BẢNG TRA NĂM ÂM LỊCH & DƯƠNG LỊCH * Lê Anh Minh Âm lịch và Dương lịch khác nhau ở chỗ: Âm lịch có tính chu kỳ (cyclic) còn Dương lịch có tuyến tính (linear). Âm lịch dựa trên hệ thống can chi (10 thiên can 天干 và 12 địa chi 地支), thí dụ khởi đầu Giáp Tý và hết chu kỳ 60 năm thì trở lại Giáp Tý, do đó các năm Âm lịch trùng tên thì hơn kém nhau một bội số của 60. Thí dụ các năm Canh Thìn là: … 1700, 1760, 1820, 1880, 1940, 2000, 2060, … 10 thiên can 天干 là: giáp 甲, ất 乙. bính 丙, đinh 丁, mậu 戊, kỷ 己, canh 庚, tân 辛, nhâm 壬, quý 癸. 12 địa chi 地支 là: tý 子, sửu 丑, dần 寅, mão 卯, thìn 辰, tỵ 巳, ngọ 午, mùi 未, thân 申, dậu 酉, tuất 戌, hợi 亥. Người Tây phương quan niệm thời gian tiến triển theo đường thẳng (linear). Các năm Dương lịch lấy sự kiện Thiên Chúa giáng sinh làm mốc, do đó các năm có thể biểu diễn trên một trục đại số. Từ gốc 0 trở về trước là thời gian trước Công Nguyên (tiếng Anh viết B.C. = Before Christ [trước Thiên Chúa]). Thời gian từ gốc 0 đến hiện tại (và tương lai nữa) gọi là Công Nguyên (tiếng Anh viết A.D. = Anno Domini: of Christian era [thuộc kỷ nguyên của Thiên Chúa]), và chúng ta đang sống trong Công Nguyên. Từ điển Từ Hải giải: « Âu Mỹ chư quốc dĩ Gia Tô Cơ Đốc đản sinh chi niên vi kỷ niên chi thuỷ, thế xưng Tây Lịch kỷ nguyên, dĩ kỳ thông hành tối quảng, diệc xưng Công Nguyên » 歐美諸國以耶穌基督誕生之年為紀年之始世稱西曆紀元以其通行最廣亦稱公元 (Các nước Âu Mỹ lấy năm sinh của Jesus Christ làm khởi đầu của kỷ niên, đời gọi là Tây Lịch kỷ nguyên; thông hành hết sức rộng rãi, cũng gọi là Công Nguyên.) Do đó, năm -40 ta nói hay viết là năm 40 trước Công Nguyên, còn năm +40 ta nói hay viết là năm 40 Công Nguyên. Nhiều người quen nói hay viết là «sau Công Nguyên», như thế là sai lầm. Cách dùng danh từ «Công Nguyên» 公元 bắt nguồn từ Trung Quốc, mà chính Trung Quốc hiện nay cũng thống nhất sử dụng thuật ngữ «Công Nguyên tiền» 公元前 (trước CN) và «Công Nguyên» 公元 (CN) chứ không dùng thuật ngữ «Công Nguyên hậu». TCN ̵ –+—+—+—+—+—+—+—+—0—+—+—+—+—+—+—+—+—> + CN … -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 +1 +2 +3 +4 +5 +6 … So sánh Âm lịch và Dương lịch, năm -1 là Canh Thân 庚申; năm +1 là Tân Dậu 辛酉. (Ta không nói năm 0, vì 0 làm mốc để tính). Còn những năm khác, làm sao mà tính được? Bảng sau đây giúp ta hoán đổi giữa năm Âm lịch và Dương lịch. MÔ TẢ: * Bảng bên trái để tính năm trước Công Nguyên, bảng bên phải để tính năm Công Nguyên. * Mỗi bảng có 3 tầng. Tầng trên cùng tính theo can chi (ứng với hàng đơn vị của năm Dương lịch). Tầng giữa ứng với hàng chục của năm Dương lịch). Tầng chót ứng với hàng trăm hoặc hàng ngàn của năm Dương lịch). * Các con số là để chỉ năm Dương lịch, gồm hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, và hàng ngàn. Hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn được tô màu giống nhau. GHI CHÚ: Bảng tra này tôi cải biên từ bảng Công Nguyên Giáp Tý Kiểm Tra Biểu 公元甲子檢查表 trong: Vạn Quốc Đỉnh 萬國鼎, Trung Quốc Lịch Sử Niên Biểu 中國歷史紀年表, Thương Vụ Ấn Thư Quán, 1972, tr.137-139.
SỬ DỤNG:
|
Cập nhật ( 17/02/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com