 17 Lớp Pàli cấp 3 : 358 Tăng sinh – Sóc Trăng: – Trung cấp Pàli – 17 Lớp Pàli : 494 Tăng sinh – 22 Lớp Sơ cấp Pàli Thom : 226 Tăng sinh – Kiên Giang: – Lớp Kinh, Luận, Giới : 271 Tăng sinh – Lớp Sơ cấp Pàli : 470 Tăng sinh – Cần Thơ: – 03 Lớp Sơ cấp Pàli : 66 Tăng sinh – Cà Mau: – 03 Lớp Sơ cấp Pàli : 16 Tăng sinh – Vĩnh Long: – 08 Lớp Sơ cấp Pàli : 109 Tăng sinh Ngoài ra, đa số các chùa Việc tổ chức thành công các lớp học nêu trên đã góp phần hoàn thiện chương trình Giáo dục Tăng Ni của Giáo hội. 4. Trợ cấp kinh phí hoạt động cho các Lớp Sơ cấp Pàli, Vìni: Được sự hỗ trợ kinh phí của Ban Tôn giáo Chính phủ đã giúp cho hoạt động giảng dạy của các Lớp Sơ cấp Pàli, Vìni tại các Tỉnh – Thành hội Phật giáo đi vào hoạt động ổn định, có kết quả với các Lớp đã được hỗ trợ như sau: – Vĩnh Long : 07 Lớp – An Giang : 03 Lớp – Sóc Trăng : 10 Lớp – Bạc Liêu : 03 Lớp – Cà Mau : 03 Lớp – Cần Thơ : 04 Lớp – Trà Vinh : 20 Lớp Tổng cộng có 50 lớp, với số kinh phí đã hỗ trợ là 250.000.000đ 3. VĂN HÓA: 3.1 In ấn Kinh sách: Được sự quan tâm hỗ trợ và cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, Nhà Xuất bản Tôn giáo, Xí nghiệp in Thành phố Cần Thơ, trong thời gian qua, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự – Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tiến hành ký hợp đồng với Xí nghiệp in Tổng hợp Thành phố Cần Thơ thực hiện 03 đợt in ấn Kinh sách như sau: * Đợt 1: In ấn 06 đầu Kinh sách Phật giáo 1. Lịch sử Đức Phật : 5.000 quyển 2. Luật xuất gia Tỳ khưu : 2.000 quyển 3. Luật xuất gia Sa di : 3.000 quyển 4. Luật Cư sĩ : 5.000 quyển 5. Văn phạm Pàli : 2.000 quyển 6. Kinh Nhựt tụng : 5.000 quyển Tổng cộng : 22.000 quyển Tổng số Kinh phí thực hiện cho 06 đầu Kinh sách này là 320.754.000đ (Ba trăm năm mươi triệu bảy trăm năm mươi bốn ngàn đồng chẵn) và lệ phí xuất bản là 20.020.600đ (hai mươi triệu không trăm hai mươi ngàn sáu trăm đồng). Như vậy, tổng số tiền đầu tư cho việc in ấn 6 đầu Kinh sách này là 340.774.600đ. * Đợt 2: Đã duyệt và cấp phép xuất bản 11 đầu Kinh sách, gồm có:
* Đợt 3, Theo đề nghị của Phật giáo Nam tông Khmer, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ, Nhà Xuất Bản Tôn giáo cho phép Trung ương Giáo hội tiếp tục in ấn thêm 13 đầu sách, gồm có:
Tổng cộng 3 đợt in ấn với 30 đầu sách, chi phí in ấn tất cả là 1.860.311.832đ Trong năm 2008, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã lập thủ tục đăng ký 15 đầu Kinh sách :
Qua đó, tính đến ngày 15/3/2008, Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội đã ký các Hợp đồng in 52 đầu Kinh sách với các Nhà in: (1. Xí nghiệp in Nguyễn Minh Hoàng – Tp. HCM; 2. Công ty Cổ phần in Tổng hợp Cần Thơ; 3. Công ty Cổ phần Văn hóa Tổng hợp Hưng Phú – Tp. HCM).
3.2. Lễ trao tặng Kinh sách: Đợt 1: Được sự nhất trí của Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Lễ Trao tặng Kinh sách Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ nhất cho các Tỉnh – Thành hội Phật giáo Đồng bằng Sông Cửu Long tại Văn phòng Thành hội Phật giáo Tp. Cần Thơ vào ngày 10.4.2005 và lần thứ hai vào ngày 23/10/2005. Đợt 2: Sau khi hoàn tất công tác in ấn đợt 1 trong tổng số 11 đầu sách, Văn phòng Trung ương phối hợp cùng Ban Trị sự THPG Tp. Cần Thơ tổ chức trao tặng kinh sách vào ngày 07.4.2006 tại Chùa Khánh Quang – Văn phòng Ban Trị sự THPG Tp. Cần Thơ. Đợt 3: Ngày 06/12/2006 tại chùa Pôthisomrôn – Văn phòng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer – Vạn phòng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer trong ngày Lễ ra mắt Hội đồng Điều hành Học viện. Trong những buổi lễ trao tặng Kinh sách tiếp theo, sau khi các nhà in đã in xong các hợp đồng In kinh sách, Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội đã trao chuyển số kinh sách đó đến các Tự viện Phật giáo Nam tông Khmer thông qua Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo có Phật giáo. 3.3 Thỉnh Đại Tạng Kinh: Do chưa thống nhất được bản giao ước giữa hai nước Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Vương Quốc Campuchia, do đó vấn đề in ấn Đại Tạng Kinh tiếng Khmer chưa thể thực hiện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đọc tụng, nghiên cứu của Tăng tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer, Chư Tăng và Phật tử các Chùa đã liên hệ thỉnh được 188 bộ Đại Tạng kinh từ Campuchia về để phân phối cho các Chùa trong Tỉnh gồm, An Giang 30 bộ; Trà Vinh 120 bộ, Sóc Trăng 18 bộ, Kiên Giang 11 bộ, Vĩnh Long 03 bộ, Tây Ninh 03 bộ, Hậu Giang 01 bộ, Chùa Pothisomrom Tp. Cần Thơ 01 bộ, Chùa Chantarang say, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh 01 bộ. Ngày 27/11/2007: Được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ, Tổng Lãnh sự Cambodia tại Tp. Hồ Chí Minh, phái đoàn Phật giáo Nam tông Khmer gồm HT. Đào Như – UV. Thư ký HĐTS, Phó Ban Phật giáo Quốc tế, Trưởng Ban Trị sự THPG Tp. Cần Thơ, Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký HĐĐH Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; HT. Thạch Sok Xane, ĐĐ. Danh Lung – UV. HĐTS; ĐĐ. Lý Hùng, ĐĐ. Danh Dần – Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Nam tông Khmer đã sang Vương quốc Cambodia thỉnh 96 đầu sách Phật giáo Nam tông về phục vụ ấn hành cho chư Tăng, Phật tử và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp. Cần Thơ. 3.4 Trùng tu xây dựng: Nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo dân tộc Khmer, đối với một số chùa đã bị xuống cấp, Ban Tôn giáo Chính phủ, Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo và các cơ quan chức năng đã có sự quan tâm đặc biệt trong việc giúp trùng tu lại cơ sở như chùa Dơi tại Sóc Trăng (bị cháy Chánh điện) và một số chùa tại các Tỉnh – Thành. 3.5 Tham gia công tác tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ năm 2008: Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc năm 2008, PL. 2552 đã được Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đăng cai, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Uỷ ban Tổ chức Quốc tế đồng tổ chức trọng thể tại thủ đô Hà Nội từ ngày 13 – 17/5/2008 tại Thủ đô Hà Nội và các Tỉnh, Thành hội Phật giáo trong cả nước. Để góp phần thành công cho Đại lễ, Chư Tôn đức Phật giáo Nam tông Khmer đã tham gia Ban Tổ chức như: HT. Dương Nhơn – Cố vấn chỉ đạo; HT. Đào Như – Phó Trưởng Tiểu ban Lễ tân, Giao tế và Đại đức Lý Hùng – Ủy viên; Tiểu ban Nội dung: ĐĐ. Danh Lung; Tiểu ban Văn hóa, Nghi lễ: HT. Thach Huônl và các Tiểu ban khác. Tại Đại lễ Phật đản, Phật giáo 4. THĂM VIẾNG HỮU NGHỊ: Được sự chấp thuận của Chính phủ và Sứ quán 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchhia, GHPGVN đã cử phái đoàn để sang thăm hữu nghị Phật giáo 02 nước: Vương quốc Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, thời gian từ ngày 20 – 29/10/2005. Thành phần Đoàn: – Hòa thượng Dương Nhơn (Agg Tàti) – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN (Trưởng đoàn). – Hòa thượng Thích Thiện Tâm (Nguyễn Thanh Thiện) – Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Ban Hoằng pháp TW GHPGVN. – Hòa thượng Thạch Sok Xane (Nguyệt Quang) – Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt – Thượng tọa Đào Như (Laddhapanno) – Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Ban Giáo dục Tăng Ni TW (đặc trách Phật giáo Nam tông Khmer), Phó Ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN. – Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu (Vũ Đức Chính) – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 1 TW GHPGVN. – Thượng tọa Thích Thiện Nhơn (Phan Minh Hoàng) – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh VP 2 TW GHPGVN. – TT. Thích Bảo Nghiêm (Đặng Minh Châu) – Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Chánh Thư ký Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội. – GS. Lê Mạnh Thát – Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ có: – Ông Bùi Hữu Dược – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Phật giáo. – Ông Thạch Thành – Phó Vụ Trưởng Vụ Phật giáo. Để giúp cho Đoàn thực hiện các thủ tục có liên quan giữa 2 nước. Chuyến viếng thăm hữu nghị Phật giáo Vương Quốc Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về Phật giáo Việt Nam đối với các nước. Do vậy, liên tục những năm sau, được sự cho phép của Chính phủ, sự hỗ trợ của Ban Tôn giáo Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có thư mời Phật giáo Campuchia và Liên minh Phật giáo Lào chính thức thăm hữu nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam, như sau: – Từ ngày 09/10 đến ngày 18/10/2006: Tiếp đón phái đoàn Phật giáo Vương quốc Campuhcia. – Từ ngày 20/10 đến ngày 28/10/2006 và từ ngày 06/01/2008 đến ngày 11/01/2008: Tiếp đón phái đòan Phật giáo Liên Minh Lào. 5. THAM DỰ HỘI NGHỊ: – Theo thư báo số 208/TGCP-HTQT ngày 17/3/2008 của Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã cử Hòa thượng Đào Như, Ủy viên Thư ký HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và Thượng tọa Thích Bửu Chánh, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Ủy viên Ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN tham dự Đối thoại về Hợp tác giữa các tôn giáo vì Hòa bình và Hòa hợp lần thứ IV tại Campuchia, từ ngày 02 – 06/4/2008. – Tham dự Hội thảo về Giáo dục và Đạo đức Phật giáo do Ủy ban Hiệp hội các trường Đại học Phật giáo Quốc tế tổ chức tại Trường Đại học Maha Chulalongkorn – Vương quốc Thái Lan, từ ngày 13 – 15/9/2008. II. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ: 1. Về mặt ưu: Bằng sự nỗ lực của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và Văn phòng Trung ương Giáo hội, sự phối hợp đồng bộ của Chư Tôn đức Giáo phẩm Phật giáo Nam tông Khmer, sự quan tâm sâu sắc và giúp đỡ đặc biệt của Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã thực hiện có kết quả một số công tác theo yêu cầu của Nghị quyết về Phật giáo Nam tông Khmer như: – Có tăng cường nhân sự vào Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự và các Ban, Viện Trung ương cũng như Chư Tăng Phật giáo – Đã in và trao tặng 06 đầu Kinh sách (đợt 1). – Đã in và trao tặng số 11 đầu Kinh sách (đợt 2 và 3). – Đã ký in ấn đợt 4, 13 đầu sách cho Phật giáo – Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Lớp Sơ cấp Pàli, Vìni tại một số Tỉnh – Thành. – Việc bổ nhiệm Trụ trì các cơ sở Tự viện – Hoàn tất công tác khắc con dấu và trao con dấu cho 440/452 Chùa Phật giáo – Đang tiến hành các thủ tục xin cấp đất xây dựng Học viện Phật giáo 2. Về mặt khuyết: – Công tác cấp giấy chứng nhận Tu sĩ và chứng điệp Thọ giới tương đối còn chậm, do Ban Trị sự các Tỉnh – Thành hội Phật giáo chậm lập danh sách của Chư Tăng Khmer. Nhất là tại các cơ sở Tự viện, Chư Tăng không thực hiện một cách tích cực theo sự hướng dẫn của Ban Trị sự, đồng thời con số nhập tu và xuất tu luôn luôn dao động, do đó đã gây ra nhiều khó khăn trong việc lập danh sách và cấp giấy Chứng nhận Tu sĩ. – Việc triển khai xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer còn chậm so với dự kiến ban đầu, do việc cấp đất xây dựng chưa hoàn tất được các thủ tục. – Đề án xây dựng Trường Lớp từ cấp Cơ sở đến Trung cấp Phật học Phật giáo – Công tác in ấn Kinh sách Phật giáo Nam tông Khmer khi chuyển qua phương án mới, từ đầu năm 2007 đến nay chưa thực hiện được một đầu sách nào. Dù Trung ương Giáo hội đã đăng ký đợt một 13 đầu sách và đợt hai 15 đầu sách. Lý do, bộ phận sắp chữ và sửa mogát còn chậm. – Theo đề nghị thành lập Ban Phật giáo Nam tông Khmer của chư Tôn đức Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, ngày 13, 14/12/2007 đã thống nhất tăng cường nhân sự của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer vào Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, các Ban, Viện Trung ương Giáo hội. Do đó việc thành lập một Ban chuyên trách Phật giáo Tóm lại, bằng sự quyết tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhất là Chư Tôn đức Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, chủ yếu Chư Tôn đức phụ trách Phật giáo Nam tông Khmer, nên một số công tác trọng tâm của Nghị quyết đã thực hiện. Song do những khó khăn nội tại, cho nên một số công tác chưa được hoàn tất, nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động Phật sự của Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng và Giáo hội nói chung, trong đó chủ yếu là vấn đề văn hóa, giáo dục và pháp lý, pháp nhân Tu sĩ. Để hỗ trợ tích cực các hoạt động Phật sự của Giáo hội nói chung và của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phải phối hợp, bám sát các chương trình hoạt động và tích cực thực hiện hơn nữa trong các công tác liên hệ, nhằm hoàn thành các Phật sự đã được đề ra trong Nghị quyết, làm tiền đề cho công tác tổng kết Phật sự hằng năm và cả nhiệm kỳ VI (2007 – 2012) của Giáo hội đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. |
Cập nhật ( 15/10/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com